Rubik luôn là trò chơi “hack não” nhưng kích thích tư duy rất tốt. Tuy nhiên, mọi người thường gặp khó khăn khi giải khối lập phương sau khi hoàn thành mặt đầu tiên. Có nhiều cách giải Rubik 3×3, hay nâng cao hơn là cách giải Rubik 4×4, thậm chí chỉ trong vài bước. Hãy cùng tìm hiểu các cách hóa giải các khối Rubik xoắn não ở bài viết này nhé.
Khối Rubik là gì? Lịch sử hình thành khối Rubik
Khối Rubik là món đồ chơi phổ biến. Nó được ra đời vào năm 1974, bởi nhà phát minh người Hungary Erno Rubik. Người ta cũng lấy tên của ông để đặt cho tên trò chơi này. Khi ông phát minh ra nó, ông còn không chắc nó có thể giải được. Những hình khối đã được bán tại các cửa hàng đồ chơi ở Budapest vào năm 1977. Sau đó, nó được mua lại bởi công ty đồ chơi Mỹ Ideal Toys. Ideal đã đổi tên khối lập phương thành khối Rubik để tôn vinh vào năm 1980 để tôn vinh ông.
Sau này, món đồ chơi này trở nên cực kỳ phổ biến trong thập kỷ tiếp theo và lan rộng sang các nước khác, bất kể là châu Á hay châu Âu. Năm 2003, World Cube Association – Hiệp hội Rubik Thế giới ra đời. Tổ chức này là đại diện cho các giải đấu trò chơi trí tuệ nói chung cũng như Rubik nói riêng. Đây cũng là nơi những ai đam mê Rubik cùng nhau chia sẻ bí kíp cách giải Rubik 3×3 cũng như những mẹo giải trò chơi tư duy khác.
Nhà khoa học nhận thức Douglas Hofstadter đã từng phát biểu trong một bài chia sẻ năm 1981 rằng “Rubik không chỉ là một trò chơi xếp hình”. Đây là trò chơi không chỉ giúp người chơi vừa giải trí, mà nó còn kích thích phát triển tư duy và trí tuệ.
Các kiểu Rubik khác nhau
Khối Rubik có thể được chia thành hai loại: khối lập phương và khối hình dạng đặc biệt. Nhiều cá nhân và công ty đã tạo ra những thử thách khó hơn cho các khối Rubik ban đầu bằng cách sửa đổi hình dạng chúng. Dưới đây là một rong những Rubik phổ biến nhất.
- 2×2: còn gọi là khối Rubik bỏ túi. Nó chỉ có bốn hình vuông trên mỗi mặt. Tuy nhỏ, nhưng nó có hơn 3,5 triệu hoán vị cách xoay.
- 3×3: khối Rubik cổ điển, cũng là khối phổ biến nhất. Mỗi mặt khối 3×3 bao gồm 9 ô, với sáu màu khác nhau. Thông thường cách giải Rubik 3×3 cũng là nền tảng để giải các khối Rubik phức tạp hơn.
- 4×4: khối Rubik báo thù. Nó gồm 56 khối ghép, trong đó có 8 khối góc, 24 khối cạnh và 24 khối mặt.
- Pyraminx: hay còn gọi là Rubik tứ diện/Rubik Kim tự tháp. Nó có hình tam giác, 4 mặt, 6 khối cạnh và 4 khối cầu để nối cạnh và và đỉnh khối.
- Skewb: hay còn gọi là Rubik bát diện. Nó có tám góc và sáu tâm cố định.
- Megaminx: Megaminx là khối Rubik ở dạng thập nhị diện và đều nhau. Mỗi mặt gồm một tâm cố định hình ngũ giác. Ngoài ra, nó còn năm mảnh góc xếp thành hình ngôi sao năm cánh, cùng với mảnh cạnh tam giác.
- Rubik gương: Khối lập phương này sở hữu cấu trúc và thiết kế độc nhất. Hầu hết tất cả các mặt của chúng đều có kích thước và hình dạng khác nhau.
Kỷ lục về cách giải Rubik 3×3
Khối Rubik bao gồm 26 khối lập phương nhỏ xoay trên một trục trung tâm. Trong đó, có chín mặt lập phương có màu, xếp thành ba hàng. Mỗi hàng có ba mặt, tạo thành mỗi cạnh của hình lập phương. Nguyên tắc chơi Rubik là người chơi là phải đưa nó trở lại hình dạng ban đầu khi khối lập phương bay xoay. Các nhà toán học đã tính ra rằng có hơn 43 triệu tỷ cách xoay các ô vuông. Tuy nhiên, chỉ một trong những cách kết hợp đó là đúng.
Max Park (California, Mỹ) gần đây đã lập kỷ lục thế giới về cách giải Rubik 3×3 chỉ trong 3,134 giây vào ngày 11 tháng 6 vừa qua. Cậu đã xuất sắc vượt qua kỷ lục do Yusheng Du (Trung Quốc) thiết lập gần 5 năm trước với 3,47 giây. Max còn giữ cả kỷ lục thế giới về cách giải Rubik 4×4, 5×5, 6×6 và 7×7.
Các bước giải Rubik 3×3 cho người mới bắt đầu
Có nhiều phương pháp để hóa giải các khối lập phương đầy cân não này. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo ưu tiên của người chơi. Hãy cùng tìm hiểu các cách giải Rubik ở đây nhé.
Nguyên tắc xoay khối
Giải pháp dễ dàng để giải một khối Rubik là giải quyết mặt dưới cùng đầu tiên. Sau đó, bạn xoay khối giữa và cuối cùng là mặt trên cùng. Nói về cách giải Rubik 3×3, đầu tiên, người chơi phải nắm rõ nguyên tắc xoay khối:
- R: Xoay mặt khối về hướng bên phải, theo chiều kim đồng hồ.
- R’: Xoay mặt khối về hướng bên phải, ngược chiều kim đồng hồ.
- L: Xoay mặt khối về hướng bên trái, theo chiều kim đồng hồ.
- L’: Xoay mặt khối về hướng bên trái, ngược chiều kim đồng hồ.
- U: Xoay mặt khối về hướng trên cùng, theo chiều kim đồng hồ.
- U’: Xoay mặt khối về hướng trên cùng, ngược chiều kim đồng hồ.
- F: Xoay mặt khối về hướng phía trước, theo chiều kim đồng hồ.
- F’: Xoay mặt trước, ngược chiều kim đồng hồ.
Trình tự cách giải Rubik 3×3
Sau khi nắm rõ nguyên tắc xoay khối, bạn tiến hành theo những trình tự cách giải Rubik 3×3 sau:
Bước 1: Đầu tiên, chọn một mặt trung tâm có màu bất kỳ (chẳng hạn như màu trắng). Sau đó, bạn tạo một chữ thập màu trắng bằng cách đưa tất cả bốn mảnh cạnh tiếp giáp với trung tâm.
Bước 2: Lần lượt ghép các màu của cả bốn tâm của mặt bên với các cạnh của lớp dưới cùng. Rồi sau đó, bạn xoay các cặp đã khớp theo hai hướng ngược nhau. Bạn đưa chúng lại để tạo thành một hình chữ thập.
Bước 3: Ghép góc ở mặt dưới cùng sao cho đồng màu với trung tâm. Sau đó, áp dụng thuật toán R U R’ U’ và lặp lại thuật toán tương tự cho đến khi mảnh góc dưới cùng được đặt ở đúng vị trí của nó.
Bước 4: Tạo mặt thứ hai bằng cách ghép tất cả bốn cạnh ở các mặt bên. Đầu tiên, ghép màu của góc thuộc mặt trên với mặt trung tâm. Quan sát phần khác của khối.
- Trường hợp 1: Nếu màu của phần còn lại khớp với phần trung tâm ở phía bên phải, thì hãy áp dụng thuật toán U R U’ R’ U’ F’ U F.
- Trường hợp 2: Nếu màu của phần còn lại khớp với phần trung tâm ở phía bên trái, thì hãy áp dụng thuật toán’ U’ L’ U L U F U’ F.
Bước 5: Tạo chữ thập màu vàng cho mặt trên cùng bằng cách áp dụng thuật toán F R U R’ U’ F’ 1-3 lần.
Bước 6: Bây giờ, ghép một cạnh bất kỳ của mặt trên cùng với tâm ở lớp giữa. Sau đó áp dụng thuật toán F R U R’ U’ F’ cho đến khi tất cả các cạnh được khớp. Bây giờ hãy giữ góc được ghép làm mặt trước và hướng về bên phải. Nếu không có mảnh góc nào ở đúng vị trí, bạn có thể giữ khối lập phương theo bất kỳ hướng nào với các mảnh không khớp ở trên cùng. Kế đến, bạn xoay theo U R U’ L’ U R’ U’ L 1-3 lần.
Bước 7: Ở bước cuối cùng, giữ màu vàng làm mặt trước và bắt đầu từ bất kỳ góc nào. Áp dụng tchiều xoay U R’ U’ R cho đến khi góc sắp xếp chính xác. Sau đó bạn xoay lớp trên cùng. Rồi bạn lặp lại U R’ U’ R một lần nữa v.v. Sau cùng, bạn chỉ cần di chuyển lớp đối diện màu vàng 1-2 lần nếu cần.
Các cách giải Rubik 3×3 được áp dụng nhiều nhất
Với thiết kế đầy màu sắc và cơ chế phức tạp, việc giải câu đố có vẻ khó khăn. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, tìm ra cách giải Rubik 3×3 là một trải nghiệm cực kỳ thỏa mãn. Bạn có thể hoàn tất nhanh hơn bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Việc thử nghiệm nhiều phương pháp sẽ giúp bạn xác định cái nào phù hợp nhất. Dưới đây là các cách giải Rubik 3×3 được áp dụng nhiều nhất.
Cách giải Rubik 3×3 CFOP
Phương pháp CFOP, hay có cái tên khác là phương pháp Fridrich. Đây là một trong những cách giải Rubik 3×3 phổ biến nhất do Jessica Fridrich tạo ra vào năm 1980. Đây cũng là một trong những phương pháp nhanh nhất, vì nó cho phép bạn có thể giải 2 mặt cùng lúc. Khuyết điểm của nó là nó yêu cầu bạn phải ghi nhớ nhiều (tối đa 78) công thức khác nhau.
Phương pháp này hoạt động trên hệ thống từng lớp. Nó bao gồm bốn bước:
- Cross: Tạo chữ thập ở đáy màu trắng. Ngoài ra, các viên cạnh phải khớp với màu tâm các cạnh bên. Lời khuyên là bạn nên giải chữ thập ở mặt dưới để tránh xoay khối lập phương.
- F2L: Giải quyết hai tầng đầu tiên. Bạn sử dụng công thức để xếp các góc màu trắng cùng các mảnh cạnh lớp thứ 2 về đúng vị trí.
- OLL: Giải quyết tầng trên cùng để toàn bộ mặt trên của khối đồng nhất một màu. Người chơi cần áp dụng tổng cộng 57 thuật toán cho bước này. Mỗi thuật toán giải một hoán vị của lớp trên cùng trong một chuỗi duy nhất.
- PLL: Hoán vị tầng cuối bằng cách di chuyển các ô còn lại trở thành một màu đồng nhất (vẫn giữ nguyên hướng). Bước này sẽ cần 21 thuật toán để giải đố.
Lời khuyên cho ai theo phương pháp này là học OLL và PLL trước, tiếp theo là F2L. Những người chơi Rubik chuyên nghiệp yêu thích phương pháp này có Mats Valk, Feliks Zemdegs, Tymon Kolasiński và Max Park.
Cách giải Rubik 3×3 Roux
Roux là một phương pháp giải khối Rubik nhanh do Gilles Roux phát hiện vào năm 2003. Phương pháp này được phát âm là “Roo”, vì “x” là âm câm. Phương pháp này sử dụng các chiến lược tạo block to hơn (1x3x3) từ 2 block 1x2x3 ở hai bên. Người chơi sẽ tái định hướng và hoán vị các góc cạnh của Rubik với nhau. Ưu điểm của Roux là có số lượng chuyển động thấp. Nhờ đó, nó giảm số lần xoay và phù hợp để giải quyết bằng một tay. Nó được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là bởi Kian Mansour và Sean Patrick Villanueva.
Các bước để thực hiện phương pháp Roux gồm:
- Tạo khối 1x2x3 ở bất kỳ đâu trên Rubik.
- Tạo khối 1x2x3 thứ hai đối diện với khối 1x2x3 đầu mà không làm ảnh hưởng đến nó. Sau bước này, sẽ có hai khối 1x2x3: một ở phía dưới bên trái và một ở phía dưới bên phải, để lát cắt U và lát cắt M tự do di chuyển.
- Định hướng 6 cạnh còn lại chỉ di chuyển M và U. Sau đó xoay các cạnh UL và UR mà vẫn giữ nguyên hướng. Sau bước này, cả hai lớp bên trái và bên phải sẽ hoàn thành. Hoàn thiện phần trung tâm và các cạnh trong lát cắt M. Bước này còn được gọi là L4E hoặc L4EP.
Cách giải Rubik 3×3 Petrus
Phương pháp Petrus là một phương pháp liên quan đến việc giải lhối Rubik theo từng lớp, từng khối một. Đây là phương pháp đạt tốc độ cao thứ hai sau CFOP. Phương pháp Petrus yêu cầu ít sự di chuyển hơn các phương pháp khác. Do đó thời gian giải nhanh hơn, đồng thời làm giảm tổng số lần di chuyển cần thiết để giải toàn bộ khối. Ngoài ra, nó rất linh hoạt và cho phép nhiều sáng tạo trong việc giải khối lập phương. Người chơi sẽ tự do trong việc lựa chọn trình tự xây dựng khối Rubik, đồng thời thích ứng với các loại cấu hình khối Rubik khác nhau.
Các bước thực hiện theo Petrus gồm:
- Tạo khối 2x2x2 bất kỳ.
- Mở rộng khối 2x2x2 thành khối 2x2x3.
- Sửa các “cạnh xấu” hoặc định hướng bảy cạnh còn lại trên khối lập phương chưa được di chuyển.
- Hoàn thành F2L bằng cách xoay 2 bên. Cách tiếp cận thuần túy của Petrus là tạo một khối 1x2x2 và mở rộng nó thành một khối 1x2x3 để hoàn thành F2L, không giải quyết đường chéo và hai cặp góc/cạnh, có thể thực hiện theo hai cách.
- Hoán vị các góc của tầng cuối cùng hoặc đặt chúng vào đúng vị trí.
- Xoay các góc của lớp cuối cùng, làm cho toàn bộ lớp cuối cùng có màu đồng nhất.
- Hoán vị các cạnh của lớp cuối cùng mà không làm ảnh hưởng đến các mảnh khác.
Cách giải Rubik 3×3 ZZ
Được ra đời vào năm 2006, ZZ là một phương pháp giải Rubik 3×3 được phát triển bởi Zbigniew Zborowski. Theo nhiều quan điểm, ZZ là một sự kết hợp giữa hai phương pháp CFOP và Petrus. Phương pháp này cố gắng rút ngắn số lần di chuyển của CFOP . Đồng thời, nó cải thiện các cơ hội di chuyển ngón tay. Nó liên quan đến việc định hướng các cạnh để loại bỏ di chuyển F, B hoặc D. Sau đó, lớp cuối cùng có thể được giải quyết dễ dàng, vì cả bốn cạnh đều được định hướng. Để thực hiện phương pháp này, tổng số thuật toán bạn phải thuộc lên đến 493 thuật toán.
Các bước của phương pháp ZZ là EOLine, F2L và LL.
- EOLine: được xem là bước quan trọng nhất trong phương pháp ZZ. Bước này liên quan đến việc định hướng tất cả các cạnh (EO- Edge Orientation). Sau đó, hai cạnh DB và DF phải được di chuyển sao cho tạo thành đường thẳng với tâm. Thuật toán thường dùng để giải bước này là RUL. Trong khi đó, nếu di chuyển sai, người chơi cần các bước di chuyển F/B/D/E/M/S để giải quyết.
- F2L tập trung xử lý 2 tầng đầu tiên. Bạn hãy giải các khối 1x2x3 bên trái và bên phải mà không làm đứt EOLine. Hầu hết những người chơi mới có xu hướng chèn cạnh RD hoặc LD bằng cách định vị nó tại RU hoặc LU. Điều này tùy thuộc vào cạnh sẽ tiếp tục ở phía nào, sau đó thực hiện R2 hoặc L2. Sau đó, giải các cặp còn lại.
- LL là tập trung giải lớp cuối cùng để hoàn thành khối Rubik bằng ZBLL.
Hy vọng những cách giải Rubik 3×3 trên sẽ giúp bạn tự tin chinh phục những khối Rubik hóc búa nhé.