Pseudocode là gì được khá nhiều người đặt ra trong thời gian gần đây đặc biệt là những người mới học lập trình. Đây là một nội dung quan trọng giúp thu hẹp khoảng cách giữa những gì mọi người muốn ứng dụng với code cần viết. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây Hoàng Hà Mobile sẽ giải đáp vấn đề này và chia sẻ những thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo nhé!
Pseudocode là gì?
Pseudocode hay còn được gọi là mã giả hiểu đơn giản là cách mô tả lập trình không chính thức. Do đó, mã giả không có file, không có script cũng như chương trình hay ngôn ngữ lập trình cụ thể. Pseudocode sẽ được viết bằng tiếng Anh và xuất hiện cụm từ để chỉ khái niệm phổ biến. Thông thường, những keyword này sẽ được viết in hoa để thuận tiện trong quá trình theo dõi chẳng hạn như: START, INPUT, READ/GET, PRINT/DISPLAY, CALCULATE/DETERMINE, SET, INCREMENT/DECREMENT, PROGRAM, END. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể về một snippet mã giả của một chương trình nhập màu yêu thích rồi xuất ra lựa chọn cho các bạn dễ hình dung.
START
PROGRAM getColor
Create variable Color
Ask the user for their favorite color
READ INPUT into Color
PRINT Color
END
Có thể thấy, mã giả được viết bằng những thuật toán rất đơn giản, mọi người đều đọc và hiểu được nội dung. Tuy nhiên, đối với lập trình viên thì cần phải mang nó đến cuộc sống bằng cách viết code bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào. Với chương trình trên, chúng tôi viết lại bằng JavaScript sẽ như sau: let color = window.prompt(“What is your favorite color?”);nconsole.log(color); Để viết được thuật toán JavaScript đòi hỏi người viết cần am hiểu kiến thức.
Tính ứng dụng của Pseudocode là gì?
Sau khi tìm hiểu thông tin về mã giả, chắc hẳn mọi người đã phần nào hình dung được tính ứng dụng của nó. Mã giả sẽ giúp lập trình viên lập kế hoạch cho ứng dụng của mình đồng thời giúp tạo ra thuật toán dễ học hơn so với viết code. Từ đó, khả năng đọc code của lập trình viên được nâng cao giúp họ thành công hơn trên con đường sự nghiệp. Trong ngành công nghiệp phần mềm, mã giả có vai trò cầu nối giữa phần mềm với thuật toán/ lưu đồ. Như vậy, mã giả là tài liệu thô để truyền tải yêu cầu của dự án tới thành viên.
Mặc dù có tính ứng dụng cao như Pseudocode còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Chẳng hạn như mã giả sẽ không cung cấp đồ thị biểu diễn logic về chương trình cũng như không có định dạng cố định. Vì vậy, mỗi công ty cần phải viết mã giả theo một cách riêng, không giống nhau bởi không có tiêu chuẩn cố định.
Hướng dẫn cách viết Pseudocode chi tiết
Nhiều bạn băn khoăn viết Pseudocode là gì có phức tạp không? Đối với những bạn mới học lập trình thì cách viết mã giả đôi lúc còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, chỉ cần các bạn chăm chỉ luyện tập, học hỏi thì khả năng viết Pseudocode sẽ được nâng lên đáng kể. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết Pseudocode chi tiết cho các bạn tham khảo:
Bước 1: Ghi lại mục đích của dòng lệnh
Đầu tiên, mọi người hãy sử dụng trình chỉnh sửa văn bản thuần tuý mặc dù có những chức năng phức tạp hơn. Chẳng hạn như trình xử lý văn bản Microsoft Word hay chương trình tương tự để tạo ra văn bản giàu tính chất. Tuy nhiên, mã giả nên được định dạng ở mức tối thiểu để đơn giản trên máy tính Windows và Mac.
Tiếp theo, mọi người hãy tiến hành ghi lại mục đích Pseudocode là gì của dòng lệnh thành một hay hai dòng tuỳ ý. Điều này để trình bày mục đích của code nhằm định hình văn bản đồng thời giúp bạn không phải giải thích tính năng của từng chương trình khi giới thiệu mã giả.
Bước 2: Viết câu lệnh mã giả
Các bạn hãy tiến hành viết lệnh cho mã giả, tuy nhiên chỉ nên viết một dòng một câu lệnh. Đối với danh sách tác vụ được thiết lập chuẩn xác thì mỗi dòng mã giả sẽ tương ứng với một tác vụ. Do đó, các bạn nên viết ra một danh sách tác vụ sau đó chuyển thành mã giả rồi mới viết code để máy tính hiểu được.
Ngoài ra, các bạn nên sử dụng khoảng trắng cũng như thụt lề một cách hiệu quả nằm tách biệt, báo hiệu thông tin chi tiết của đoạn Pseudocode là gì. Đặc biệt, các bạn nên viết hoa các từ khoá chính để các câu lệnh được giữ lại trong code thật. Chẳng hạn như bạn dùng từ if hoặc then trong mã giả, nếu muốn kết quả đầu ra xuất hiện code này thì nên viết in hoa.
Một trong những lưu ý khi viết mã giả đó là các bạn cần viết bằng thuật ngữ đơn giản. Hãy nhớ bạn đang viết nhằm giải thích mình đang muốn và cần làm gì chứ không phải là tóm tắt code. Đây là một lưu ý quan trọng trong trường hợp các bạn viết code cho một người không am hiểu. Bên cạnh đó, các bạn cần viết đúng trình tự của mã giả để khi viết mã thực tế dễ dàng hơn bởi mã sẽ chạy từ trên xuống dưới.
Bước 3: Dùng cấu trúc lập trình
Ở bước này, các bạn cần sử dụng cấu trúc của ngôn ngữ lập trình đã có theo một cách tuần tự. Từ đó, những lập trình viên khác sẽ hiểu ý muốn của bạn. Khi viết lập trình mã giả Pseudocode là gì sẽ có bốn cấu trúc phổ biến như sau:
if CONDITION then INSTRUCTION: Cấu trúc này có nghĩa là câu lệnh chỉ được thực thi nếu đáp ứng điều kiện. Condition khi dữ liệu thoả mãn điều kiện còn instruction là một bước chương trình sẽ thực hiện.
while CONDITION do INSTRUCTION: Câu lệnh sẽ được lặp đi lặp lại đến khi điều kiện không còn chính xác.
do INSTRUCTION while CONDITION: Cấu trúc này nhằm mục đích kiểm tra trước khi thực hiện câu lệnh.
function NAME (ARGUMENTS): INSTRUCTION: Khi sử dụng cấu trúc này, mỗi khi xuất hiện cái tên nào trong dãy code sẽ được thay thế một câu lệnh cụ thể.
Bước 4: Tiến hành sắp xếp các phần mã giả
Trường hợp thấy nhiều mã giả Pseudocode là gì lớn định nghĩa với phần mã khác trong cùng khối, các bạn có thể sử dụng dấu ngoặc hoặc ký hiệu khác để dễ nhìn hơn. Chẳng hạn như dùng dấu ngoặc vuông, dấu ngoặc nhọn để bao hàm đoạn mã dài. Hay khi code có bình luận thì bạn có thể dùng // ở bên trái để trả lời mà không ảnh hưởng tới đoạn code.
Bước 5: Kiểm tra lại mã giả
Trước khi khởi chạy mã giả, người viết nên kiểm tra lại một lần nữa xem mã giả có dễ đọc với người khác không (ngay cả đối với người không am hiểu về lập trình). Ngoài ra, người viết mã giả cần đảm bảo viết chuẩn chỉnh để chuyển hoá ngôn ngữ lập trình dễ dàng hơn. Trường hợp phát hiện ra một phần trong mã giả cần sửa đổi thì hãy sửa đổi luôn để tránh thông tin bị sai sót.
Ví dụ tạo văn bản mã giả
Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn mọi người viết mã giả đơn giản, có tính ứng dụng cao. Nhìn chung, cách viết mã giả cũng rất đơn giản, phù hợp ngay cả với người mới học lập trình. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn để ứng dụng linh hoạt hơn, sau đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể:
Chúng tôi sẽ viết một chương trình mã giả Pseudocode là gì về phương án lựa chọn của người tiêu dùng. Điều kiện là phương án đó chính xác thì nội dung hồi đáp hiển thị còn trường hợp không phù hợp thì hiện thông báo.
Đoạn mở đầu
print greeting (in ra câu chào)/ “Hello stranger!” (Chào bạn!)
Sau đó, tiến hành lập khoảng trống giữa dòng bằng câu lệnh:
print prompt (in ra hộp thoại)
press “Enter” to continue (nhấn “Enter” để tiếp tục)
<người dùng nhấn “Enter”>
Kêu gọi hành động của đối tượng sử dụng với câu lệnh
print call-to-action (in ra kêu gọi hành động)
“How are you?” (Bạn khỏe không?)
Thiết lập danh sách câu trả lời, người viết nên ưu tiên các trả lời tiện lợi bằng cách nhấn phím Enter.
display possible responses (hiển thị các câu trả lời)
“1. Fine.” (khỏe)
“2. Great!” (rất khỏe!)
“3. Not good.” (không khỏe)
Yêu cầu người dùng thực hiện hành động
print request for input (in ra yêu cầu nhập)
“Enter the number that best describes you:” (nhập số mà bạn thấy phù hợp nhất)
Tiến hành tạo câu lệnh if để có thể xem nhiều hơn kết quả mà người dùng đã chọn.
if “1” (nếu chọn “1”)
print response (in ra câu đáp)
“Dandy!” (Khỏe là tốt rồi!)
if “2” (nếu chọn “2”)
print response (in ra câu đáp)
“Fantastic!” (Rất khỏe thì quá tốt rồi!)
if “3” (nếu chọn “3”)
print response (in ra câu đáp)
“Lighten up, buttercup!” (Thư giãn hơn chút cho khỏe đi bạn hiền!)
Thiết lập dòng hiển thị báo lỗi
Trường hợp người dùng không chọn được câu trả lời đúng thì tiến hành thiết lập hiển thị thông báo lỗi:
if input isn’t recognized (không nhận diện được câu trả lời)
print response (in ra câu đáp)
“You don’t follow instructions very well, do you?” (Bạn chưa làm theo đúng hướng dẫn phải không?)
Như chúng tôi đã hướng dẫn Pseudocode là gì ở trên, người viết cần xem lại văn bản đã ổn chưa, có thiết chi tiết nào không? Một bài code giả hữu ích khi bất cứ ai nhìn vào đều có thể hiểu và đọc được.
Với chương trình trên đòi hỏi người dùng nhập số, khi con số đó khớp với câu trả lời có sẵn thì đáp án sẽ được hiển thị. Trường hợp không khớp với đáp án thì thông báo lỗi xuất hiện.
print câu chào
“Chào bạn!”
print hộp thoại
Nhấn “Enter” để tiếp tục
<Sau khi người dùng nhấn “Enter”>
Print câu hỏi thăm và kêu gọi hành động
“Hôm nay bạn khỏe không?”
display các phương án trả lời có thể lựa chọn
“1. Khỏe.”
“2. Rất khỏe!”
“3. Không khỏe.”
print yêu cầu input
“Nhập số phù hợp nhất với bạn:”
if nhập “1”
print câu đáp
“Khỏe thì tốt rồi!”
if nhập “2”
print câu đáp
“Rất khỏe thì quá tốt rồi!”
if nhập “3”
print câu đáp
“Thư giãn chút cho khỏe đi bạn hiền!”
if không thể nhận diện input của người dùng
print câu đáp
“Bạn không làm đúng theo hướng dẫn phải không?”
Để lưu lại bản code, người dùng hãy nhấn tổ hợp Ctrl + S (đối với máy tính Windows) và còn đối với máy tính Mac thì nhấn Command + S.
Tạm kết
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ Pseudocode là gì và cách viết mã giả cho các bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin giúp ích cho các bạn trong quá trình học viết lập trình. Hãy bấm theo dõi fanpage Hoàng Hà Mobile và kênh Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích từ chúng tôi nhé!
XEM THÊM: