Viêm VA là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào?

XEM NHANH

Viêm VA là gì? Viêm VA hay viêm amidan vòm họng là một bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các triệu chứng như khó thở, nghẹt mũi… gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết và áp dụng hiệu quả cách điều trị bệnh phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện ở trẻ. 

Viêm VA là gì?

VA (viết tắt: Végétations Adénoides) là tổ chức lympho (bạch cầu) nằm ở vòm họng, cửa mũi sau. Đây cũng là một phần nằm trong vòng bạch huyết Waldeyer bao xung quanh đường ăn và đường thở gồm VA, amidan khẩu cái, amidan vòi và amidan đáy lưỡi. 

Trong quá trình thở thì lượng không khí sẽ được hít vào cánh mũi, qua VA mới di chuyển xuống họng và đi vào phổi nên VA giữ vai trò “người bảo vệ”, giúp chăn chặn vi khuẩn không thể xâm nhập gây bệnh từ đường miệng và mũi. 

Khi người bệnh bị viêm VA sẽ có dấu hiệu sùi vòm mũi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự tấn công của vi rút, vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp và có thể gây biến chứng tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này cũng ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất ở trẻ bị mắc bệnh. 

Theo nghiên cứu, trẻ em ở những năm đầu thường dễ có nguy cơ bị viêm VA. Viêm VA dần thoái triển ở trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên. Vì vậy mà tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này thường rất hiếm mà chỉ hay gặp phải ở trẻ nhỏ. 

Làm sao để nhận biết viêm VA? 

Như đã chia sẻ ở phần trên về viêm VA là gì, đây là một căn bệnh thường mắc phải ở trẻ nhỏ vào tiết trời lạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh lý này khá giống với các bệnh hô hấp thường gặp như viêm họng nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn, khó phát hiện. 

Để điều trị kịp thời nhằm tránh gây ra các biến chứng bệnh nặng hơn thì dưới đây là một số dấu hiệu hay triệu chứng giúp bạn nhận biết: 

Triệu chứng của viêm VA cấp tính 

Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở nhóm trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi với những triệu chứng biểu hiện ra như sau: 

  • Cơ thể sốt 38 – 39 ℃, thâm chí sốt lên đến 40 ℃ hoặc không phát sốt. 
  • Ngạt mũi – dấu hiệu quan trọng nhất ở viêm VA. Thông thường, trẻ khi viêm sẽ bị bắt đầu ngạt ở một bên cánh mũi và từ từ tăng dần. Điều này khiến quá trình hít thở trở nên khó khăn, biểu hiện ra bên ngoài với các tình trạng như khụt khịt, giọng mũi, há miệng khi thở hay bỏ bú, bú ngắt quãng. 
  • Nước mũi chảy xuống họng với trạng thái trong suốt ban đầu rồi dần chuyển đục. Trường hợp trẻ bị viêm VA lâu ngày, nước mũi sẽ chảy thường xuyên hơn và xuất hiện màu vàng hoặc xanh. 
  • Trẻ có thể bị viêm họng bởi lượng dịch chảy từ vòm mũi xuống họng dẫn đến tình trạng ho từ ngày thứ 2 hoặc 3. 
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn và thường hay quấy khóc. 
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng của viêm VA mạn tính

So với viêm cấp tính, viêm VA mạn tính thường có các biểu hiện kéo dài và rõ rệt hơn. Dưới đây là những triệu chứng điển hình giúp nhận diện viêm VA là gì.

  • Trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi liên tục, trong suốt hoặc chứa dịch nhầy và có mủ vì bội nhiễm vi khuẩn. 
  • Trẻ bị ngạt mũi về đêm hoặc cả ngày, đôi khi xảy ra tình trạng bị tắc mũi hoàn toàn và phải thở bằng đường miệng hoặc dùng giọng mũi. 
  • Cơ thể trẻ có dấu hiệu chậm phát triển về mặt tinh thần lẫn thể chất. 
  • Ngủ ngáy, khó vào giấc ngủ hoặc thường xuyên giật mình, thậm chí xuất hiện tình trạng ngừng thở đột ngột trong khi đang ngủ. 
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn phát triển về xương mặt bởi việc thường xuyên thở kéo mặt vào giai đoạn trẻ đang phát triển về khuôn mặt.  

Nguyên nhân dẫn đến viêm VA là gì? 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm VA ở trẻ, bao gồm các yếu tố về môi trường, cơ địa và nhiễm trùng. Ở phần nội dung dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm VA ở trẻ: 

  • Sức đề kháng ở trẻ suy giảm, dẫn đến bạch cầu không thể chống lại trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh VA. 
  • Người mắc bệnh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ gây kháng sinh thuốc khiến tình trạng bệnh ở trẻ tái lại nhiều lần và không khỏi. 
  • Sử dụng cách chữa bệnh VA từ các mẹo dân gian không khoa học khiến bệnh tình ngày càng trở nặng thêm. 
  • Viêm VA sẽ tạo ra lớp màng bao bọc làm ngăn chặn thuốc phát huy tác dụng. Vì vậy mà việc dùng sai thuốc và không đúng cách cũng ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh. 

Các biến chứng của viêm VA ở trẻ em 

Một lưu ý mà khi tìm hiểu viêm VA là gì chính là, thời gian viêm VA càng dài sẽ khiến thể tích VA tăng lên và gây ra tình trạng hẹp cửa mũi sau. Điều này khiến cho lượng không khí lưu chuyển ra vào ở phổi suy giảm, dẫn đến không đủ lượng oxy để cung cấp cho não bộ. 

Khi lượng dịch tiết ở mũi đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước sẽ tạo thành tình trạng nghẹt mũi, lờ đờ và ngủ không ngon giấc ở trẻ mắc bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình học và tiếp thu. Đồng thời, cũng gây một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, hay viêm phổi… Nếu không kịp thời điều trị còn làm giảm khả năng lắng nghe. Cụ thể: 

Viêm tai giữa

Bởi vì hệ thống tai mũi họng có mối liên hệ và liên kết nối với nhau thông qua ống Eustachian nên trẻ bị viêm VA có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa. Ngoài ra, trẻ khi mắc bệnh cũng thường gặp tình trạng sốt cao và quấy khóc.

Viêm xoang

Theo chia sẻ về viêm VA là gì, bệnh lý này còn tạo điều kiện để vi khuẩn, virus phát triển và dẫn đến viêm xoang. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến xoang vùng hàm mặt khiến cho các xoang bị viêm và chứa đầy dịch. Hậu quả là trẻ mắc bệnh sẽ gặp tình trạng đau đầu kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Viêm xoang từ biến chứng của viêm VA có tần suất tái phát thường xuyên, đi cùng với đó là những triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy mà người bệnh cần được chữa trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Viêm mũi họng

Viêm VA có thể gây biến chứng viêm mũi họng từ các phản ứng lan rộng của tổ chức bạch huyết khác thuộc vòng Waldeyer. Quá trình này gây nhiễm trùng vùng xung quanh VA với các biểu hiện khó chịu thể hiện ra bên ngoài ở trẻ. 

Những biểu hiện này gồm sốt cao, ho khan, ho có đờm hay đau họng, ngạt mũi, chảy mũi. Tình trạng này về lâu dần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn trở nặng nếu không chữa trị kịp. 

Viêm phổi

VA giữ vai trò như một “cánh cửa”, cho phép không khí sau khi hít vào sẽ di chuyển đến hệ hô hấp. Khi cơ thể bị viêm VA, vi khuẩn và virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong hệ hô hấp, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ.

Trong giai đoạn đầu của viêm VA, trẻ có thể biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng của viêm VA thông thường. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị, tình trạng bệnh có nguy cơ trở nặng, dẫn đến các biểu hiện như ho đờm kèm khó thở, khò khè… Và khi thở, trẻ thường thở gấp, tốn nhiều sức khi hô hấp làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và sức khỏe. 

Phương pháp điều trị hiệu quả viêm VA là gì?

Gia đình có trẻ mắc bệnh viêm VA không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị nhằm tránh gây các biến chứng nặng. Theo đó, khi trẻ mắc bệnh, cơ thể xuất hiện tình trạng sốt cao mà chưa thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh, cần làm sạch bằng khăn ấm ở nhà. 

Lưu ý khi lau cơ thể cho trẻ, ba mẹ cần lau ở phần nách, cổ, bẹn và đắp khăn ấm lên phần trán. Tránh sử dụng nước đá hoặc nước lạnh để chườm trán vì điều này sẽ ngăn cản sự thoát nhiệt của cơ thể. Nếu nhiệt độ sốt > 38 độ C, hãy cho trẻ uống hoặc đặt vào hậu môn liều lượng paracetamol (phù hợp với cân nặng trẻ) để hạ nhiệt. 

Ở các cơ sở điều trị, có 2 phương thức điều trị viêm VA được áp dụng phổ biến là điều trị nội khoa và ngoại khoa. 

  • Điều trị nội khoa: Giữ cho mũi, họng và nhỏ mũi sạch sẽ, tạo thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng sau bữa ăn hoặc sau khi đi từ bên ngoài về. Bên cạnh đó, quá trình điều trị còn kết hợp sử dụng thêm kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.  
  • Điều trị ngoại khoa: Nạo VA. 

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường thường gặp trong quá trình tìm hiểu về viêm VA là gì mà bạn có thể tham khảo. 

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị viêm VA?

Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt khi hệ miễn dịch của cơ thể còn yếu. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị viêm VA bao gồm:

  • Trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi. 
  • Trẻ tiếp xúc nhiều ở nơi đông người. 
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị dị ứng. 
  • Trẻ sinh hoạt ở môi trường bị ô nhiễm hoặc có khói thuốc lá. 

Làm sao để phòng ngừa viêm VA? 

Cách hiệu quả để phòng ngừa viêm VA chính là nâng cao đề kháng cơ thể, tạo và duy trì thói quen sống lành mạnh. Bạn hãy đảm bảo rằng bản thân: 

  • Ăn uống cân đối, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin. 
  • Uống đủ lượng nước cho cơ thể, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. 
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống luôn sạch sẽ. 
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh như người mắc cảm cúm. 

Biện pháp chẩn đoán viêm VA phổ biến hiện nay?

Phương pháp phổ biến hiện nay được sử dụng để chẩn đoán viêm VA là khám nội soi qua đường mũi hoặc đường miệng. Dựa theo phương pháp này, bác sĩ có thể đánh giá được phân độ viêm cũng như kích thước VA quá phát. 

Theo đó, viêm VA quá phát chia làm 4 cấp độ che lấp dưới cửa mũi sau gồm cấp 1 < 25%, cấp 2 < 50%, cấp 3 < 75 và cấp 4 > 75%. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể xác định sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh bằng cách chỉ định người bệnh xét nghiệm máu hay phết dịch cổ họng. 

Kết luận

Qua những thông tin đã chia sẻ ở các nội dung trên về viêm VA là gì, có thể thấy, viêm VA không quá nguy hiểm, nhưng có thể gây ra các biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát. 

Xem thêm:

Tin mới nhất
giai-dau-vcs-2025
Lộ trình thi đấu chính thức của giải đấu VCS 2025
Chính thức công bố các môn eSports tại SEA Games 33
Tổng hợp code Đầu To Tới Đây mới nhất 01/2025, cách nhập
Bom tấn The Elder Scrolls V: Skyrim giảm giá đến 90% trên Steam