kich-thuoc-a3

Kích thước khổ giấy chuẩn: Kích thước A3, A2, A1, A0, A4… chi tiết nhất

XEM NHANH

Kích thước các khổ giấy phổ biến như kích thước A3, A2, A1, A0, A4… là những khái niệm thường gặp trong lĩnh vực in ấn, công việc văn phòng hay hội họa. Mỗi loại kích thước giấy sẽ phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau, đem đến sự tiện lợi và khoa học khi trình bày nội dung trong từng khổ giấy. Tuy nghe đến nhiều, nhưng lại không ít người dùng nắm rõ được kích thước chi tiết của từng loại và tại sao lại phải quy định về tên gọi, tiêu chuẩn size như vậy.

Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và kiến thức về các loại giấy, giúp dễ dàng hơn cho việc quyết định về từng khổ giấy sẽ sử dụng tùy hoàn cảnh trong tương lai, Hoàng Hà Mobile sẽ mang đến tất tần tật những điều cần biết về size giấy trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ tổng hợp kích thước tiêu chuẩn của các khổ giấy A1, A2, kích thước A3, A4, A0… chi tiết nhất cho bạn tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Tổng quan về kích thước khổ giấy A3, A2, A1… tiêu chuẩn

Trong lĩnh vực in ấn được chia ra thành nhiều loại khổ giấy, có thể kể đến khổ giấy loại A, B, C. Mỗi loại khổ giấy lại được chia thành nhiều size và kích thước khác nhau, phục vụ nhu cầu và mục đích sử dụng trong từng trường hợp chuyên dụng. Trong đó, các khổ giấy cỡ A là loại phổ biến nhất được sử dụng trên toàn cầu và không còn xa lạ với nhiều người khi in ấn. Nếu bạn chưa hiểu rõ hết về các kích thước A3, A2, A1, A0…. trong giấy khổ A, sau đâu là giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn kích thước giấy dành cho bạn.

Đặc điểm của khổ giấy tiêu chuẩn quốc tế ISO

Để thống nhất và chuẩn hóa kích thước các loại khổ giấy, hạn chế trường hợp gây hoang mang cho người dùng trước đa dạng lựa chọn về size giấy, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành bộ tiêu chuẩn chung về kích thước khổ giấy trong in ấn, có tên là ISO 216.Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi và phổ biến toàn cầu cho đến ngày nay, được đánh giá là kích thước khổ giấy đạt chuẩn và khoa học nhất.

kich-thuoc-a3-1

Nhìn chung, ISO 216 là bộ quy định chuẩn quốc tế về khổ giấy, dựa ra đời dựa theo chuẩn DIN 476 năm 1922 do Viện tiêu chuẩn Đức DIN ban hành. EN ISO 216 đã phân loại và đặt ra kích thước chung cho các định dạng giấy khác nhau, chia chúng thành các nhóm có liên quan để tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ như khổ giấy cỡ A với các kích thước A3, A4, A0, A1…). Việc thống nhất kích thước khổ giấy mang đến một ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, giúp các quốc gia có sự đồng nhất về size các khổ giấy cùng loại  khi thực hiện các sản phẩm in ấn.

Kích thước khổ giấy chuẩn ISO 216 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chiều ngắn hơn của khổ giấy luôn được viết trước.
  • Hình chữ nhật là định dạng chung cho mọi khổ giấy với tỷ lệ 2 cạnh xấp xỉ 1.4141.
  • Kích thước các khổ giấy cùng loại được xếp lùi dần đều. Tức là khổ giấy sau có diện tích bằng 1/2 khổ giấy trước.
  • Các quy định khác về cách tính kích thước khổ A, B, C.

Đặc điểm chung về kích thước khổ giấy cỡ A tiêu chuẩn

Khổ giấy cỡ A là loại giấy được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất với người dùng, hay được ứng dụng cho tài liệu in ấn, văn bản. Trong đó, kích thước A3 và A4 là hai size giấy có tính ứng dụng cao và được nhiều doanh nghiệp từ châu Á đến châu Âu áp dụng. Đây là một kích thước khổ giấy tiêu chuẩn trên toàn thế giới, dễ tìm kiếm và phù hợp cho nhiều lĩnh vực đời sống.

Khổ giấy A được chia thành 11 loại kích thước, được sắp xếp theo trình tự giảm dần từ A0 đến A10. Trong đó, A0 là khổ giấy có kích thước lớn nhất, thường được dùng để xác định kích thước các khổ giấy xếp sau như A1, A2, kích thước A3, A4… Đặc biệt, khổ giấy A4 trong loại giấy A là kích thước được sử dụng nhiều, trở thành kích thước tiêu chuẩn cho loại giấy tiêu đề trong các doanh nghiệp tại các nước nói tiếng Anh như Úc, New Zealand và Vương quốc Anh.

kich-thuoc-a3-2

Một vài đặc điểm của khổ giấy cỡ A được quy định trong tiêu chuẩn EN ISO 216 bao gồm:

  • Khổ A0 có kích thước lớn nhất 841x1189mm, với diện tích quy định là 1 mét vuông.
  • Các kích thước khổ giấy A sẽ lớn hơn gấp 2 hoặc nhỏ bằng một nửa của kích thước giấy liền kề.
  • Khổ giấy A có hình chữ nhật với tỷ lệ các cạnh theo đúng quy định ISO 216.
  • Khổ giấy cỡ A là cơ sở để suy ra kích thước của giấy khổ B và giấy khổ C.

Vì sao cần quy định kích thước A3, A2, A1,… theo tiêu chuẩn chung?

Trong lĩnh vực in ấn, mỗi loại máy in hay thiết bị photocopy sẽ phù hợp với các kích thước giấy riêng biệt. Do đó, đặt ra tiêu chuẩn chung cho kích thước các khổ giấy là vô cùng cần thiết để việc in ấn diễn ra mượt mà và suôn sẻ hơn. Người dùng có thể dựa vào size chuẩn để lựa chọn khổ giấy phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Trong khi đó, những người hoạt động trong in ấn có thể ứng dụng các kích thước này vào công việc để đầu tư và sử dụng các loại máy in, thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn kích thước cũng đem đến nhiều lợi ích và ý nghĩa quan trọng cho công việc và đời sống.

Tiện lợi và linh hoạt trong lĩnh vực in ấn

Bởi khổ giấy A là loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Vì vậy các nhà in ấn có thể dễ dàng tìm thấy các kích thước A3, A4, A0… khác nhau. Các máy in hiện nay cũng được thiết kế theo tiêu chuẩn kích cỡ giấy này. Vì vậy việc thiết kế nội dung trên size giấy chuẩn sẽ tiện lợi hơn cho việc in ra bản cứng, cũng như tìm nguồn giấy nhanh chóng và đơn giản hơn.

kich-thuoc-a3-3

Bên cạnh đó, các khổ giấy đều có sự liên quan với nhau về kích thước. Đây là một ưu điểm của tiêu chuẩn size quốc tế vì tạo sự linh hoạt cho người sử dụng. Bạn có thể dựa vào khổ giấy này để tạo ra khổ giấy liền kề, hoặc dùng để xác định kích thước các cỡ giấy khác sao cho chuẩn và hợp lý nhất.

Tạo ra sự thống nhất và đồng bộ về kích thước A3, A4, A0…

Một lợi ích của bộ quy định về cỡ giấy tiêu chuẩn là giúp người dùng không bị hoang mang hay phân vân giữa quá nhiều sự lựa chọn về kích thước. Do đó, việc đặt ra kích thước A0-A10 vừa giúp bạn phân biệt được các khổ giấy, vừa tạo được sự thống nhất về cách sử dụng. Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng trên toàn thế giới và trong hầu hết các ngành nghề, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về sự khác biệt về quy định in ấn khi làm việc với đối tác ở nước khác hay ngành khác.

kich-thuoc-a3-4

Đây cũng là một ý nghĩa quan trọng đối với người làm in ấn khi xác định được các nhu cầu phổ biến của khách hàng về các khổ giấy. Từ đó, họ có thể chọn được thiết bị phù hợp với cơ sở kinh doanh, tìm nguồn hàng ổn định và hợp lý nhất.

Tính ứng dụng cao trong đời thực và online

Không chỉ trong in ấn, việc quy định các kích thước A3, A4… cũng hỗ trợ nhiều trong các tác vụ soạn thảo, nhập liệu trực tuyến bằng các phần mềm trên máy tính. Từ quy định về kích thước, người dùng có thể tự do điều chỉnh trang giấy sao cho phù hợp với nội dung trên đó. Việc chủ động thay đổi kích thước trang Word cũng giúp việc in dễ dàng hơn.

kich-thuoc-a3-5

Như vậy, các tiêu chuẩn chung về size và kích cỡ khổ giấy đóng một vai trò quan trọng trong in ấn nói riêng và các lĩnh vực đời sống nói chung. Để rõ hơn về kích thước chi tiết khổ giấy A, hãy cùng tham khảo bảng tổng hợp các kích thước giấy dưới đây nhé!

Kích thước tiêu chuẩn của các khổ giấy phổ biến trong in ấn

Tuy khổ giấy cỡ A được phân thành 10 kích thước khác nhau, nhưng không phải kích thước nào cũng được sử dụng rộng rãi. Có khoảng 4-5 loại khổ giấy được biết tới nhiều và có tính ứng dụng cao nhất là khổ kích thước A3, khổ giấy A4, sau đó là A0, A1 và A2. Đây là những size có tính ứng dụng cao, được dùng nhiều trong in ấn tài liệu, văn bản và hội họa. Vậy kích thước chuẩn của các khổ giấy này là bao nhiêu theo từng đơn vị đo, thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Kích thước khổ A4 – Khổ giấy phổ biến nhất trong in ấn

A4 là khổ giấy có tính ứng dụng vào thực tiễn cao nhất trong bảng xếp hạng kích thước khổ cỡ A. Khổ giấy này có size nhỏ hơn 2 lần so với kích thước A3 và lớn hơn gấp 2 so với A5. Người dùng có xu hướng lựa chọn A4 cho các tài liệu văn bản, vừa phù hợp để trình bày bố cục, vừa có kích cỡ phù hợp với tay cầm.

kich-thuoc-a3-6

Kích thước của khổ giấy A4 theo 3 đơn vị (luôn quy ước chiều rộng ngắn hơn viết trước):

  • 210 x 297 mm
  • 21.0 x 29.7 cm
  • 8.3 x 11.7 inch

Ngoài ra, khổ giấy A4 cũng thích hợp với nhiều dòng máy in gia đình và thiết bị photocopy chuyên dụng. Đối với các công cụ soạn thảo trên máy tính như Microsoft Word hoặc Google Docs, khổ A4 cũng thường là định dạng chuẩn để người dùng nhập liệu hay nhập văn bản, từ đó giúp việc xuất file hay in bản cứng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Xem thêm các thủ thuật Word dành cho bạn: 

Kích thước A3 theo tiêu chuẩn quốc tế

Nếu lấy hai tờ A4 ghép lại, bạn sẽ có cho mình một tờ giấy với kích thước khổ giấy A3 đạt chuẩn. Trong bảng thứ tự, A3 đứng ngay phía trên A4, với kích cỡ to gấp đôi một tờ A4 thông thường. Khổ giấy A3 có tính ứng dụng khá cao khi thường được dùng để in các bản vẽ có kích thước trung bình, hoặc các thông báo quan trọng dán trên tường hoặc in các tài liệu với lượng thông tin dày hơn so với A4.

kich-thuoc-a3-7

Kích thước khổ giấy A3 chuẩn quốc tế theo 3 đơn vị:

  • 297 x 420 mm
  • 29.7 x 42.0 cm
  • 11.7 x 16.5 inch

Kích thước khổ A2 – To gấp đôi khổ giấy kích thước A3

Nếu tính về kích thước, nếu bạn ghép hai tờ A3 lại sẽ tạo thành một tờ A2. Tuy nhiên, tính ứng dụng của khổ giấy A2 không cao như A3 hay A4. Trong thực tế, rất ít trường hợp khách hàng hay tiệm in ấn lựa chọn A2 để sử dụng, thay vào đó họ có thể chọn khổ to hẳn như A0 hoặc căn chỉnh lại nội dung để phù hợp với kích thước A3. Vì vậy, khổ giấy này thường chỉ được dùng trong hội họa hoặc thiết kế banner, poster hơn là sử dụng trong in ấn văn phòng.

kich-thuoc-a3-8

Kích thước khổ giấy A2 theo quy định ISO:

  • 420 x 594 mm
  • 42.0 x 59.4 cm
  • 16.5 x 23.4 inch

Kích thước A1 – Lớn gấp đôi A2 và gấp 4 lần kích thước A3

Kích thước của khổ giấy A1 đứng thứ 2 chỉ sau khổ A0 trong bảng xếp thứ tự. Tuy nhiên, cũng giống với A2, khổ A1 không được áp dụng quá nhiều trong các công việc thường ngày như tài liệu văn bản, in ấn. Những size giấy cỡ nhỡ thường được dùng trong thiết kế và hội họa nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu muốn in khổ A1, người dùng cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được các dòng máy chuyên dụng phù hợp nhất.

kich-thuoc-a3-9

Kích thước khổ A1 theo 3 đơn vị đo:

  • 594 x 841 mm
  • 59.4 x 84.1 cm
  • 23.4 x 33.1 inch

Kích thước A0 – Khổ giấy to nhất theo tiêu chuẩn

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216, A0 hiện đang là khổ giấy cỡ A to nhất trong bảng phân loại và xếp hạng (gấp 4 lần so với kích thước A3). Khổ giấy này được lấy là cơ sở để xác định kích thước các khổ giấy sau, theo quy luật giảm 50% diện tích ở khổ liền kề. A0 có diện tích quy ước là 1 mét vuông, là size lý tưởng cho các bản vẽ lớn như thiết kế xây dựng, kiến trúc hoặc in các tấm áp phích, poster hay báo tường. Ngoài ra, các họa sĩ và người chuyên về hội họa cũng sử dụng A0 để vẽ ra các tác phẩm khổng lồ.

kich-thuoc-a3-10

Kích thước của khổ giấy A0 theo 3 đơn vị:

  • 841 x 1189 mm
  • 84.1 x 118.9 cm
  • 33.1 x 46.8 inch

Bảng tổng hợp kích thước khổ giấy cỡ A đầy đủ và chi tiết từ A0-A10

Ngoài các khổ giấy phổ biến như size khổ A4, kích thước A3, hay A0, còn nhiều các loại kích cỡ giấy khác trong bảng sắp xếp 10 loại khổ giấy cỡ A. Các size giấy đều tuân theo một quy luật là nhỏ hơn hoặc lớn hơn gấp 2 lần so với khổ liền sau hoặc liền trước. Vì vậy, có một mẹo giúp bạn ghi nhớ hết các số đo chiều dài, chiều rộng đó là:

  • Nhớ kích thước tiêu chuẩn của khổ giấy A0.
  • Chiều rộng của khổ giấy trước sẽ là chiều dài của khổ xếp sau.
  • Chiều rộng của khổ liền sau bằng 1/2 kích thước chiều dài khổ liền trước.

Khổ giấy

Đơn vị (mm)Đơn vị (cm)Đơn vị (inch)

A0

841 x 118984.1 x 118.933.1 x 46.8
A1594 x 84159.4 x 84.1

23.4 x 33.1

A2

420 x 59442.0 x 59.416.5 x 23.4
Kích thước A3297 x 42029.7 x 42.0

11.69 x 16.54

A4

210 x 29721.0 x 29.78.27 x 11.69
A5

(= 1/4 kích thước A3)

148 x 21014.8 x 21.0

5.83 x 8.27

A6

105 x 14810.5 x 14.84.1 x 5.83
A774 x 1057.4 x 10.5

2.9 x 4.1

A8

52 x 745.2 x 7.42.0 x 2.9
A937 x 523.7 x 5.2

1.5 x 2.0

A1026 x 372.6 x 3.7

1.0 x 1.5

Tạm kết

Ghi nhớ các kích thước giấy là điều rất cần thiết và quan trọng, giúp người dùng dễ dàng đưa ra quyết định hơn khi lựa chọn khổ giấy trong các trường hợp sử dụng cụ thể. Bên cạnh đó, bảng size giấy tiêu chuẩn cũng có ý nghĩa với những người làm trong lĩnh vực in ấn về việc tư vấn khách hàng, hoặc lựa chọn các thiết bị phù hợp.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về kích thước khổ giấy tiêu chuẩn ISO 216, trong đó cũng chia sẻ kích thước A3, A4, A0, A1… chi tiết và đầy đủ nhất. Khổ giấy cỡ A với thứ tự A0-A10 là loại size giấy được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, có tính ứng dụng cao trong thực tế. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các khổ giấy khác hoặc các tiêu chuẩn kích thước khác nếu muốn biết thêm nhiều hơn trong lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật tin tức công nghệ mới nhất và những thông tin đời sống hữu ích khác.

Tin mới nhất
sat-thu-lien-quan-thumb
Tổng hợp 5 tướng Sát Thủ Liên Quân hot nhất đầu mùa S1 2025
game-mobile-viet-nam-thumb
Top 8 game mobile Việt Nam vừa hé lộ, siêu phẩm dịp Tết?
lazyfeel-lmht
LMHT: LazyFeel là ai? Tuyển thủ này có thành tích gì đáng nể?
tai-tranh-to-mau-con-vat-de-thuong-cho-be-37
Tải ngay 100+ bộ tranh tô màu con vật dễ thương cho bé