Như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác, laptop rất sợ nước. Chỉ một ít nước cũng có thể gây hư hại các bộ phận của chúng. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng may laptop của bạn bị ướt? Cách khắc phục màn hình laptop bị ẩm ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu màn hình laptop bị ẩm
Màn hình laptop thường là màn hình tinh thể lỏng (LCD). Chúng được bao bọc chắc chắn trong khung bằng nhựa. Tuy nhiên chúng rất kỵ nước, không kém gì những linh kiện bên trong. Một sự cố nhỏ cũng có thể khiến chất lỏng thấm qua các đường nối của khung màn hình. Sau đó, chúng tích tụ bên dưới màn hình và len lỏi vào linh kiện bên trong.
Nếu chẳng may khiến màn hình bị ướt, dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất chính là nó bị đốm hay sọc. Chất lượng hiển thị kém đi, màn hình bị nhòe và gây đau mắt khi nhìn. Nghiêm trọng hơn, hư hại này còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác nếu chất lỏng tràn vào. Từ đó bàn phím của bạn không còn hoạt động được. Laptop thường xuyên bị giật lag, phản hồi chậm, thậm chí laptop không hoạt động do linh kiện bên trong bị hỏng.
Có thể sửa màn hình laptop bị ẩm hay không?
Sửa máy tính xách tay bị ướt là có thể, nhưng không phải lúc nào nó cũng thành công. Thiệt hại do tiếp xúc với nước có thể rất khác nhau. Nó tùy thuộc vào mức độ của việc tiếp xúc và thấm nước, cũng như các bộ phận bị ảnh hưởng ra sao.
Nếu cảm thấy thực sự tự tin và dũng cảm, bạn có thể thử mở vỏ máy tính xách tay của mình để tiến hành. Đầu tiên, bạn lau sạch và làm khô thủ công từng bộ phận bên trong. Dụng cụ có thể sử dụng là bình khí nén và bông gòn tẩm rượu. Tuy nhiên, chỉ nên thấm một ít vào bông gòn. Thấm quá nhiều rượu sẽ gây phản tác dụng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thiệt hại khi mở khung máy tính sai cách có khả năng làm quyền lợi bảo hành mất hiệu lực.
Do đó, lời khuyên là tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu có thể. Nhiều cửa hàng sửa chữa chuyên giải quyết các sự cố phức tạp như sự cố này. Họ sẽ rất sẵn lòng hỗ trợ bạn khôi phục chiếc máy quý giá của mình trở lại hoạt động hoàn hảo trở lại. Do đó, đừng tiếc tiền sửa laptop để rồi “tính già hóa non” nhé. Còn nếu việc sửa chữa quá phiền và tốn kèm, hãy mua cái mới nhé.
Cách xử lý khi màn hình laptop bị ẩm
Có đôi khi chúng ta sơ sót khiến cho nước vây vào laptop. Từ đó, nước sẽ thấm qua từng khe hở của thiết bị. Nó khiến màn hình cũng như các bộ phận bên trong bị ướt, gây hư hỏng laptop. Nếu chẳng may bạn rơi vào tình huống khó xử trên, vậy cách xử lý ra sao? Hãy bình tĩnh và thực hiện những bước dưới đây nhé.
Lập tức ngắt nguồn điện khi màn hình laptop bị ẩm
Ngay khi máy tính xách tay của bạn bị ướt, hãy tắt nó ngay lập tức. Bước này rất quan trọng để bảo toàn laptop cũng như hạn chế nguy cơ bị điện giật. Khi nước thấm vào, nó có thể phá hủy mạch điện nếu laptop của bạn vẫn đang được sạc điện. Ngoài dây cắm, đừng quên rút bất mọi thứ được kết nối với nó. Những thiết bị này thường bao gồm dây sạc, ổ USB, chuột, v.v. Ngoài ra, hãy tháo pin được kết nối với mặt dưới của máy tính xách tay.
Sau khi đã ngắt nguồn điện, hãy tắt nguồn để máy tính không còn hoạt động. Để tắt nóng laptop, chỉ cần giữ nút nguồn trong vài giây. Đừng cố lưu các tệp của bạn hoặc tắt hệ thống đúng cách. Các tập tin có thể được khôi phục, nhưng chiếc laptop của bạn thì không chờ lâu được như vậy.
Lau khô bên ngoài và dốc ngược laptop
Sau khi chắc chắn laptop đã tắt, bạn hãy dùng khăn mềm lau toàn bộ phần laptop bị dính chất lỏng. Kế đến, mở nó ra và đặt trên một bề mặt phẳng. Bàn phím và màn hình phải úp xuống trông giống như một mái nhà dốc. Điều này giúp nước đọng trên bàn phím, màn hình sẽ được dốc ra ngoài. Không bao giờ cố gắng khởi động máy vì nó có thể gây hư hỏng thêm cho chiếc laptop đang ẩm của bạn.
Cố gắng tháo rời laptop của bạn càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tháo pin và thẻ nhớ. Bắt đầu với việc loại bỏ tất cả các bộ phận có thể tháo rời dễ dàng. Đảm bảo rằng bạn đã rút phích cắm của chuột và tháo mọi dây cáp, ổ đĩa plug-and-play và DVD. Mục tiêu là để máy tính xách tay của bạn trống.
Tùy thuộc vào lượng chất lỏng khiến màn hình laptop bị ẩm mà cân nhắc có cần “phẫu thuật” laptop hay không. Lúc này cần mở các bộ phận bên trong và lấy chúng ra, kiểm tra cẩn thận và làm khô từng bộ phận. Hãy gửi chiếc laptop của bạn đến trung tâm sửa chữa và bảo hành để nhân viên kỹ thuật tiến hành “khám” nếu bạn không có kỹ thuật tháo rời. Nếu bạn tự thực hiện, hãy xem bước kế tiếp.
Tháo và lau khô từng bộ phận laptop
Sử dụng khăn giấy để thấm và lau sạch chất lỏng còn đọng trên màn hình và nơi khác. Hãy cẩn thận hong khô các bộ phận, vì đôi khi chỉ màn hình bị ẩm, các bộ phận còn lại cũng bị ảnh hưởng và ngược lại. Ngay cả các linh kiện bên trong bị ướt cũng sẽ khiến màn hình và nguồn “đóng băng”.
Làm khô màn hình và bề mặt bên ngoài. Tiếp theo hãy làm khô các bộ phận bên trong bằng cách đặt ở nơi khô ráo, có nắng. Nếu bạn làm đổ nước vào máy tính xách tay, bạn sẽ không phải lo lắng về vết bẩn. Tuy nhiên nếu là loại chất lỏng khác thì đáng nguy hơn. Cần chú ý tránh chất lỏng có ga xa laptop vì nó khiến các bộ phận bên trong bị ăn mòn. Nếu bạn làm đổ chất lỏng có đường (cà phê, nước ép, trà sữa…), cặn dính sẽ vẫn còn bám sau khi khô. Màn hình sẽ khó được lau sạch sẽ. Tai hại hơn là các bộ phận bên trong bị quá nóng và cháy do đường.
Đừng cố gắng dùng nhiệt trực tiếp làm khô linh kiện nào đã bị hư hỏng do ẩm. Điều này có thể gây ra các sự cố tĩnh điện, càng khó khắc phục hơn.
Vệ sinh bo mạch chủ
Nếu bạn là người rành về kỹ thuật, bạn có thể vệ sinh bo mạch chủ của mình. Bo mạch chủ là bộ phận có rất nhiều cổng và mô-đun khác nhau. Nó cũng đảm nhiệm nhiều hoạt động cho thiết bị. Các hoạt động này có thể bị cản trở nếu nó bị bẩn. Việc này nhằm loại bỏ bất kỳ chất lỏng còn sót lại nào, ngăn bo mạch chủ không bị oxy hóa, dẫn đến hư hỏng.
Bạn sẽ cần bể siêu âm đặc biệt và dung dịch đặc biệt để vệ sinh kỹ chúng. Tuy nhiên, những dụng cụ này thường đắt đỏ và khó mua. Do đó, sẽ thuận tiện hơn nếu mang bo mạch đến cửa hàng sửa chữa máy tính đủ điều kiện để rửa/vệ sinh. Ngoài ra, quy trình sinh cũng cần đúng cách. Nếu làm không đúng cách, có khả năng dẫn đến brick bo mạch chủ.
Bật laptop lại và kiểm tra màn hình laptop bị ẩm
Cuối cùng sau khi đảm bảo màn hình laptop đã khô, mọi linh kiện đã ráo, hãy bật laptop lên. Nếu laptop của bạn vẫn chạy thì đó là một tin tuyệt vời. Mặc dù vậy, coi chừng các nguy cơ tiềm ẩn. Bất kỳ hiện tượng màn hình nhấp nháy cho thấy laptop vẫn còn nước. Cố gắng sử dụng tất cả các chức năng như màn hình, Bluetooth, ổ đĩa CD-ROM và USB hoặc thậm chí cả bàn phím. Một số trường hợp laptop bật lên nhưng bàn phím có vẫn còn ẩm (đặc biệt khi làm đổ chất lỏng có đường). Còn nếu laptop vẫn tắt, thì xin chia buồn. Bạn đành phải tạm biệt chiếc màn hình laptop bị ẩm đó rồi!
Gửi laptop đến trung tâm bảo hành
Bạn sẽ phải cần chuyên gia vào cuộc nếu nó không bật nguồn. Chất lỏng có thể đã gây ra hư hỏng dù bạn đã ‘sơ cứu’ màn hình laptop bị ẩm. Ngay cả khi laptop có vẻ đang hoạt động tốt, bạn vẫn nên nhờ trung tâm kỹ thuật kiểm tra lại. Các kỹ thuật viên có các công cụ và phần mềm cần thiết để quét các hư hỏng bên trong do ẩm ướt. Ngoài ra, bạn nên têu cầu vệ sinh laptop từ bên trong để đảm bảo không còn hơi ẩm trong các bộ phận.
Một số câu hỏi thường gặp
Có một số “mẹo” bí truyền khi “sơ cứu” màn hình laptop bị ẩm trong trường chẳng may nước văng vào chúng. Để trong thùng gạo, dùng máy sấy… liệu những “mẹo” này có thật sự đúng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Laptop có khả năng chống nước?
Khả năng chống nước đang trở thành tiêu chuẩn cho các thiết bị điện tử. Smartphone, smartwatch… đều có trang bị khả năng này. Tuy nhiên laptop hiện tại không có khả năng này. Những dòng laptop như Latitude của Dell, Panasonic ToughBook… dù được quảng cáo có khả năng chống nước IP65, nhưng chúng không hề bất khả xâm phạm. Điều này là do các nhà sản xuất sử dụng các thành phần điện tử trong thiết kế. Chúng không được tạo ra để tiếp xúc với chất lỏng. Cho dù trên máy có chứng nhận IP chống nước, chúng cũng chỉ phòng hờ trường hợp lượng nước nhỏ bắn vào, hay để laptop gần nguồn ẩm.
Tóm lại: không có laptop nào hoàn toàn không thấm nước. Một số thương hiệu trang bị chống nước nâng cao giúp cải thiện độ bền trong môi trường ẩm hơn bình thường. Nếu chẳng may laptop rơi vào hồ nước thì đến thần tiên cũng bó tay. Do đó không muốn laptop bị ướt, hãy tránh xa nơi ẩm thì càng tốt nhé.
Có nên dùng gạo để làm khô màn hình laptop bị ẩm?
Không, trong mọi trường hợp, bạn không nên cho laptop ướt vào gạo để làm khô. Đặt một chiếc máy tính xách tay ướt trong gạo sẽ không thực sự giúp thiết bị được hút ẩm. Sự thật là vì để quá trình bay hơi diễn ra, độ ẩm giảm đi thì không khí vẫn cần lưu thông. Các hạt gạo nhỏ cũng dễ dàng mắc kẹt trong các cổng kết nối và các khe hở khác trên thiết bị. Điều này có thể gây ra hư hỏng nặng hơn theo thời gian nếu không hạt gạo vẫn còn đó.
Do đó, cách dùng gạo này trên thực tế lợi bất cập hại. Tất cả bạn cần làm là thực hiện theo hướng dẫn ở trên: tắt nguồn, rút sạc, dốc ngược laptop và để khô. Để các bộ phận bên trong khô tự nhiên là phương pháp an toàn nhất, giúp tránh mọi hư hỏng khác.
Có nên làm khô laptop bằng máy sấy tóc?
Một số người muốn làm khô nhanh màn hình laptop bị ẩm nên sử dụng máy sấy. Thậm chí phương pháp này được lan truyền rộng rãi để xử lý khi thiết bị điện tử vào nước. Sự thật là máy sấy tóc có thể gây hư hỏng nặng hơn cho các bộ phận bên trong máy tính xách tay. Đó là do nhiệt độ cao của máy khiến các linh kiện bị chập mạch. Thậm chí nhiệt quá cao có thể làm tan chảy một số thành phần trong máy. Từ đó, nó gây ra hư hỏng không thể khắc phục đối với phần cứng của laptop.
Sử dụng máy sấy tóc có vẻ như là một cách khắc phục dễ dàng để xử lý chất lỏng bị đổ trên máy tính xách tay. Tuy nhiên phương pháp này cũng hại nhiều hơn lợi. Không đáng để mạo hiểm các thiết bị đắt tiền như vậy với một cách xử lý còn nhiều trái chiều. Do đó, bạn không bao giờ nên làm khô máy tính xách tay ướt của mình bằng máy sấy tóc.
Laptop bị chậm sau khi bị ướt?
Có, hư hỏng do nước có thể làm cho máy tính xách tay chạy chậm hơn. Hư hỏng do nước có khả năng làm màn hình laptop bị ẩm, cản trở hoạt động bình thường. Nó gây ra trục trặc phần cứng, làm hỏng dữ liệu và thậm chí là hư hỏng vật lý.
Một cách mà nước có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính xách tay là chúng tác động các bộ phận điện. Khi chất lỏng tiếp xúc với các bộ phận này, nó khiến bộ phận bị đoản mạch. Từ đó, chúng hoạt động sai chức năng hoặc bị hỏng hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến việc màn hình máy không thể hiển thị, máy tính bị lag hoặc hoàn toàn không thể bật nguồn. Các bộ phận khác bị hỏng như cổng kết nối và bo mạch chủ cũng có thể làm giảm hiệu suất. Đó là vì chúng không thể truyền dữ liệu ở tốc độ thông thường do ăn mòn hoặc xuống cấp khác vì tiếp xúc với chất lỏng.
Ngoài ra, các hư hỏng vật lý như pin bị phồng cũng không phải là kết quả hiếm gặp do bị nước đổ vào. Kết quả là máy tính không thể giữ điện tích trong thời gian dài so với trước đây. Sự cố này có thể ảnh hưởng thêm đến tốc độ hoạt động của laptop.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn xử lý đúng cách nếu màn hình laptop bị ẩm nhé. Chia sẻ trên đều được đội ngũ Hoàng Hà Mobile tổng hợp. Hãy luôn cập nhật các tin mới nhất từ trang tin tức của Hoàng Hà Mobile nhé!
Xem thêm: