Wibu là gì? Thuật ngữ này đã khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là những tín đồ của các thể loại truyện Manga, Anime hoặc Light Novel. Thuật ngữ này chỉ những người yêu thích và cuồng nhiệt quá mức đối với các thể loại truyện, văn hóa Nhật Bản. Họ muốn bản thân trở thành người Nhật dù bản thân họ không phải là người Nhật. Vì thế, theo hướng tiêu cực thì Wibu không được nhiều người thích và đôi khi cũng xuất hiện nhiều luồng ý kiến phản đối mạnh mẽ.
Thế nhưng, liệu nó có mang ý nghĩa tiêu cực như vậy? Điểm khác nhau giữa Wibu và Otaku? Trong bài viết dưới đây, Hoàng Hà Mobile sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về khái niệm này nhé.
Wibu là gì? Nguồn gốc của Wibu
Đối với nhiều người, thuật ngữ Wibu từ lâu đã trở nên khá quen thuộc. Khi mà văn hóa Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam, hàng loạt các bộ truyện về thể loại Manga, Anime hoặc Light Novel trở nên phổ biến. Chúng được nhiều người tìm đọc và trở thành fan của các bộ truyện này. Mọi chuyện sẽ không có gì cho đến khi người hâm mộ lại yêu thích và cuồng nhiệt quá mức. Chúng ta chỉ hay gọi hoặc dùng thuật ngữ Wibu để chỉ các trường hợp như thế. Nhưng bạn thật sự đã hiểu Wibu là gì?
Khái niệm Wibu
Wibu là cách đọc được Việt hóa để dễ hơn từ gốc là Weeaboo. Nó được dùng để chỉ những người yêu thích văn hóa Nhật Bản, thế nhưng mức độ trở nên cuồng nhiệt, quá mức và khó có thể chấp nhận được. Họ không phải là người Nhật nhưng lại ảo tưởng về bản thân là người Nhật. Nó là một dạng ám ảnh, được thể hiện qua các bộ truyện Manga, Anime và Light novel của Nhật.
Lần đầu tiên cụm từ Wibu được xuất hiện trên diễn đàn 4chan. Vốn nghĩa ban đầu được viết là Wapanese, dùng để chỉ những người yêu thích văn hóa Nhật đến điên cuồng và không có điểm dừng. Họ thường là những người phương Tây hoặc châu Âu. Đặc biệt, đối với một số trường hợp, một số người còn không công nhận đất nước và văn hóa quê hương của chính họ.
Ở nước ta, Wibu thỉnh thoảng còn được dùng với ý nghĩa tiêu cực khá nhiều. Nó ngụ ý chỉ những người hâm mộ của bộ truyện của Nhật, thích thể hiện nhưng chẳng biết gì. Một ý nghĩa khá mỉa mai và khiến cho chúng ta đôi khi hay bị khó chịu.
Nguồn gốc của Wibu là gì
Như chúng ta đã nói ở trên, Wibu là một từ lóng được xuất phát ban đầu từ từ Weeaboo. Ban đầu chỉ dùng để chỉ những người Tây thích đến cuồng nhiệt văn hóa Nhật. Họ xem Nhật như đất nước của mình, bỏ qua văn hóa và đất nước mẹ để của mình. Đúng theo cách viết thì nó là Wapanese, nếu tách từ này ra nghĩa là white hay wannabe hoặc còn được gọi là muốn trở thành. Cuối cùng là Japanese nghĩa là Nhật Bản.
Dịch nghĩa đầy đủ có nghĩa là những người da trắng muốn trở thành người Nhật Bản. Sau khi được du nhập vào Việt Nam, nó được biến đổi và phát âm lại thành wibu theo cách đọc của người Việt.
Biểu hiện của người Wibu là gì?
Wibu được dùng với ý nghĩa khá tiêu cực cũng như nhiều người thường lạm dụng nó. Chúng ta không nên đánh đồng những người thích văn hóa Nhật Bản, thích ngôn ngữ, con người và đất nước này đều là wibu. Việc phân biệt rõ đâu là wibu, họ được thể hiện ra bên ngoài như thế nào rất quan trọng. Nó cũng là một cách giúp bạn tôn trọng văn hóa của người Nhật và người yêu thích nước Nhật.
Biểu hiện của Wibu phổ biến nhất là:
- Họ bị ám ảnh văn hóa của nước Nhật. Có nghĩa là họ tôn sùng văn hóa, con người và đất nước Nhật hơn cả đất nước mẹ đẻ của họ. Họ bảo vệ và yêu thích một cách điên cuồng, gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh.
- Họ có thể giỏi hoặc không giỏi tiếng Nhật. Tuy nhiên, họ sẽ dùng ngôn ngữ này thường xuyên trong đời sống hằng ngày, để giao tiếp với những người xung quanh. Tiếng Nhật họ dùng đôi lúc còn bị sai, không chính xác. Nhưng họ dùng hàng ngày, nó khiến họ cảm giác mình trở thành người Nhật thực thụ, quên đi nguồn gốc quốc gia của mình.
- Họ thường cố tỏ vẻ biết rất nhiều về văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản. Thế nhưng, những thông tin và kiến thức họ biết ấy chỉ là các điều cơ bản, dễ mà ai cũng biết. Bởi lẽ, họ tiếp thu các thông tin ấy qua các bộ truyện như anime, manga, Light Novel. Chúng không thể thể hiện hết được văn hóa và kiến thức Nhật Bản.
Wibu hiện nay đã được sử dụng đúng cách chưa?
Việc hiểu Wibu là gì và sử dụng nó đúng cách rất quan trọng. Qua những thông tin trên đây, chúng ta đã hiểu được rằng Wibu là dạng từ chỉ sự mỉa mai, tiêu cực. Vì thế, nếu bạn không hiểu và sử dụng không đúng sẽ gây khó chịu, tạo sự không tôn trọng đối với người được nhắc đến. Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, wibu được sử dụng khá phổ biến và không có sự phân biệt nào rõ ràng. Điều này tiêu cực và mang ý nghĩa không tốt đẹp.
Chúng ta tiếp nhận văn hóa đất nước mặt trời mọc như một cách giao lưu văn hóa. Đây là một kho tàng thông tin khổng lồ và rất thú vị. Nền văn minh Nhật Bản luôn chứa đựng nhiều điều thú vị, mới mẻ mà Việt Nam chúng ta chưa phát triển đến được. Vì thế, tìm hiểu và tiếp nhận thông tin cũng là một cách giúp bạn nâng cao trình độ hiểu biết và sự uyên bác trong kiến thức của mình. Không những thế, tiếng Nhật cũng là ngôn ngữ khá hay, nó không chỉ giúp cho người học biết được ngôn ngữ mới mà còn giúp cho bạn có nhiều cơ hội trong công việc và sự nghiệp của mình.
Vì thế, chúng ta cần phân biệt được cuồng văn hóa Nhật Bản. Đồng thời, suy nghĩ đi theo hướng tiêu cực mới là điều xấu. Còn việc yêu thích và giao lưu văn hóa lại rất có ích. Việc phân biệt này sẽ giúp bạn sử dụng thuật ngũ Wibu đúng cách. Nó tránh sự mất tôn trọng đối với đối phương hoặc người được nói đến.
Sự khác nhau giữa Wibu và Otaku
Ngoài khái niệm về Wibu là gì? Nó cũng còn một khái niệm với ý nghĩa tương tự nữa là Otaku. Nếu bạn không hiểu rõ về hai thuật ngữ này cũng sẽ khá dễ để mắc lỗi dùng từ sai. Hai khái niệm này đều cùng chỉ những người yêu thích văn hóa Nhật Bản, con người. Đặc biệt các bộ truyện tranh của xứ sở mặt trời mọc. Nhưng nó có điểm khác nhau nhất định.
