Làm mới ứng dụng trong nền là gì đang là thắc mắc của nhiều người dùng điện thoại Android và iOS hiện nay. Chức năng này hiện đang tác động đến thời lượng pin và dữ liệu di động của thiết bị. Để nắm rõ tính năng làm mới ứng dụng chạy nền là gì và cách tắt tính năng này thì mọi người hãy theo dõi bài viết sau.
Làm mới ứng dụng trong nền là gì?
Làm mới ứng dụng chạy nên hay còn gọi là tính năng Background App Refresh. Đây là tính năng cho phép những ứng dụng có thể chạy ngầm trong các thiết bị Android, iOS hiện nay. Các ứng dụng này sẽ cập nhật dữ liệu kể cả khi đang chạy ngầm trên nền thiết bị.
Việc này có nghĩa là mọi người có thể nhận thông báo liên tục và những thông tin cập nhật mới nhất từ ứng dụng chạy nền mà không phải mở nó lên thường xuyên.
Nếu như một ứng dụng đang ở chế độ chạy nền thì bạn có thể chuyển ngay sang ứng dụng khác để sử dụng. Bạn cũng không cần lo ứng dụng chạy nền bị tắt hoặc đánh mất các dữ liệu. Khi vào lại ứng dụng chạy ngầm trước thì nó vẫn dừng ở điểm cuối cùng trước khi bạn chuyển ứng dụng mà không phải tải lại dữ liệu.
Chẳng hạn màn hình điện thoại của bạn đã tắt nhưng bạn vẫn nhận được thông báo mới nhất từ Facebook, Instagram, Zalo… Hoặc nếu bạn tắt wifi đi thì những ứng dụng sẽ tự động lấy dữ liệu di động để tiếp tục cập nhật thông báo mới nhất.
Tác dụng của tính năng làm mới ứng dụng trong nền là gì?
Việc làm mới ứng dụng chạy nền sẽ đem đến độ mượt mà trong các thao tác chuyển đổi giữa các ứng dụng trên các loại điện thoại iOS, Android hiện nay.
Ví dụ bạn đang dùng Facebook lướt bảng tin mà có tin nhắn tới. Thay vì phải tìm Messenger rồi chờ nó tải dữ liệu và mở ra thì tính năng Background App Refresh sẽ giúp bạn vào trực tiếp ứng dụng Messenger mà không cần chờ lâu. Những thông báo tin nhắn đến từ Messenger sẽ được gửi tới người dùng nhanh chóng nhờ vào chức năng làm mới ứng dụng chạy nền này.
Hoặc trong trường hợp bạn đang xem Youtube để xem mv ca nhạc hay xem phim nhưng phải tắt điện thoại một lát. Sau khi bạn bật điện thoại lên thì bạn mở Youtube và tính năng làm mới ứng dụng chạy nền sẽ giúp bạn xem tiếp ở điểm dừng cuối lúc bạn tắt điện thoại.
Có nên làm mới ứng dụng trong nền?
Bên cạnh thắc mắc làm mới ứng dụng trong nền là gì, nhiều người cũng phân vân không biết có nên sử dụng tính năng này hay không mặc dù nó có khá nhiều ưu điểm.
- Trường hợp nếu bạn yêu thích trải nghiệm và tận hưởng những tính năng mới trên điện thoại thì hãy dùng tính năng Background App Refresh này. Vì nó có thể giúp thao tác chuyển đổi giữa các ứng dụng trên điện thoại trở nên nhanh chóng và mượt mà hơn.
- Còn nếu bạn là người chú ý đến thời lượng pin của điện thoại và cần phải tiết kiệm pin để làm nhiều việc thì bạn nên tắt tính năng làm mới ứng dụng chạy nền để tối ưu dung lượng pin, không cần sạc nhiều.
Làm mới ứng dụng chạy nền có dùng dữ liệu di động?
Bên cạnh câu hỏi làm mới ứng dụng trong nền là gì thì nhiều người còn thắc mắc tính năng này có dùng tới dữ liệu di động không?
Tất cả các ứng dụng trong điện thoại đều được chạy nền nhờ vào tính năng làm mới ứng dụng chạy nền. Thế nên các ứng dụng sẽ chạy ngầm liên tục trên điện thoại và dùng dữ liệu di động như một phương thức để duy trì sự cập nhật các tin nhắn, thông báo, email kể cả khi người dùng không mở điện thoại.
Những thông báo của các ứng dụng như tin nhắn, email, Facebook,… luôn phải duy trì hàng ngày. Nhưng những thông báo của các ứng dụng không quan trọng mà chạy nền liên tục trên điện thoại thì sẽ tiêu tốn nhiều dữ liệu di động của bạn. Vì vậy người dùng phải lọc ra ứng dụng nào thực sự quan trọng rồi mới bật tính năng làm mới ứng dụng chạy nền ở phần cài đặt.
Tính năng làm mới ứng dụng chạy nền có làm hao pin không?
Làm mới ứng dụng trong nền là gì? Tính năng này có hao pin không? Khi duy trì tính năng Background App Refresh thì làm cho người dùng trải nghiệm mượt mà hơn. Ngoài ra nó còn giúp người dùng nhận nhiều thông báo quan trọng và nhanh chóng từ các ứng dụng.
Nhưng nếu dùng RAM để duy trì cho các ứng dụng chạy ngầm trong thời gian dài thì nó làm lượng pin trong điện thoại của bạn sẽ nhanh hết hơn. Bên cạnh đó, bạn phải bật mạng Wifi hoặc dữ liệu di động liên tục thì bạn mới nhận được tất cả thông báo. Điều này làm cho thời gian dùng pin giảm đi khá nhiều.
Vì vậy, trước khi sử dụng tính năng làm mới ứng dụng thì bạn nên cân nhắc chỉ dùng tính năng này trong một thời gian cụ thể trong ngày. Bạn cần tránh bật tính năng Background App Refresh liên tục sẽ khiến bạn phải sạc pin vào điện thoại với tần suất nhiều hơn.
Cách bật tính năng làm mới ứng dụng chạy nền là gì?
Nếu mọi người cần bật tính năng này để cập nhật thông báo mới nhất trên các ứng dụng thì bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Cách bật làm mới ứng dụng chạy nền trên iOS
Sau đây là 2 bước nhanh chóng giúp bạn bật tính năng làm mới ứng dụng chạy nền trên iOS:
- Bước 1: Bạn mở Cài đặt và bấm vào Cài đặt chung. Sau đó bạn tiếp tục chọn vào mục Làm mới ứng dụng trong nền.
- Bước 2: Nếu bạn thấy tính năng này đã tắt thì bạn bấm tiếp vào tính năng này để bật làm mới ứng dụng. Trong mục này sẽ có 3 tính năng như sau:
- Tắt: Toàn bộ ứng dụng không làm mới. Nếu muốn làm mới một số ứng dụng thì bạn phải bấm mở vào mỗi ứng dụng.
- Wifi: Tính năng này cho phép điện thoại chỉ làm mới ứng dụng khi có kết nối Wifi. Nếu không có wifi thì quá trình làm mới sẽ gián đoạn.
- Wifi và dữ liệu di động: Chế độ này cho phép thiết bị làm mới ứng dụng khi có wifi và dữ liệu di động. Khi không kết nối được wifi thì chế độ này sẽ cho phép điện thoại được làm mới ứng dụng với dữ liệu di động.
Cách bật làm mới ứng dụng trên Android
Cách bật tính năng làm mới ứng dụng trong nền là gì trên Android? Sau đây là 3 bước đơn giản để bật tính năng:
- Bước 1: Đầu tiên bạn vào mục Cài đặt trên thiết bị Android. Sau đó bạn chọn mục Kết nối và chọn vào Sử dụng dữ liệu.
- Bước 2: Bạn tiếp tục chọn mục Sử dụng dữ liệu di động và chọn vào ứng dụng mình muốn sử dụng tính năng làm mới dữ liệu chạy nền.
- Bước 3: Bạn hãy bấm vào ứng dụng và gạt công tắc sang bên trái để bật tính năng làm mới ứng dụng chạy nền.
Cách tắt tính năng làm mới ứng dụng chạy nền để tránh hao pin?
Như đã đề cập ở trên thì tính năng làm mới ứng dụng chạy nền đem lại khá nhiều ưu điểm cho người dùng. Nhưng mặt hạn chế của tính năng này là làm hao pin của điện thoại và khiến người dùng phải sạc nhiều lần hơn. Nếu bạn muốn tiết kiệm pin và dữ liệu di động thì nên tắt tính năng này đi theo hướng dẫn như sau:
Cách tắt làm mới ứng dụng trong nền trên iOS
- Bước 1: Đầu tiên bạn vào Cài đặt và chọn Cài đặt chung. Sau đó bạn chọn mục Làm mới ứng dụng trong nền và tìm những ứng dụng bạn cảm thấy không quan trọng phải nhận thông báo thường xuyên.
- Bước 2: Bạn tiến hành gạt công tắc bên cạn ứng dụng không cần làm mới sang bên trái. Sau đó ứng dụng này sẽ không chạy ngầm trên nền điện thoại nữa.
Cách tắt làm mới ứng dụng chạy nền trên Android
Cách tắt làm mới ứng dụng trong nền là gì trên Android? Sau đây 2 bước đơn giản để tắt:
- Bước 1: Bạn cũng vào Cài đặt và chọn Kết nối. Sau đó bạn chọn vào Sử dụng dữ liệu.
- Bước 2: Bạn tìm ứng dụng mà mình muốn tắt làm mới ứng rồi gạt công tắc Cho phép sử dụng dữ liệu nền sang bên trái để tắt tính năng.
Câu hỏi thường gặp về làm mới ứng dụng trong nền là gì?
Bên cạnh câu hỏi tính năng làm mới ứng dụng trong nền là gì, hiện nay có một số thắc mắc về tính năng này như sau:
Làm mới ứng dụng chạy nền có sử dụng mạng không?
Tính năng làm mới ứng dụng chạy nền thì nó sẽ cho phép ứng dụng đó chạy ngầm khi không hoạt động trực tiếp trên màn hình. Điều này đồng nghĩa là các ứng dụng như Email hay Messenger phải kết nối mạng thì mới chạy ngầm được và sử dụng mạng để cập nhật nhanh chóng các thông báo về email, tin nhắn… Nhưng cũng có một vài ứng dụng khác không cần đến mạng và nếu bạn thấy không quá cần thiết thì bạn có thể tắt đi.
Tính năng làm mới ứng dụng chạy nền trên iPhone có tiêu hao dữ liệu không?
Khi bạn bật tính năng Background App Refresh trên iPhone thì nó sẽ giúp người dùng tải về những bản update mới nhất của app đó. Việc tải này sẽ làm tiêu hao lượng dữ liệu. Nhưng lượng dữ liệu này không quá đáng kể và người dùng có thể tự kiểm soát.
Làm mới ứng dụng chạy nền trên iPhone có đồng bộ hóa các dữ liệu?
Khi người dùng làm mới ứng dụng chạy nền trên iPhone thì quá trình đồng bộ hóa các dữ liệu sẽ không bị tác động. Tùy thuộc vào những ứng dụng cụ thể mà sẽ có các trường hợp cài đặt quyền truy cập hoặc đồng bộ hóa các dữ liệu.
Làm mới ứng dụng chạy nền có tạm dừng app đang hoạt động không?
Khi mọi người sử dụng tính năng Background App Refresh trên iPhone thì việc này không tác động đến những ứng dụng đang hoạt động. Nếu như ứng dụng đó có vấn đề về sự tương thích và hiệu suất thì bạn hãy tạm dừng ứng dụng rồi khởi động ứng dụng lại sau khi làm mới.
Tắt tính năng làm mới ứng dụng chạy nền có tác động gì không?
Việc tắt làm mới ứng dụng chạy nền không làm ảnh hưởng đến hoạt động hay hiệu suất của các thiết bị Android, iOS. Thao tác tắt tính năng này làm cho những ứng dụng không thể cập nhật các thông báo mới nhất. Điều này cũng đồng nghĩa là bạn cần mở lại các ứng dụng để cập nhật thêm thông tin.
Qua bài viết trên, mọi người đã biết được tính năng làm mới ứng dụng trong nền là gì trên Android và iOS. Nếu như mọi người thấy tính năng này cần thiết thì hãy bật trên các ứng dụng mà mình cần cập nhật thông báo thường xuyên. Còn nếu bạn thấy tính năng này làm tiêu hao quá nhiều pin thì hãy tắt chúng đi.
Tham khảo bài viết liên quan: