Hiện nay các thiết bị di động đều có thông số IMEI riêng trên đó, chỉ số này có thể phân biệt các thiết bị với nhau. Vậy IMEI là gì? Cách check IMEI như thế nào? Bài viết sau của Hoàng Hà Mobile sẽ chia sẻ thông tin về mã số IMEI và cách kiểm tra số IMEI đơn giản nhất.
IMEI là gì?
IMEI đại diện cho một mã số nhận dạng duy nhất dành cho thiết bị di động. Mã này được thiết kế với 15 chữ số và chủ yếu do nhà sản xuất thiết bị quy định. Mỗi thiết bị di động trên thế giới có một số IMEI duy nhất. Chức năng chính của nó là phân biệt nhanh chóng giữa các thiết bị khác nhau.
IMEI không chỉ là một số nhận dạng mà còn mang lại nhiều ưu điểm quan trọng.
- Đầu tiên, IMEI hỗ trợ trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo tính nhất quán trong quá trình sản xuất.
- Thứ hai, IMEI giúp ngăn chặn việc sử dụng các thiết bị trộm hoặc bị mất. Vì khi một thiết bị được báo mất thì dịch vụ di động có thể sử dụng số IMEI để tìm kiếm và chặn nó khỏi các mạng di động.
- Ngoài ra, khi một người mua một thiết bị mới, việc kiểm tra số IMEI giúp đảm bảo rằng sản phẩm đó là chính hãng và không phải là hàng giả mạo.
- Hơn nữa, IMEI cũng là một yếu tố quan trọng trong việc theo dõi và quản lý các thiết bị di động từ xa. Đặc biệt là trong trường hợp cần phải tắt hoặc khoá từ xa một chiếc điện thoại di động.
Những lợi ích mà IMEI đem đến cho người dùng?
Mã số IMEI là một định danh duy nhất gắn liền với mỗi điện thoại di động. Hiện nay nó đang đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho người sử dụng:
Xác định sản phẩm chính hãng
Việc check IMEI giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm có chính hãng hay không. Bằng cách kiểm tra sự trùng khớp giữa số IMEI trên điện thoại và số IMEI được nhà sản xuất cung cấp, người dùng có thể chắc chắn về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm mà họ đang sử dụng hoặc sắp mua.
Cung cấp thông số điện thoại
Mã số IMEI mang đến thông tin chi tiết về điện thoại. Bao gồm thông tin về thời hạn bảo hành, xuất xứ, thông số phần cứng, thời điểm kích hoạt máy… Nhờ vào IMEI, người dùng có thể đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tìm hiểu thông tin chính xác về sản phẩm.
Hỗ trợ nghe, gọi, bảo hành
Mã số IMEI không chỉ quan trọng trong việc xác định tính chính hãng của điện thoại mà IMET còn hỗ trợ chức năng nghe, gọi. Bằng cách thu nhận sóng và đọc SIM, IMEI đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng liên lạc. Mất IMEI không chỉ khiến điện thoại không thể nghe gọi mà còn làm mất đi hiệu lực bảo hành từ nhà sản xuất.
Bảo vệ thiết bị
IMEI là một công cụ hiệu quả để ngăn chặn trong quá trình sử dụng thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp. Các dịch vụ di động có thể sử dụng IMEI để tìm kiếm và chặn các điện thoại bị mất. Từ đó giúp tăng cường an ninh và giảm nguy cơ lạm dụng thông tin cá nhân trên thiết bị cho người dùng.
Tại sao phải check IMEI trên điện thoại?
Nếu con người có các mã số định danh như số CMND hay số thẻ CCCD thì điện thoại cũng có một loại “CMND” riêng biệt, đó chính là IMEI. IMEI có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính hãng của điện thoại. Do đó, việc check IMEI khi mua điện thoại là bước quan trọng mà mọi người nên thực hiện.
IMEI không chỉ giúp người dùng xác định xem thiết bị có phải là hàng chính hãng hay không mà còn mang đến nhiều thông tin quan trọng khác. Thông qua IMEI, người sử dụng và nhà sản xuất có thể xác định thời gian kích hoạt máy, đánh giá thông tin về phần cứng của thiết bị, kiểm tra thời gian bảo hành,…
IMEI cũng thực hiện chức năng quan trọng trong việc đọc SIM và thu nhận sóng. Điều này làm cho điện thoại thực hiện đúng “bản chất” của nó là dùng để liên lạc. Trong trường hợp mất IMEI, điện thoại không chỉ mất khả năng nghe gọi mà còn dẫn đến vấn đề mất thời gian bảo hành đối với thiết bị đó.
Thêm vào đó, IMEI cho phép người dùng kiểm tra thông tin xuất xứ của sản phẩm. Nếu bạn muốn biết điện thoại của mình được sản xuất ở đâu, IMEI sẽ là công cụ quan trọng để đối chiếu và xác minh thông tin này. Tóm lại, IMEI không chỉ là một số nhận dạng, mà còn chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về điện thoại di động.
Cách check IMEI trên điện thoại Android, iPhone nhanh chóng nhất
Thông tin tiếp theo sẽ hướng dẫn mọi người một số cách check IMEI trên điện thoại nhanh chóng:
Cách kiểm tra IMEI trên iPhone
Sau đây là một số cách giúp bạn kiểm tra IMEI trên điện thoại iPhone khi cần thiết:
– Cách check IMEI qua “Cài đặt”:
- Bước 1: Mọi người vào ứng dụng cài đặt trên iPhone, sau đó chọn “Cài đặt chung” và chọn vào “Giới thiệu”.
- Bước 2: Bạn kéo xuống dưới và xem số IMEI của điện thoại.
– Cách kiểm tra IMEI qua ứng dụng gọi điện thoại:
- Bước 1: Đầu tiên, mọi người vào ứng dụng gọi điện thoại trên iPhone.
- Bước 2: Sau đó bạn nhập “*#06#” rồi nhấn nút gọi để xem số IMEI.
– Cách kiểm tra IMEI trên trang web chính thức của Apple:
- Bước 1: Bạn truy cập vào: https://checkcoverage.apple.com/?locale=en_VN. Sau đó bạn chọn “Điền mã IMEI & bảo mật” và chọn vào “Continue”.
- Bước 2: Bạn đối chiếu mã số IMEI trên điện thoại với thông tin được hiển thị trên trang Apple.
Cách check IMEI trên điện thoại Android
Hiện nay có 5 cách kiểm tra số IMEI trên điện thoại Android mà mọi người có thể thực hiện:
- Cách 1: Dùng cú pháp gọi “#06*# rồi nhấp vào nút gọi để nhận về mã số IMEI chính xác.
- Cách 2: Check IMEI qua ứng dụng cài đặt: Đầu tiên bạn chỉ cần mở ứng dụng “Cài đặt”. Sau đó bạn chọn vào “Thông tin thiết bị” và chọn mục “Trạng thái” nhận số IMEI.
- Cách 3: Kiểm tra IMEI bằng Google Dashboard: Bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Google Dashboard có liên kết với điện thoại của mình để xem số IMEI.
- Cách 4: Kiểm tra IMEI trên pin điện thoại: Hiện nay có vài dòng điện thoại Android có thể mở nắp pin ra dễ dàng, mọi người có thể xem được số IMEI trên pin của điện thoại.
- Cách 5: Check IMEI trên vỏ hộp khi mua điện thoại: IMEI cùng vài thông tin như màu sắc, model, nhà sản xuất, số lô sản xuất,… thường sẽ được in trên tem được dán bên ngoài vỏ hộp điện thoại.
Lưu cần biết về IMEI
Sau đây là một số lưu ý cần biết về mã số IMEI mà người dùng cần tham khảo:
Bảo mật dãy số IMEI
Dãy số IMEI là thông tin nhạy cảm. Do đó việc bảo mật nó là rất quan trọng. Bạn nên hạn chế việc chia sẻ hoặc hiển thị dãy số này trước mặt người khác để tránh tình trạng lạm dụng thông tin cá nhân. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị di động của bạn.
Mất IMEI gây ra nhiều tác động xấu
Nếu điện thoại của bạn mất IMEI, không chỉ là bạn không thể nghe gọi, mà đối với các thiết bị iPhone thì nó còn gây ra nguy cơ mất tài khoản iCloud từ xa. Việc người khác chiếm đoạt số IMEI có thể mở đường cho họ đánh cắp dữ liệu và thông tin quan trọng liên quan đến tài khoản iCloud.
IMEI là thông tin quan trọng để xác nhận bảo hành
Dãy số IMEI giúp bạn xác định chính xác thời gian bảo hành còn lại của thiết bị. Cách kiểm tra bảo hành có thể thay đổi tùy theo từng nhà sản xuất thiết bị di động. Vì vậy bạn hãy liên hệ với nhà sản xuất hoặc nơi bán thiết bị để kiểm tra bảo hành thông qua mã số IMEI.
IMEI có thể bị mất
IMEI có thể bị mất do những nguyên nhân như lỗi phần cứng, lỗi phần mềm,… Khi đó thì mọi người nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất thiết bị hay đến các trung tâm bảo hành để khắc phục lỗi.
Một vài mã định dạng khác trên điện thoại
Ngoài việc tìm hiểu về IMEI và cách check IMEI thì mọi người cũng cần chú ý đến một số mã định danh quan trọng của điện thoại như:
Serial Number
Serial Number là một chuỗi ký tự. Nó bao gồm cả chữ cái, số, hoặc cả hai. Tương tự như IMEI, mỗi điện thoại có một Serial Number duy nhất được gán bởi nhà sản xuất. Số seri thường được sử dụng để tra cứu các thông tin cần thiết về thiết bị. Đồng thời số seri cũng có thể hỗ trợ người dùng kiểm tra chất lượng sản phẩm và xác định tính chính hãng của điện thoại.
Địa chỉ MAC
Địa chỉ MAC đều được gán cho mỗi phần cứng trên thiết bị mạng bởi nhà sản xuất mạng. Địa chỉ MAC gồm 6 cặp chữ số hoặc ký tự khác nhau và đây là địa chỉ duy nhất và không thay đổi. Nhiệm vụ của nó là phân phối dữ liệu truyền giữa các mạng với nhau và đến thiết bị mạng đã được gán.
Địa chỉ Bluetooth
Địa chỉ Bluetooth bao gồm số và chữ được gán cho thiết bị sử dụng công nghệ kết nối Bluetooth. Hiện nay có hai loại địa chỉ Bluetooth đó là địa chỉ công khai không thể thay đổi và địa chỉ được gán ngẫu nhiên trong thời gian chạy. Địa chỉ Bluetooth cũng cho phép các thiết bị trao đổi dữ liệu với nhau.
Chứng chỉ FCC
Chứng chỉ FCC là một chứng chỉ đánh giá được cung cấp bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang tại Mỹ cho các thiết bị điện tử. Mã FCC được cấp để đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và không tạo ra nhiễu động điện từ gây ảnh hưởng đến người dùng. Mã FCC cung cấp bảo đảm về chất lượng và tuân thủ quy định khi sử dụng tại Mỹ.
Tạm kết
Bài viết trên đã chia sẻ về mã số IMEI trên điện thoại và cách check IMEI đơn giản nhất. Hy vọng mọi người có được thông tin rõ ràng hơn về chỉ số này và biết cách sử dụng IMEI trong các trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, mọi người cần bảo mật số IMEI của mình để tránh các tình huống xấu xảy ra.
Tham khảo bài viết liên quan: