Scam là gì? Các loại Scam thường gặp, cách nhận biết và phòng tránh

XEM NHANH

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thuật ngữ “Scam” (lừa đảo) không còn xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết rõ về scam là gì? Có những loại scam nào tồn tại? Và làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những rủi ro này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, các loại scam phổ biến, và cách phòng tránh chúng một cách hiệu quả.

Scam Là Gì

Scam là gì? Trong ngữ cảnh công nghệ và mạng, Scam là một hành vi lừa đảo được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức. Với mục đích xâm phạm vào thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách sử dụng các chiêu trò, thủ thuật lừa dối. Scam có thể xảy ra trên nhiều nền tảng, bao gồm điện thoại di động, máy tính, tablet và các kênh truy cập mạng khác nhau như email, trang web, mạng xã hội, và ứng dụng di động.

scam-la-gi

Scam hoạt động như thế nào?

Scam là gì? Liệu Scam hoạt động bằng cách sử dụng các chiêu trò và thủ thuật lừa dối người tiêu dùng. Dưới đây là một số loại scam phổ biến và cách chúng hoạt động:

Phishing Scam: Loại scam này, kẻ lừa đảo thường giả mạo thành các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín, gửi email hoặc tin nhắn yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, mật khẩu, hoặc mã xác thực. Mục tiêu của họ là chiếm đoạt thông tin này để lợi dụng một cách bất hợp pháp.

scam-la-gi-2

Lừa đảo qua điện thoại: Trong các cuộc gọi điện thoại, kẻ lừa đảo thường giả mạo thành các tổ chức hoặc cơ quan chính phủ và đe dọa người nhận về việc phạm pháp. Họ yêu cầu người nhận gửi tiền ngay lập tức để tránh việc bị truy tố hoặc bị bắt giữ.

scam-la-gi-4

Lừa đảo qua các trang web: Kẻ lừa đảo tạo ra các trang web giả mạo hoặc cửa hàng trực tuyến để lừa người dùng mua hàng và thanh toán. Khi bạn mua sản phẩm và thanh toán, bạn có thể không nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ đã hứa.

scam-la-gi-3

Lừa đảo quyên góp từ thiện: Kẻ lừa đảo sẽ dùng tình cảm và lòng nhân ái của người dùng để lừa đảo tiền bạc dưới hình thức quyên góp từ thiện. Họ tạo ra câu chuyện cảm động về những hoàn cảnh khó khăn và yêu cầu người khác đóng góp tiền.

scam-la-gi-5

Các tình huống Scam phổ biến mà ta thường gặp

Sau khi tìm hiểu Scam là gì? Scam hoạt động ra sao? Đoạn tiếp theo cùa bài viết, bạn có thể tham khảo qua các loại Scam phổ biến, thường gặp nhất.

Scam qua Email

Loại scam này thường bắt đầu bằng việc gửi email giả mạo. Nó có thể đến từ các tổ chức uy tín như ngân hàng, PayPal, hoặc dịch vụ tài khoản trực tuyến khác. Những Email này thường yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Hay thậm chí là thực hiện các giao dịch tài chính giả mạo,…

Ví dụ: Kẻ lừa đảo sẽ giả mạo tổ chức uy tín như trường học, ngân hàng,… gửi email đến cho bạn và yêu cầu bạn xác nhận thông tin cá nhân. Khi bạn không cảnh giác, xác nhận và gửi thông tin cá nhân ấy đi, điều này đồng nghĩa với việc, bạn đã bị lộ thông tin cá nhân.

scam-la-gi-6

Một số kiểu câu như: “Trường học XYZ cần xác nhận thông tin”, “Ngân hàng XYZ cần xác nhận thông tin để phát hành thẻ”,… Và cùng với đó là các định dạng email có đuôi tương tự, dễ bị nhầm lẫn với các tổ chức uy tín như: noreply@bidv.com, noreply@daihockinhte.com,…

Thủ đoạn là thế, chúng ta cần nắm rõ Scam là gì cũng như các chiêu trò scam này để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé.

Scam trên mạng xã hội

Bạn sẽ không tin rằng mình sẽ bị Scam khi dùng mạng xã hội đúng không? Hãy đọc hết bài viết Scam là gì? Bạn sẽ bất ngờ đấy.

Kẻ lừa đảo sử dụng các tài khoản giả mạo của người dùng hoặc thương hiệu nổi tiếng. Sau đó, họ lừa đảo người dùng thông qua các dạng như: tin nhắn, bài đăng, hoặc quảng cáo giả,… Họ có thể hack hoặc tạo ra các tài khoản giả mạo của bạn bè hoặc người thân. Họ gửi tin nhắn yêu cầu tiền hoặc thông tin cá nhân,…

scam-la-gi-7

Một trong những cách phổ biến mà kẻ lừa đảo thực hiện trên mạng xã hội là thông qua việc hack tài khoản Facebook của một người dùng nào đó. Sau khi kiểm soát được tài khoản này. Họ sẽ sử dụng tài khoản Facebook đã bị hack để nhắn tin với bạn bè của người dùng đó.

Trong các tin nhắn, họ có thể tạo ra các câu chuyện ganh đua hoặc xin mượn tiền từ danh sách bạn bè đó. Họ sẽ cố gắng thuyết phục bạn bè của người dùng. Thậm chí họ còn giả mạo là đang gặp khủng hoảng, cần tiền gấp vì mục đích nào đó.

Ngoài ra, kẻ lừa đảo cũng có thể gửi các liên kết lừa đảo thông qua tin nhắn hoặc bài đăng trên tường. Những liên kết này có thể dẫn bạn đến các trang web ảo, giả mạo. Nơi mà họ cố gắng chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng hoặc lừa đảo họ. Nó có thể là yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng hoặc mật khẩu.

Scam trên trang web giả mạo

Scam là gì? Liệu chúng ta có bị Scam trên các trang web không chính thống không?

Khi kẻ lừa đảo tạo ra các trang web giả mạo của các trang web uy tín. Người dùng có thể bị đánh lừa để cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch tài chính trên những trang web này. Điều này thường xảy ra trong các trường hợp mua sắm trực tuyến hoặc đăng nhập vào tài khoản.

scam-la-gi-8

Họ tạo ra các trang web giả mạo với giao diện và thiết kế giống hệt các trang web thật. Sau đó, họ tiến hành tối ưu hóa SEO và đẩy trang web giả lên các vị trí hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm. Điều này làm cho trang web giả trở nên khó phân biệt với trang web thật. Từ đó, người dùng dễ dàng bị đánh lừa.

Khi người dùng vào trang web giả mạo. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng nhiều chiêu trò khác nhau để đánh lừa họ đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký trên trang web thật. Thông tin cá nhân mà người dùng cung cấp khi đăng nhập sẽ rơi vào tay kẻ lừa đảo. Và họ có thể sử dụng thông tin này để thực hiện các hành vi lừa đảo. Thậm chí họ có thể đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.

Scam tin tức giả mạo

Các scammer (kẻ lừa đảo) tạo ra các trang web hoặc bài đăng tin tức giả mạo nhằm lan truyền thông tin sai lệch hoặc thông tin gian lận. Họ thường sử dụng các chiêu trò để ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người đọc. Nó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực mà ta không thể lường trước. Cụ thể là việc scammer tạo ra các trang web bán hàng online giả mạo.

Các trang web này thường rất giống với các trang web bán hàng thực tế. Điều này có thể dẫn đến việc mua sắm không đúng như đã đăng tải. Người mua hàng trực tuyến dễ dàng bị lừa bởi các hình ảnh và thông tin sản phẩm không chính xác, dẫn đến việc mua phải hàng dỏm hoặc kém chất lượng.

scam-la-gi-9

Ngoài ra, scammer cũng có thể lừa đảo người dùng bằng cách sử dụng chiêu trò quyên góp từ thiện giả mạo. Họ đăng hình ảnh về các hoàn cảnh đáng thương. Sau đó yêu cầu người xem chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng cụ thể để giúp đỡ. Tuy nhiên, đây có thể là một hình thức lừa đảo để chiếm đoạt tiền của người đọc. Để đề phòng, người đọc cần hiểu rõ scam là gì? Cần kiểm tra và xác minh thông tin trước khi quyên góp.

Những thủ thuật Scam hay gặp nhất

Dù bạn có cẩn thận đến đâu, dù bạn có biết scam là gì? Kẻ lừa đảo vẫn sẽ sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi để thực hiện Scam. Việc nhận biết Scam trở nên khó khăn hơn, nhưng không phải là không thể. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt:

Thông báo về các phần thưởng lớn, chẳng hạn như “Bạn đã trúng thưởng iPhone”. Hoặc “Bạn là người thứ 10000 truy cập vào trang web nên nhận được phần quà” thường là dấu hiệu của Scam phổ biến trên trang web.

scam-la-gi-10

Trang web không cung cấp thông tin về trụ sở, mã số thuế, tên công ty đại diện, hoặc chứng nhận từ bộ Công thương có thể là trang web giả mạo.

Các cách phòng tránh Scam

Để tránh bị Scam, bạn cần thực hiện một số biện pháp cẩn thận:

  • Hãy luôn cân nhắc kỹ trước khi đồng ý với yêu cầu của người lạ. Càng không nên vội vàng tin tưởng.
  • Sử dụng một bên thứ ba đáng tin cậy làm trung gian trong các giao dịch với người lạ.
  • Trước khi đăng nhập vào một trang web, hãy kiểm tra và tìm hiểu kỹ về nó.
  • Khi mua hàng trực tuyến, hãy xem xét phần đánh giá từ khách hàng. Nếu cửa hàng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng, thì đó có thể là một tín hiệu tích cực.
  • Mua hàng từ các nguồn uy tín đã được đánh giá tích cực trên các trang đánh giá hoặc cộng đồng.
  • Tránh cung cấp thông tin cá nhân quan trọng cho người lạ. Điều này bao gồm thông tin như số căn cước, số thẻ tín dụng, hoặc mật khẩu.
  • Thực hiện các biện pháp bảo mật nhiều lớp theo yêu cầu của nhà phát hành.
  • Hãy nhớ là, không nên nhấp vào các liên kết không rõ nguồn gốc. Càng không truy cập vào các trang web yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản cá nhân của mình.

Kết Luận

Scam là một mối đe dọa ngày càng tăng trong thế giới kỹ thuật số hiện nay. Qua bài viết Scam là gì? Mình hy vọng chúng ta có thể bảo vệ bản thân và tài sản của mình hơn. Việc hiểu rõ về scam, các loại scam phổ biến, cách nhận biết và phòng tránh chúng là rất quan trọng. Hãy luôn cảnh giác và thực hiện các biện pháp an toàn bạn nhé. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn và bảo mật của bạn khi truy cập trực tuyến.

Cùng mình theo dõi Hoàng Hà Mobile để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức, bài viết hay nào. Trang tin tức luôn luôn cập nhật các tin tức hot nhất về công nghệ!

Xem thêm:

Tin mới nhất
dtcl-13-4-thumb
ĐTCL 13.4: Tổng hợp các thay đổi cực quan trọng, meta mới
dungeons-of-dreadrock-2-thumb
Dungeons of Dreadrock 2: Tựa game giải đố cực cuốn trên mobile
Huawei-MatePad-Pro-12.2
Đánh giá Huawei MatePad Pro 12.2″: Với 23 triệu cho 1 chiếc máy tính bảng bạn sẽ có gì?
điện thoại gập mỏng nhất
OPPO tiết lộ teaser chiếc điện thoại gập mỏng nhất thế giới sắp ra mắt vào tháng 2