Otaku là gì
Khác với Wibu, Otaku là một người được người Nhật dùng để chỉ sự yêu thích một điều gì đó. Mức độ có thể là thích, hâm mộ ở mức bình thường hoặc cuồng nhiệt. Ở đây niềm yêu thích của họ là truyện tranh, hoạt hình hoặc các trò chơi điện tử. Thế nhưng, nó cũng không phải hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực và mỉa mải. Trải qua nhiều năm, nhiều thời kỳ, chưa có một định nghĩa chính xác nào nói về khái niệm này. Mỗi nền văn hóa hoặc mỗi vùng miền đều dùng nó với ý nghĩa riêng biệt.
Những người theo định nghĩa của Otaku cố gắng nhiều vì ước mơ và niềm yêu thích của họ. Đó bao gồm cả tiền bạc, thời gian và công sức. Họ thường hóa trang thành các nhân vật mà mình yêu thích và trang điểm giống như vậy. Những người theo khái niệm Otaku, họ thường không quan tâm đến ánh mắt của người ngoài nhìn. Họ luôn sống đúng với sở thích và đam mê của mình.
Phân biệt sự khác nhau giữa Otaku và Wibu là gì
STT | Nội dung | Wibu | Otaku |
1 | Khái niệm | Là những người yêu thích, đam mê đến cuồng nhiệt văn hóa Nhật Bản như Manga, Anime hoặc Light Novel. | Là những người có đam về với bất kỳ một lĩnh vực nhất định nào đó. |
2 | Chiều hướng | Mang tính chất châm biếm, phát triển theo hướng tiêu cực và có tính giễu cợt. | Thường mang tính tốt đẹp, chỉ sự đam mê về một điều gì đó và có chiều hướng tích cực nhiều hơn. |
3 | Độ quan tâm và yêu thích | Thường liên quan nhiều đến văn hóa Nhật Bản, có sự yêu thích đặc biệt đối với các thể loại truyện manga, anime, Light Novels. | Không chỉ riêng nước Nhật mà còn bao hàm nhiều phạm vi khác. Đó chỉ một lĩnh vực, một sở thích gì đó trong giải trí như truyện, game,… |
4 | Sự tự nhận | Những người Wibu không thích bị người khác gọi mình là như thế. | Người Otaku rất vui và tự tin khi có người khác gọi mình như vậy. |
5 | Trình độ và mức hiểu biết | Chỉ biết được bề nổi của văn hóa và đất nước Nhật qua các bộ truyện. Họ không hề tìm hiểu sâu, thế nhưng luôn tỏ vẻ thái quá. | Họ chỉ yêu thích và thật sự nghiên cứu về lĩnh vực hoặc điều mà họ quan tâm. Đôi khi, họ còn tổ chức các hoạt động chuyên môn. |
6 | Mức độ làm quá | Họ cuồng nhiệt, yêu thích đến mức không có giới hạn và không xem trọng nền văn hóa của đất nước mẹ đẻ của mình. | Họ chỉ thường thể hiện sự quan tâm và đam mê của mình trong lĩnh vực họ quan tâm. |
Lời kết
Wibu là gì? Chúng ta thật sự cần hiểu rõ về khái niệm này. Wibu là những người cuồng văn hóa Nhật quá mức qua sự yêu thích các bộ truyện tranh. Các bộ truyện Managa, Anime hoặc Light Novel. Nếu không, bạn sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối phương hoặc người được nhắc đến. Wibu mang nhiều ý nghĩa mỉa mai, đùa cợt hoặc mang ý xấu, tiêu cực. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng. Việc dùng tràn lan trong cuộc sống hằng ngày dễ gây ra những điều không hay. Vậy nên, hãy nên hiểu và dùng đúng trường hợp nếu cần nhé.
Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xem thêm: