Pulse là gì? Làm sao đọc được chỉ số này trên máy đo huyết áp? Đây là thắc mắc của những người quan tâm và chăm sóc sức khỏe của mình mỗi ngày. Khi biết cách đọc chỉ số Pulse trên máy đo huyết áp, bạn sẽ hiểu rõ nhịp tim của mình có ổn định không và phát hiện những dấu hiệu bất thường một cách kịp thời. Bài viết sau sẽ chia sẻ thêm về chỉ số này cho mọi người tham khảo qua.
Chỉ số đo huyết áp là gì? Phân loại những chỉ số đo huyết áp
Chỉ số đo huyết áp sẽ thể hiện áp lực mà máu tạo ra cho động mạch lúc tim của bạn co bóp và lúc tim giãn ra. Hiện nay có hai loại chỉ số thường gặp đó là:
- Huyết áp tâm tâm trương: Đây là chỉ số đo huyết áp nhỏ nhất khi đo huyết áp (nằm ở dưới) và thể hiện áp lực của dòng máu vào động mạch lúc tim giãn ra.
- Huyết áp tâm thu: Chỉ số đo huyết áp cao nhất khi đo huyết áp (nằm ở trên) và thể hiện áp lực của dòng máy khi tác động vào động mạch lúc tim bạn co bóp.
Thông thường, những chỉ số đo huyết áp sẽ thể hiện với hình thức là tỷ lệ. Đó là tỷ lệ tâm thu/tâm trương. Chẳng hạn chỉ số huyết áp tâm thu bạn đo được thấp hơn 120 và chỉ số huyết áp tâm trương của bạn đo được thấp hơn 80 thì ký hiệu của chỉ số Pulse đo được sẽ là 120/80 mmHg và đây là chỉ số đo huyết áp ở mức bình thường.
Các mức huyết áp và chỉ số huyết áp theo các độ tuổi
Trước khi khám phá về chỉ số Pulse là gì, chúng ta cần nắm rõ mức huyết áp bình thường ở các độ tuổi qua 2 bảng sau đây:
Các mức đo huyết áp thường gặp
Phân loại | Huyết áp tâm trương (mmHg) | Huyết áp tâm thu (mmHg) |
Huyết áp ở mức tối ưu | Nhỏ hơn 80 | Nhỏ hơn 120 |
Huyết áp bình thường | 80 – 85 | 120 – 130 |
Huyết áp ở mức bình thường cao | 85 – 90 | 130 – 140 |
Huyết áp ở mức cao nhẹ | 90 – 100 | 140 – 160 |
Huyết áp ở mức cao tương đối | 100 – 110 | 160 – 180 |
Huyết áp ở mức cao nghiêm trọng | Lớn hơn 110 | Lớn hơn 180 |
Mức huyết áp bình thường ở các độ tuổi
Phân loại | Chỉ số huyết áp ở mức bình thường (mmHg) | Chỉ số huyết áp cao nhất có thể đạt đến (mmHg) |
Trẻ nhỏ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi | 75/50 | 100/70 |
Trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi | 80/50 | 110/80 |
Trẻ em từ 6 đến 13 tuổi | 85/55 | 120/80 |
Trẻ em từ 13 tuổi đến 15 tuổi | 95/60 | 104/70 |
Trẻ vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi | 105/73 | 120/81 |
Thanh niên 20 đến 24 tuổi | 109/76 | 132/83 |
Thanh niên 25 đến 29 tuổi | 121/80 | 133/84 |
Người lớn từ 30 đến 34 tuổi | 110/77 | 134/85 |
Người lớn từ 35 đến 39 tuổi | 111/78 | 135/86 |
Trung niên từ 40 đến 44 tuổi | 125/83 | 137/87 |
Trung niên từ 45 đến 49 tuổi | 127/64 | 139/88 |
Người cao tuổi từ 50 đến 54 | 129/85 | 142/89 |
Người cao tuổi từ 55 đến 59 | 131/86 | 144/90 |
Người đã trên 60 tuổi | 134/87 | 147/91 |
Chỉ số Pulse là gì?
Đây là chỉ số dùng để đo nhịp tim trong 1 phút. Chỉ số này thường được dùng để đánh giá các vấn đề về sự co bóp của tim và đưa máu tuần hoàn đi khắp các cơ quan trong cơ thể.
Ở trạng thái cơ thể đang nghỉ ngơi và không hoạt động mạnh thì chỉ số Pulse của một người trưởng thành bình thường sẽ rơi vào khoảng 60 – 80 nhịp/ phút. Còn chỉ số Pulse mà lớn hơn 100 nhịp/phút thì được coi là nhanh và nếu chỉ số Pulse dao động ít hơn 60 nhịp/phút thì có nghĩa là tim đập quá chậm. Đặc biệt, khi người trưởng thành ngủ hoặc vận động nhiều thì nhịp tim sẽ thấp và dao động trong khoảng 50 đến 60 phút/nhịp.
Cách đọc chỉ số đo huyết áp và chỉ số Pulse
Mọi người có thể tìm hiểu cách đọc chỉ số đo huyết áp tâm thu, tâm trương và chỉ số Pulse trên các loại máy đo huyết áp điện tử hiện nay như sau:
Cách đọc chỉ số huyết áp và đọc chỉ số Pulse
Dù là loại máy đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay thì những chỉ số trong máy sẽ không có sự chênh lệch quá lớn. Như đã đề cập ở phần trên:
- Chỉ số đo huyết áp ở trên cùng màn hình sẽ thể hiện chỉ số huyết áp tâm thu và nó nằm ngang kí tự SYS.
- Chỉ số đo huyết áp ở dưới sẽ thể hiện chỉ số đo lường huyết áp tâm trương và thường nằm ngang với DIA.
- Vậy cách đọc chỉ số Pulse là gì? Chỉ số Pulse sẽ nằm ở dưới hai chỉ số trên và biểu thị số đo của nhịp tim.
Căn cứ vào những chỉ số trên màn hình máy đo điện tử, bạn sẽ nắm được tình hình huyết áp của mình ở mức cao, thấp hay bình thường:
- Huyết áp ở mức bình thường: Rơi vào khoảng 90/60 mmHg tới 140/90 mmHg. Nhất là chỉ số huyết áp của những người trẻ có thể đạt tới 145/95 mmHg và đây là mức rất bình thường.
- Huyết áp ở mức cao: Chỉ số đo huyết áp tâm thu thường cao hơn 140 và huyết áp tâm thu thường cao hơn 90.
- Huyết áp ở mức thấp: Chỉ số huyết áp tâm trương thường bé hơn hoặc ngang 90 và huyết áp tâm trương thấp hơn 60.
Chú ý: Để xem xét một người có bị cao huyết áp không thì bạn phải đo bằng máy điện tử ở tất cả các buổi trong ngày, đó là sáng, trưa, chiều, tối. Bên cạnh đó, bạn cần đo chỉ số huyết áp trên cả hai tay sau khoảng 5 phút nằm nghỉ ngơi hoặc sau khoảng 1 đến 2 phút đứng để cơ thể ổn định trước khi đo.
Cách đo huyết áp và đọc chỉ số Pulse là gì?
Để có được số đo huyết áp và chỉ số Pulse chuẩn nhất thì bạn phải thực hiện những bước đo lường như sau:
Bước 1: Bạn hãy yêu cầu người muốn đo nằm thẳng trên giường và đầu của họ kê cao lên. Nếu họ ngồi thì cần giữ cho họ thẳng lưng, ngồi yên trên ghế và chân luôn đặt song song với sàn nhà.
Bước 2: Bạn hãy sử dụng máy đo huyết áp điện tử:
- Sử dụng máy đo huyết áp ở cổ tay: Bạn hãy quấn băng đo ở cổ tay và đảm bảo cách phần cổ tay cỡ 1cm. Tay bạn nên để chéo ở ngang ngược và tạo thành góc 45 độ và nên đặt ngang tim.
- Sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay: Bạn hãy quấn băng đo quanh bắp tay và cách bên trên phần khuỷu tay bạn khoảng 3cm và đặt ngang tim.
Chú ý: Bạn không được quấn băng đo quá chặt vì nó sẽ làm lệch kết quả đo huyết áp.
Bước 3: Bạn bấm vào Start để máy đo lường các chỉ số. Khi máy đã kêu “bíp” thì có nghĩa là thiết bị đã đo xong. Khi đó bạn bắt đầu đọc 3 chỉ số như đã hướng dẫn ở trên. Đó là chỉ số đo huyết áp khi tim co, khi tim giãn và đo nhịp đập của tim.
Chỉ số Pulse bất thường sẽ gây ra hậu quả gì?
Khi đã tìm hiểu chỉ số Pulse là gì thì bạn cần tìm hiểu hậu quả sẽ xảy ra nếu như chỉ số này thay đổi bất thường. Đó là những bệnh lý có thể xảy ra với bạn và điển hình như hiện tượng rối loạn nhịp tim. Căn bệnh này có liên quan tới tim mạch và rất nguy hiểm nếu như tim đập không đều. Lúc thì tim đập quá nhanh (Pulse > 100 nhịp/ phút), lúc thì tim đập quá chậm (Pulse < 60 nhịp/phút):
Chỉ số Pulse bất thường khi tim đập quá nhanh
Khi tim bạn đập quá nhanh thì dẫn tới hiện tượng tim không thể bơm đủ lượng máu đến những cơ quan của cơ thể. Việc này có thể làm cho các mô và cơ quan thiếu oxi và gây ra cảm giác lâng lâng, khó thở, đánh trống ở ngực, đau tức vùng ngực và thậm chí là ngất xỉu,…
Nếu như bạn không điều trị nhanh chóng thì chỉ số Pulse bất thường sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chức năng tim và gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng. Đó là đột quỵ, suy tim, tim ngưng đột ngột và thậm chí là tử vong… Nhưng ở một số trường hợp khi bạn tập thể dục hoặc bạn phản ứng căng thẳng, bị bệnh, chấn thương, chỉ số Pulse cao là chuyện khá bình thường. Điều này bạn phải lưu ý kỹ hơn.
Chỉ số Pulse bất thường khi tim đập quá chậm
Bên cạnh đó, hiện tượng tim đập chậm có thể xảy ra vì khả năng tạo nhịp tim đã bị tác động. Nguyên nhân có thể do đường truyền dẫn của nhĩ thất đã bị nghẽn và đây cũng là lý do làm chỉ số Pulse của tim bị giảm mạnh. Cách điều trị tình trạng này tốt nhất hiện nay là đặt một máy tạo nhịp cho tim và điều hòa nhịp tim của bệnh nhân. Từ đó giúp bệnh nhân tránh khỏi tình huống xấu nhất là đột tử vì tim ngừng đập.
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến chỉ số đo huyết áp và chỉ số Pulse là gì?
Trong thực tế, cả chỉ số đo huyết áp và chỉ số Pulse sẽ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:
- Nhiệt độ của môi trường quanh bạn: Nhiệt độ biến đổi cũng gây ra ảnh hưởng tới kết quả đo nhịp tim và huyết áp. Khi mức nhiệt độ tăng cao thì làm cho tim bơm dòng máu mạnh hơn và dẫn tới hiện tượng nhịp tim đập nhanh khoảng 5 – 10 nhịp/ phút.
- Tư thế lúc đó: Nhân tố này có thể làm sai kết quả đo huyết áp và nhịp tim. Vì vậy trước khi đo thì bạn nên dành ra 5 – 10 phút nghỉ ngơi cho cơ thể ổn định.
- Cân nặng: Người nào đang mắc bệnh thừa cân hoặc béo phì thì sẽ có số Pulse cao hơn trên máy đo.
- Sử dụng các loại thuốc: Nếu như bạn đang dùng những sản phẩm thuốc có chất áp chế beta thì tim của bạn sẽ đập chậm lại hoặc thuốc điều trị bệnh tuyến giáp sẽ làm tim bạn đập nhanh hơn.
Một số sai lầm thường gặp khi đo huyết áp và chỉ số Pulse là gì?
Chỉ số đo lường huyết áp và chỉ số Pulse có thể bị sai vì những nguyên nhân sau đây:
- Tư thế ngồi đo huyết áp sai. Bạn nên chỉnh tư thế đúng như thông tin ở trên đã hướng dẫn.
- Nói chuyện, ăn uống khi đi huyết áp.
- Đặt máy đo sai vị trí và không đúng ở chỗ bắp tay hay cổ tay.
- Đo huyết áp một lần sẽ không xác định rõ huyết áp ở mức bình thường hoặc cao/thấp. Bởi vậy bạn nên đo chỉ số huyết áp tối thiểu hai lần mỗi ngày để theo dõi, ghi chép các kết quả để thuận tiện cho việc theo dõi.
- Uống thuốc trước lúc đo chỉ số huyết áp sẽ làm kết quả đo bị sai lệch.
- Máy đo chỉ số huyết áp đã lỗi thời, chất lượng kém hoặc kết pin.
- Sử dụng đồ uống chứa chất gây kích thích trước lúc đo chỉ số huyết áp như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… cũng làm sai kết quả đo.
- Không đi vệ sinh trước lúc đo chỉ số huyết áp sẽ làm cơ thể không ổn định và kết quả đo không đảm bảo tính chính xác cao.
Như vậy bài viết đã giúp bạn biết chỉ số đo huyết áp là gì, chỉ số Pulse là gì? Qua thông tin này, bạn sẽ biết cách đo huyết áp cho bản thân và những người trong gia đình. Từ đó bạn sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn và phát hiện ngay những vấn đề bất thường có thể xảy ra với sức khỏe.
XEM THÊM: