Chuyện đứt cáp quang biển ở Việt Nam đã trở thành một “đặc sản” đối với mỗi người dân, thế nhưng có tới 4/5 tuyến cáp cùng gặp sự cố cùng một lúc như ở thời điểm hiện tại thì lại là một câu chuyện hiếm có khó tìm.
Toàn cảnh sự cố đứt cáp quang biển
Sự cố đứt cáp quang biển độc nhất vô nhị chưa từng có tiền lệ có thể được tóm tắt ngắn gọn như sau:
- Ngày 24/11/2022: Tuyến cáp AAE-1 bắt đầu gặp sự cố trên hướng đi Hong Kong.
- Sau đó 17 ngày, tức 13/12/2022: Tuyến cáp AAG mất tín hiệu kết nối đi tất cả các hướng.
- Ngày 21/1/2023: Tuyến cáp lớn nhất APG gặp sự cố trên hướng đi Singapore và Malaysia.
- Ngày 28/1/2023: Tuyến cáp thứ tư là IA cũng gặp sự cố trên hướng đi Singapore.
Chỉ còn SMW-3 đang “cô đơn” ngoài biển khơi
Ở thời điểm hiện tại, tuyến cáp quang biển duy nhất còn đang hoạt động bình thường là SMW-3, tuy nhiên tuyến cáp này trước đó đã bị đưa vào diện thanh lý. Có một nghịch lý đó là SMW-3 chính là tuyến cáp có tuổi đời lâu nhất và sắp được cho nghỉ hưu, thế nhưng ngay lúc này nó lại đang phải “gánh còng lưng” hàng chục triệu người dùng Internet tại Việt Nam.
Nhà quan sát chuyên theo dõi hệ thống cáp ngầm trên toàn thế giới philBE đã nói rằng: “Tôi cảm thấy tội nghiệp cho SMW-3 già nua cũ kỹ, sắp được cho nghỉ hưu thì lại đang một mình chịu trận để gánh lưu lượng Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Nếu như nó ra đời sớm hơn 1 năm, có lẽ giờ đây Việt Nam sẽ chẳng còn tuyến cáp quang biển nào để sử dụng cả”.
Internet Việt Nam hiện phụ thuộc chính vào 5 tuyến cáp quang biển. Tuy nhiên, 4 tuyến lần lượt đứt một phần hoặc toàn bộ trong ba tháng qua. Đây là lần thứ hai trong 24 năm hoạt động, SMW-3 rơi vào tình cảnh này. Lần đầu năm 2007, khi một trong hai tuyến cáp của Việt Nam bị cắt trộm. Và lần này, khi 4 trên 5 tuyến cáp quang biển cùng lúc gặp sự cố. Điểm khác biệt là 16 năm trước, số người dùng Internet Việt Nam chỉ 17,7 triệu, còn nay đã tăng hơn 4 lần, đặt áp lực lớn lên sợi cáp già nua này.
Tạm kết
Ở Việt Nam, người dùng hiện đang kết nối với Internet thế giới thông qua ba con đường, đó là cáp đất liền, Internet vệ tinh và cáp quang biển. Trong đó, cáp quang biển luôn là tuyến đường quan trọng nhất khi nó chiếm tới 99% lưu lượng băng thông quốc tế. Cáp đất liền thường chỉ phục vụ cho những đối tượng khách hàng có nhu cầu kết nối tốc độ cao, hoặc thuê kênh riêng để phục vụ cho mục đích cá nhân. Còn kết nối vệ tinh thì chỉ sử dụng trong các khu vực có địa hình hiểm trở và khó tiếp cận.
Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất nhé.
Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất
Xem thêm: Mượt hết chỗ chê – Samsung Galaxy S21 FE chơi game quá đã!!
Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!