healing-la-gi

Healing là gì? Hướng dẫn thực hành healing bản thân

XEM NHANH

Nếu bạn thường đọc các bài viết trên mạng xã hội thì có thể đã từng nhìn thấy từ “healing”. Đây được xem như một thuật ngữ Gen Z. Vậy healing là gì và được sử dụng như thế nào cho đúng? Trong bài viết này, hãy cùng Hoàng Hà Mobile tìm hiểu về healing và cách để healing bản thân nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, thể chất nhé!

Healing là gì?

Thuật ngữ healing được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “chữa lành”. Healing có thể xem như cách con người chăm sóc bản thân, thực hiện các hành động tích cực, suy nghĩ những điều tốt đẹp để vượt qua cảm giác khó chịu hay làm dịu đi những vết thương về tinh thần. Nói cách khác, việc healing hay chữa lành sẽ giúp con người có thể phục hồi thể chất, tinh thần.

Trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều vấn đề xảy ra khiến con người ta cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Mỗi người đều có những vấn đề riêng cần giải quyết. Và việc có quá nhiều vấn đề dồn lại khiến cho chúng ta rơi vào trạng thái tinh thần tiêu cực, mệt mỏi về thể chất, lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh lý cảm xúc.

healing-la-gi

Healing dưới góc nhìn tâm linh

Nguồn gốc của healing là gì? Thực tế là, khái niệm chữa lành không xuất phát từ một nền văn hoá cụ thể nào cả. Nó được sử dụng tại cả các nước phương Đông và phương Tây. Trong một số tín ngưỡng như Phật Giáo, Đạo giáo,… thì việc chữa lành được xem như một cách để rèn luyện sức mạnh tinh thần và tạo ra sự cân bằng.

healing-la-gi

Dưới góc nhìn tâm linh, healing hay chữa lành như một cách để bạn có thể quay vào con người bên trong của mình. Bằng quá trình tìm hiểu bản thân, ôm ấp các vết thương cảm xúc, bạn sẽ tạo ra được sợi dây liên kết với tâm hồn bên trong mình. Từ đó, việc chữa lành tạo ra sự cân bằng cho thể chất – cảm xúc – tâm hồn.

Self – healing là gì?

Thuật ngữ self – healing được ghép lại từ 2 từ tiếng Anh, có nghĩa là tự chữa lành chính mình. Nhiều người cho rằng việc làm này không thực tế và khó có thể thực hiện. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra rằng, có những vết thương, những nỗi đau hay vấn đề mà chỉ có bản thân bạn mới xoa dịu được chúng, không một ai có thể giúp được. Tự chữa lành như một cách để bạn tìm về với chính con người thật của mình, đối diện với tất cả các vấn đề. Từ đó, bạn sẽ biết cách để tìm các niềm vui, những hạnh phúc nhỏ bé và dần dần trở nên mạnh mẽ hơn.

healing-la-gi

Nói cách khác, self-healing chính là trạng thái bạn chấp nhận sống đúng với cảm xúc, suy nghĩ của mình và bạn muốn hướng đến trạng thái tích cực cho tinh thần. Self-healing khá phổ biến với những bạn trẻ hiện nay. Những người trẻ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và bệnh lý tinh thần. Tuy nhiên, nó cũng có thể được ứng dụng rộng hơn nếu như bạn hiểu về các hình thức chữa lành.

Một số hình thức healing phổ biến hiện nay

Vậy các hình thức healing là gì và làm thế nào để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày? Dưới đây là 3 hình thức healing phổ biến bạn có thể tham khảo.

Có thể bạn chưa từng nghe câu này: Một cơ thể khoẻ mạnh thì mới tạo ra một tâm trí khoẻ mạnh. Phần lớn các ảnh hưởng tâm lý thường bắt nguồn từ vấn đề bên ngoài. Ví dụ như một cái chân đau có thể dẫn đến cảm xúc tiêu cực khi bạn khó khăn trong việc di chuyển. Vậy nên việc chữa lành không thể thiếu quá trình phục hồi sức khoẻ thể chất.

Chữa lành thể chất (physical healing)

Physical healing được hiểu là quá trình con người để cơ thể khôi phục lại sau khi bệnh tật hoặc chấn thương. Vì thế chữa lành thể chất sẽ liên quan tới:

Vật lý trị liệu: Đây là hình thức trị liệu bằng kỹ thuật và các bài tập. Thường thì nó hướng tới mục tiêu là tạo cải thiện sức khoẻ, sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể sau khi gặp phải chấn thương. Bạn có thể thấy sau khi phải phẫu thuật tay hoặc chân thì có các bài tập để người bệnh dần quen với việc di chuyển, cử động trước đây.

Lối sống hàng ngày: Những người có lối sống tốt thì tất nhiên cơ thể cũng sẽ khoẻ mạnh theo. Bạn có thể bắt đầu chữa lành thể chất bằng cách bỏ các thói quen như hút thuốc, uống rượu bia, hay thức khuya, ngủ không đủ giấc. Sau một thời gian khoảng từ 3 đến 6 tháng bạn sẽ thấy cơ thể mình thay đổi đáng kể. Việc tập luyện thể thao mỗi ngày không chỉ giúp cho bạn khoẻ mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn mà tinh thần cũng sẽ thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: “You are what you eat” – Bạn chính là những gì bạn ăn mỗi ngày. Việc ăn các thực phẩm chứa chất béo sẽ dẫn tới béo phì, cũng như ăn quá nhiều đạm, thiếu chất xơ thì sẽ dẫn tới táo bón.

healing-la-gi

Việc chữa lành thể chất hướng đến mục tiêu là phục hồi các chức năng của cơ thể. Đồng thời sẽ giúp cho con người được khoẻ mạnh hơn, tránh được các bệnh lý thông thường.

Chữa lành cảm xúc (Emotional healing)

Chữa lành cảm xúc hay tiếng Anh gọi là Emotional healing. Đây là quá trình tập trung vào phục hồi các vấn đề cảm xúc. Song song với thể chất thì cảm xúc tinh thần cũng rất quan trọng. Con người có rất nhiều trạng thái tâm lý và cảm xúc khác nhau. Đó có thể là cảm xúc: vui vẻ, sợ hãi, tiêu cực, hoảng loạn,… Việc chữa lành cảm xúc được hiểu là cách con người giải phóng cảm xúc, đối diện với các vấn đề để hướng tới trạng thái cân bằng và những suy nghĩ tích cực hơn. Các cách để sử dụng emotional healing là gì?

  • Viết: Viết nhật ký hàng ngày, nhật ký biết ơn, viết phản tư,…
  • Trò chuyện: Bạn có thể thông qua các cuộc trò chuyện với bạn bè hoặc người thân, những người sẵn sàng lắng nghe để có thể nói ra, chấp nhận các cảm xúc của mình.

healing-la-gi

Tóm lại thì, bằng cách nào đi chăng nữa, việc chữa lành cảm xúc đều cần mỗi người có thể dám đối diện, chấp nhận và chia sẻ cảm xúc. Bạn có thể tự trò chuyện với chính mình. Emotional healing sẽ giúp cho sức khoẻ tinh thần được cải thiện đáng kể nếu bạn ứng dụng nó mỗi ngày đúng cách.

Chữa lành tâm hồn (Soul healing)

Mục đích của soul healing là gì? Đạt được kết nối sâu với tâm hồn là mục tiêu mà không phải ai cũng làm được. Soul healing không chỉ chữa lành những tổn thương về cảm xúc hay vấn đề tinh thần mà còn giúp con người có thể đạt được trạng thái cân bằng và hình thành sức mạnh nội tại. Bạn có thể hiểu, chữa lành tâm hồn như một cách để cả thể chất và tâm hồn đều có kết nối, bạn hiểu chính mình, hiểu cơ thể, và biết mình muốn điều gì.

Thiền định (Mediation): Theo các nghiên cứu khoa học, việc thiền thường xuyên giúp cho con người đạt được sự yên bình trong tâm trí, xoa dịu các cảm xúc tiêu cực, tạo ra sự cân bằng.

Trị liệu tâm lý (Therapy): Có rất nhiều phương pháp trị liệu nghiên cứu tâm lý học của con người. Từ đó có những cách để giúp họ vượt qua cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc tổn thương.

Tỉnh thức (Mindfulness): Đây là phương pháp liên quan đến việc thiền chánh niệm. Về cơ bản, nó được hiểu là khi con người tập trung sống cho khoảnh khắc hiện tại, bạn sẽ học được cách chấp nhận các vấn đề trong cuộc sống.

Luật hấp dẫn (Manifest): Hình thức này hướng con người đến các suy nghĩ tích cực để thu hút những điều tích cực. Bạn cũng có thể thực hành các hoạt động tâm linh, cầu nguyện để có thể giải phóng cảm xúc.

healing-la-gi

Hướng dẫn thực hành healing bản thân đúng cách

Với rất nhiều cách trên thì làm thế nào để bạn có thể chữa lành bản thân đúng cách. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn 4 bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu chính mình

Tại sao bạn cần chữa lành? Trước khi thực hành healing, bạn cần hiểu rõ các vấn đề đang xảy ra xung quanh mình cũng như cơ thể, tinh thần bên trong. Điều gì khiến cho bạn căng thẳng, tiêu cực, hay có nỗi đau nào đang thường trực hàng ngày? Hãy viết chúng ra một tờ giấy, sau đó phân loại, bạn sẽ biết được mình cần dạng healing nào trong 3 hình thức trên.

Mục tiêu cho quá trình chữa lành này là gì? Điều bạn muốn đạt được sau quá trình healing là gì? Đó là trạng thái tâm lý cân bằng, hoặc sự bình yên, hoặc sự mạnh mẽ để đối mặt với các vấn đề khác. Một số người có thể dùng cách chữa lành để xoa dịu các vết thương trong quá khứ. Mục tiêu mỗi người khác nhau vậy nên hãy xác định chúng rõ ràng trước khi bắt đầu.

healing-la-gi

Bước 2: Tìm kiếm một môi trường phù hợp

Để bắt đầu quá trình chữa lành, bạn cần có môi trường xung quanh phù hợp. Bạn không thể thiền trong một căn phòng nơi mọi người đang thảo luận rôm rả về một vấn đề trên mạng xã hội. Vậy nên không gian phù hợp đó là:

  • Những nơi yên tĩnh, không có tạp âm, ồn ào.
  • Âm nhạc phù hợp: Có một số bài nhạc không lời sẽ được sử dụng cho quá trình thiền định. Hoặc các bài hát mang giai điệu tích cực, vui tươi cũng sẽ mang lại sức sống cho tâm trạng của bạn.
  • Màu sắc: Không phải ngẫu nhiên mà các căn phòng có tone màu trắng, vàng nhẹ nhàng hay bày trí thêm cây xanh lại mang đến cảm giác dễ chịu cho người ngồi trong đó.

Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ

Có một số công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho quá trình chữa lành của bạn diễn ra hiệu quả hơn. Bạn có thể lắng nghe các nội dung có tác động tích cực đến việc học hỏi, phát triển tư duy. Như mình có đề cập ở trên thì việc viết lách và thực hành biết ơn cũng sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực cho con người.

Với những người gặp vấn đề về tâm lý, bạn có thể tìm đến các bác sĩ, hoặc những chuyên gia về therapy để có thể trò chuyện và giải quyết các khía cạnh sâu sắc hơn.

healing-la-gi

Bước 4: Thiết lập một tần suất phù hợp

Bao nhiêu lâu là tần suất phù hợp cho việc chữa lành? Điều này sẽ tuỳ thuộc vào hình thức mà bạn lựa chọn là gì. Một số người có thể chữa lành bằng cách đi du lịch, trải nghiệm nghỉ dưỡng. Nhưng bạn cũng có thể healing qua viết viết lách nhật ký biết ơn, tập luyện thể dục, tham gia các lớp yoga, thiền định mỗi ngày. Tóm lại thì dù là cách nào, chữa lành hướng đến mục tiêu là để cơ thể – tâm hồn – cảm xúc đạt được trạng thái cân bằng tích cực.

Tác động tích cực của healing là gì?

Chữa lành hay healing mang đến cho con người rất nhiều tác động tích cực. Trong đó có thể kể đến như là:

Cảm giác yêu bản thân hơn: Bạn yêu quý cơ thể của mình, không còn có những suy nghĩ làm tổn thương chính mình, ngừng đổ lỗi cho chính mình hay một ai đó. Bạn cũng dần dần biết tìm những điều tốt đẹp cho bản thân.

Thấu hiểu con người bên trong của mình: Việc thấu hiểu bản thân là một hành trình dài mà đôi khi phải dành cả đời mới làm được. Nhưng chữa lành sẽ là con đường để giúp bạn tiến sâu hơn đến con người thật của mình.

Vượt qua được các vấn đề về tâm lý, tinh thần: Chữa lành như một cách để bạn đạt được sự cân bằng, trở nên điềm tĩnh hơn, mạnh mẽ hơn khi đối mặt với các vấn đề.

Cải thiện mối quan hệ xung quanh: Khi một ai đó đạt được sự tự do về cảm xúc, vui vẻ tích cực, thì tự nhiên họ cũng sẽ có cách đối xử tốt hơn, nhẹ nhàng hơn với các mối quan hệ xung quanh. Từ đó mọi mặt của cuộc sống đều sẽ được cải thiện.

healing-la-gi

Bằng cách này hay cách khác, việc chữa lành giúp cho con người hướng đến lối sống tích cực, tốt đẹp hơn, cải thiện chất lượng sức khoẻ, tinh thần. Đây là một quá trình dài cần sự kiên trì. Vậy nên bạn hãy đặt một mục tiêu phù hợp để bắt đầu nhé.

Tạm kết

Cuối cùng là, healing phù hợp cho những người đang gặp các vấn đề tâm lý, đối mặt với khó khăn trong cuộc sống hoặc các áp lực hàng ngày. Healing cũng sẽ dành cho những ai đang muốn cải thiện cuộc sống và hướng đến lối sống khoẻ mạnh toàn diện hơn. Như vậy, Hoàng Hà Mobile đã giới thiệu cho bạn khái niệm về healing là gì và cách để có thể thực hiện chữa lành bản thân đúng cách. Bạn có thể tìm hiểu một trong các phương pháp trên và thực hành với tần suất phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Trên đây là bài viết thông tin về healing là gì và hướng dẫn chữa lành bản thân. Nội dung này có hữu ích với bạn không? Hãy để lại comment bên dưới nhé. Hoàng Hà Mobile sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong thời gian tới. Hãy theo dõi trang tin tức Hoàng Hà Mobile để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé. Và đừng quên truy cập kênh YouTube Hoàng Hà Channel để cập nhật nhiều hơn những tin tức công nghệ nóng hổi.

Xem thêm:

Tin mới nhất
xoa-ban-sao-luu-tren-iphone-co-sao-khong
Xóa sao lưu iCloud có sao không?
nhan-vat-hsr-thumb
Honkai: Star Rail patch 3.0 – Đâu là nhân vật 5 sao đáng quay nhất?
tivi-samsung-65
Top 5 tivi Samsung 65 inch đáng mua nhất hiện nay
game-mobile-mien-phi-thumb
Top game mobile miễn phí đáng “cày cuốc” nhất 2025