tu-phap-la-gi

Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những gì?

XEM NHANH

Còn tư pháp là gì theo nghĩa rộng là để chỉ toàn bộ tổ chức, hoạt động và hệ thống cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp trực thuộc trong bộ máy nhà nước, chuyên thực hiện chức năng liên quan đến việc ban hành, xử lý và thực hiện theo pháp luật của quốc gia, dân tộc.

tu-phap-la-gi-1

Vai trò, chức năng của Tư pháp trong bộ máy nhà nước

Tư pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước của một quốc gia, góp phần đảm bảo sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quyền lợi của công dân. Dưới đây là những vai trò, chức năng chính của Tư pháp:

Thực thi pháp luật theo đúng quy định của hiến pháp

Đúng như khái niệm tư pháp là gì, hoạt động tư pháp có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, nghiêm minh của hệ thống pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Tư pháp góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, duy trì trật tự và bảo vệ an ninh trong xã hội, xây dựng một xã hội văn minh.

Giải quyết các tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật

Ngành tư pháp và hệ thống cơ quan tư pháp chuyên môn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong mọi lĩnh vực từ chính trị, dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính,… một cách công bằng, khách quan, tuân theo pháp luật. Khi phát hiện sai phạm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sẽ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định mà nhà nước ban hành. Từ đó nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức.

tu-phap-la-gi-2

Kiểm soát quyền lực của Nhà nước

Tư pháp có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật, các hành vi hành chính. Kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước, ngăn chặn mọi hành vi lạm dụng quyền lực, vi phạm pháp luật. Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nơi xây dựng và góp phần hội nhập quốc tế

Tư pháp cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi luật lệ ban hành dựa trên tình hình kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ khác nhau. Đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội toàn cầu. Hoạt động tư pháp hiệu quả sẽ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Vai trò quan trọng của tư pháp trong đời sống xã hội

Không chỉ có lợi ích cho nhà nước, khi tìm hiểu về vấn đề tư pháp là gì, chúng ta sẽ thấy lĩnh vực này còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội nhân dân. Một hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả, công bằng sẽ góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển bền vững, văn minh. Bởi nhờ có hoạt động trong lĩnh vực tư pháp mà việc đảm bảo sự công bằng, trật tự và phát triển cho xã hội mới được duy trì.

Giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn

Các cơ quan tư pháp như tòa án, viện kiểm sát,… chính là nơi để các bên tranh chấp trình bày quan điểm, ý kiến và được giải quyết một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật. Hoạt động của cơ quan tư pháp là góp phần hóa giải mâu thuẫn, xoa dịu căng thẳng, tạo sự đoàn kết trong xã hội. Đồng thời tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống pháp luật nhà nước ban hành và cơ quan tư pháp thực thi nó.

tu-phap-la-gi-3

Bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công dân

Nhắc đến vai trò của tư pháp là gì trong đời sống xã hội thì chắc chắn phải kể đến việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại,… của mọi công dân. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ xã hội bình đẳng như nhau. Nhà nước sẽ đứng ra xử lý các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân nếu phát hiện sai lệch quy định pháp luật.

Tư pháp có thẩm quyền truy tố, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm. Trừng phạt kẻ phạm tội, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội. hông qua hoạt động xét xử, Tư pháp góp phần bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người, các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức.

Giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

Thông qua hoạt động xét xử các vụ án, tư pháp góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân một cách hiệu quả. Từ đó, việc phạm pháp và tình trạng tội phạm sẽ ngày càng giảm dần bởi ai cũng được tuyên truyền ý thức pháp luật đúng đắn.

tu-phap-la-gi-4

Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

Tư pháp góp phần không nhỏ trong việc tạo ra môi trường sống xã hội ổn định, an toàn, từ đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia mạnh mẽ. Mặt khác, cơ quan tư pháp cũng chính là nơi chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp trước mọi tranh chấp xảy ra.

Nguyên tắc hoạt động của tư pháp

Sau khi nắm được khái niệm tư pháp là gì, vai trò của hệ thống tư pháp đối với đời sống kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của nước nhà, điều mà mọi người cần biết chính là nguyên tắc hoạt động của tư pháp ở Việt Nam.

Công bằng, khách quan

  • Việc xét xử các vụ án phải dựa trên các bằng chứng, chứng cứ và quy định của pháp luật, không thiên vị cho bất kỳ ai.
  • Các bên tham gia tố tụng phải được đối xử bình đẳng, có quyền tranh tụng tự do và đầy đủ trước tòa.

Độc lập, tự quyết

  • Các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, tự quyết, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
  • Thẩm phán chỉ chịu sự chi phối của Hiến pháp và pháp luật.

tu-phap-la-gi-5

Công khai, dân chủ

  • Việc xét xử các vụ án phải được tiến hành công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người dân có quyền tham dự phiên tòa để theo dõi xét xử.
  • Việc giải quyết các vụ án phải đảm bảo tính dân chủ, thể hiện ý chí của nhân dân.
  • Người dân có quyền tham gia vào hoạt động tư pháp thông qua các hình thức như tố cáo, cung cấp chứng cứ, tham dự phiên tòa.

Nhân đạo và thống nhất

  • Việc xét xử các vụ án phải đảm bảo tính nhân đạo, thể hiện sự tôn trọng giá trị con người.
  • Người phạm tội có quyền được cải tạo, giáo dục để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
  • Hoạt động tư pháp phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo, giới tính.
  • Hoạt động tư pháp phải được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.

Hiệu quả

  • Việc giải quyết các vụ án phải đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời, đúng thời hạn.
  • Tránh kéo dài, phiền hà cho các bên tham gia tố tụng.

Các nguyên tắc khác

Ngoài ra, hoạt động tư pháp là gì còn phải tuân theo các nguyên tắc khác như:

Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp: Các hoạt động tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người: Các hoạt động tư pháp phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Nguyên tắc bảo đảm sự an toàn, bí mật thông tin: Các hoạt động tư pháp phải được thực hiện đảm bảo an toàn, bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.

tu-phap-la-gi-6

Việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc hoạt động tư pháp sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động tư pháp diễn ra một cách công bằng, khách quan, hiệu quả, góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp trong sạch, liêm chính, phục vụ nhân dân.

Hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam

Khái niệm tư pháp là gì bao hàm cả các cơ quan tư pháp ở trong đó. Hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam có điểm chung là đều hoạt động dựa trên hiến pháp và pháp luật, với những quyền hạn và trách nhiệm riêng biệt. Bao gồm:

Tòa án

Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai,… một cách công bằng, khách quan, tuân theo pháp luật. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án góp phần bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người, các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án gồm:

  • Tòa án nhân dân 4 cấp: Tòa án Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân cấp cao, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án Nhân dân huyện và Tòa án Nhân dân thị xã.
  • Hội đồng xét xử: do Thẩm phán chủ tọa và các Thẩm phán khác.
  • Phòng Thư ký Tòa án: có nhiệm vụ giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong việc giải quyết các vụ án.

tu-phap-la-gi-7

Quy trình hoạt động của Tòa án trong hoạt động tư pháp là gì? Cụ thể:

  • Khởi kiện: đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Chuẩn bị xét xử: Tòa án thụ lý vụ án, xác định các đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, chứng cứ và các tài liệu khác cần thiết cho việc xét xử.
  • Xét xử: Tòa án tổ chức phiên tòa để xét xử vụ án.
  • Phán quyết: Tòa án ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
  • Thi hành án: Tòa án thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan nhà nước thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm cả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân. Nếu phát hiện sai phạm cần xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm, trừng phạt kẻ phạm tội, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân gồm 4 cấp:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao: là cơ quan trung ương của ngành Kiểm sát nhân dân.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: là cơ quan quản lý ngành Kiểm sát nhân dân ở khu vực.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: là cơ quan quản lý ngành Kiểm sát nhân dân ở địa phương.
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố: là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở địa phương.

tu-phap-la-gi-8

Cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra trong tư pháp là gì? Đây là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm tiến hành hoạt động điều tra các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm kinh tế, tham nhũng,…

Cơ quan điều tra bao gồm: Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan điều tra thuộc các bộ, ngành khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thi hành án

Trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án đóng vai trò quan trọng đảm bảo thực hiện hiệu lực của các bản án, quyết định đã được Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống cơ quan thi hành án được tổ chức theo hệ thống chính trị – hành chính từ Trung ương đến địa phương

Hệ thống cơ quan thi hành án gồm 2 cấp: cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án hành chính.

Các cơ quan khác

Ngoài ra, hệ thống tư pháp còn bao gồm các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác như: Luật sư, Công chứng, Giám định tư pháp, Trung tâm tư vấn pháp luật,… Điểm chung là đây đều là những ngành nghề, công việc có liên quan đến pháp luật, góp phần cùng bộ máy tư pháp nhà nước hoạt động thêm hiệu quả.

tu-phap-la-gi-9

Lời kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin tư pháp là gì, cũng như cơ quan tư pháp ở Việt Nam và vai trò của ngành tư pháp đối với đời sống xã hội cũng như quốc gia dân tộc. Hệ thống tư pháp của nước ta đang ngày càng hoàn thiện và phát triển, hướng tới mục đích chung là bảo về quyền, lợi ích của công dân và góp phần cho sự thịnh vượng của quốc gia.

Xem thêm:

Tin mới nhất
Cách xóa hết tin nhắn trên Facebook Messenger mà bạn cần biết
hinh-anh-tai-khoan-het-tien-hai-huoc-35
Tổng hợp 100 hình ảnh tài khoản hết tiền tiêu hài hước nhất
100+ Ảnh người mẫu, ảnh chân dung miễn phí
100+ Ảnh người mẫu, ảnh chân dung miễn phí | Hoàng Hà Mobile
lap-chi-muc-google-la-gi
Lập chỉ mục Google là gì? Những cách lập chỉ mục web hiệu quả