Cách mạng tháng 8 thành công là dấu mốc lịch sử quan trọng trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vậy ngày CMT8 ra đời khi nào? Có ý nghĩa lịch sử gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Sơ lược về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một trong những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc ta. Để có được thành công, cuộc cách mạng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trên các mặt trận tư tưởng, chính trị,… Dưới đây là thông tin chi tiết về sự chuẩn bị, thời cơ cũng như kết quả đạt được của cách mạng tháng Tám.
Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh
Đầu tháng 8 năm 1945, quân Đồng minh tấn công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhằm uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và 9/08/1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Điều này khiến hai thành phố tan tác, giết hại hàng vạn người dân thường.
Ngày 08/08/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, sau đó một ngày quân đội Xô viết đã mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc, Trung Quốc. Trước tình hình này, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản họp thông qua quyết định đầu hàng. Giữa trưa ngày 15/08/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Ở Đông Dương, quân Nhật rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa.
Ngay từ ngày 13/08/1945 khi nhận được thông tin Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc bạn bố “Quân lệnh số 1” chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Diễn biến tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 trên cả nước
Đến giữa tháng 8/1945, trên cả nước khí thế cách mạng đã sẵn sàng chiến đấu. Tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa do liên lạc khó khăn nhưng một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh đã căn cứ vào tình hình cụ thể để phát động nhân dân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
Đến chiều ngày 16/08/1945, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa – đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huỷ xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Ngày 18/08/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Ở Hà Nội, Uỷ ban khởi nghĩa quyết định giành chính quyền vào ngày 19/08/1945 và giành thắng lợi trong tối hôm đó. Ở Huế, ngày 20/08, Uỷ ban Khởi nghĩa được thành lập và quyết định giành chính quyền vào ngày 12/08.
Tại Sài Gòn, xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh vào ngày 25/08. Sự thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở thành phố lớn đã tác động đến các địa phương trong cả nước. Người dân từ vùng núi, nông thôn đến thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa.
Địa phương giành chính quyền muộn nhất là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên vào ngày 28/08. Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng từ ngày 14 đến 28/08/1945. Chiều 30/08, Vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến Việt Nam.
Sự kiện thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (2/9/1945)
Ngày 25/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về Hà Nội. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đổi tên thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (28/8/1945). Trong những ngày này, Hồ Chí Minh đã soạn bản tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị để ra mắt Chính phủ lâm thời.
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản tuyên ngôn đã nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ xiềng xích gần 100 năm thực dân để dựng nên độc lập, tự do. Nhân dân ta lại tiếp tục đánh đổ chế độ quân chủ tồn tại qua nhiều thế kỷ để lập nên chế độ dân chủ cộng hoà”.
Trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng khẳng định ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, không chịu khuất phục trước kẻ thù nào. Điều này được thể hiện qua câu nói: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, sự thật đã thành một nước tự do độc lập, Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi do đâu?
Có hai nguyên nhân chính, đó là:
Nguyên nhân chủ quan
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất vì độc lập tự do dân tộc. Do đó, khi Đảng cộng Sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân đã không ngần ngại đứng lên cứu nước.
Cách mạng tháng 8 do Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chính Minh lãnh đạo với đường lối đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lenin được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Để giành được thắng lợi, Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939. Qua đó đã rút được bài học kinh nghiệm từ những thành công và cả thất bại đặc biệt trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng,…
Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân đã nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ để giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh từ trung ương đến địa phương đã linh hoạt, chớp thời cơ để phát động quần chúng nhân dân giành chính quyền.
Nguyên nhân khách quan
Chiến thắng của cách mạng tháng 10 Nga và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít nhất là chiến thắng của phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản. Điều này đã cổ vũ nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và tạo thời cơ để đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 có ý nghĩa lịch sử gì?
Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm. Đồng thời lật đổ chế độ phong kiến ngự trị gần 10 thế kỉ ở nước ta.
Thắng lợi của cách mạng tháng 8 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc: kỷ nguyên độc lập tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước,…
Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền. Đây cũng là sự chuẩn bị những điều kiện có tính quyết định cho những thắng lợi của dân tộc trong giai đoạn sau.
Cuối cùng, thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm suy yếu chúng và cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giải phóng, có ảnh hưởng đến Campuchia và Lào.
Bài học kinh nghiệm sau cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng 8 để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đồng thời làm phong phú hệ thống lý luận cách mạng cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm sau cách mạng tháng Tám cho dân tộc, cụ thể:
Cần giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
Bài học kinh nghiệm đầu tiên cần giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Cương lĩnh chính trị của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ gắn liền, không thể tách rời và kết quả đạt được vô cùng xứng đáng, đã kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Thực hiện khởi nghĩa toàn dân
Kết quả thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám là sự nỗ lực, đồng lòng của hơn 20 triệu người Việt Nam yêu nước. Trong đó, lực lượng chủ yếu là giai cấp công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Khối liên minh công nông được hình thành và củng cố qua phong trào cách mạng.
Dùng bạo lực cách mạng hợp lý
Đảng đã xây dựng lực lượng cách mạng vững chắc, sử dụng linh hoạt trong từng giai đoạn lịch sử. Cuộc cách mạng tháng 8 thành công là kết quả của bạo lực cách mạng dựa trên lực lượng chính trị vũ trang, sự nổi dậy của quần chúng nhân dân,… Cách mạng tháng Tám là kết hợp các hình thức đấu tranh từ kinh tế, chính trị, hợp pháp, bất hợp pháp,… Đảng đã biết chớp thời cơ và sử dụng sức mạnh của dân tộc theo nguyên tắc tập trung, thống nhất và kịp thời.
Sự lãnh đạo của Đảng
Đảng là nhân tố quan trọng dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Với đường lối, chính sách đúng đắn giúp nước ta giành lại độc lập. Bên cạnh đó, cần nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa toàn dân và chớp thời cơ nhanh chóng. Sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng qua các cuộc chiến tranh là nền tảng, điều kiện dẫn tới thắng lợi sau này.
Tạm Kết
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ về ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8 cho các bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên giúp các bạn hiểu hơn về lịch sử dân tộc mình. Từ đó, không ngừng cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hãy theo dõi Hoàng Hà Mobile để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
XEM THÊM: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: hoàn cảnh, ý nghĩa