Thủ đô của Nhật Bản ở đâu? Liệu Tokyo có phải là thủ đô hay không? Những thông tin liên quan đến thủ đô của đất nước mặt trời mọc này luôn gây ra những tranh cãi. Chúng ta thường mặc định thông tin rằng thủ đô của đất nước này là Tokyo, một trung tâm lớn nhất Nhật Bản. Vậy nên, không quá ngạc nhiên khi nơi này được gọi như vậy. Nhưng thông tin này có hoàn toàn chính xác hay không? Trong bài viết ngày hôm nay, Hoàng Hà Mobile sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về Nhật Bản cũng như thủ đô của đất nước qua các thời kỳ.
Thủ đô Nhật Bản là gì?
Không khác gì với các đất nước khác, Nhật Bản cũng có thủ đô của riêng mình. Trong từ điển tiếng Nhật, thủ đô là shuto hoặc shutoken. Nếu xét về truyền thống và quy định thì thủ đô là nơi mà Thiên Hoàng và Hoàng gia sống và đặt nhiều cơ quan quan trọng của đất nước. Tùy theo từng thời kỳ mà thủ đô sẽ có sự thay đổi và không giống nhau.
Vào năm 1950, đất nước này chọn Tokyo là nơi đặt thủ đô và trở thành đầu não kinh tế, chính trị chính. Thế nhưng sang năm 1986, Nhật Bản lại đưa ra quyết định mới, bãi bỏ đi sự công nhận thủ đô của Tokyo. Vì vậy, xét trên tất cả các phương diện thì Tokyo vẫn không thể chính thức là thủ đô của xứ sở mặt trời mọc. Hiện tại, các hiến pháp, pháp luật cũng không có điều nào quy định cụ thể và chính thức về thủ đô. Thế nên, chúng ta chỉ có thể tự suy nghĩ Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, không chính thức.
Thủ đô của Nhật Bản hiện nay ở đâu?
Xét trên tính truyền thống, thủ đô Nhật được xem là nơi đặt các cơ quan quan trọng và là cung điện của Hoàng gia. Từ những năm 794 – 1868, thủ đô của đất nước này là Kokyo, cung điện Thiên Hoàng và các cơ quan quan trọng được đặt tại đây. Vì thế, trong năm ấy, Kokyo là thủ đô. Nhưng từ năm 1868 đến hiện nay, văn phòng Chính phủ Nhật Bản, cung điện và các cơ quan chính trị, kinh tế được dời về Tokyo. Và dĩ nhiên nơi đây được xem là thủ đô tại xứ sở mặt trời mọc.
Theo hiến pháp, chúng ta đã nói ở trên về việc Nhật Bản đã bãi bỏ quyết định Tokyo. Nhưng nếu xét về truyền thống thì Tokyo vẫn được công nhận. Đồng thời, đất nước này cũng đã ban hành các luật và nghị định có liên quan đến cụm từ này. Cụ thể, vào năm 1950, Nhật ban hành Luật về xây dựng Thủ đô nhưng đã bị bãi bỏ vào năm 1956. Chính phủ cũng có ban hành Công luật đến từ Hội đồng Thành phố bao gồm Đường cao tốc Thủ đô cũng như Luật Bảo tồn Vành đai xanh Khu vực Thủ đô. Có thể thấy rằng, khái niệm và từ “thủ đô” vẫn được nhắc đến trong các văn bản pháp luật, Nhật không bỏ hoàn toàn khái niệm này.
Tokyo có phải là thủ đô của Nhật Bản?
Chúng ta đã bàn với nhau khá nhiều về vấn đề Tokyo và thủ đô của Nhật Bản. Tuy rằng, không có văn bản chính thức nào hiện nay công nhận lại Tokyo. Thế nhưng, theo truyền thống thì không thể phủ định việc thủ đô là Tokyo. Đây cũng được xem là nơi tập trung của nhiều cơ quan, tổ chức chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của Nhật Bản.
Các văn bản pháp luật công nhân Tokyo là thủ đô của Nhật Bản
Tokyo là cái tên được Thiên Hoàng ban hành chiếu đổi từ tên cũ là Edo vào 03-09-1868. Đến năm 1923, sau vụ động đất ở Kanto, trong Lệnh mà Hoàng gia Nhật đã tuyên bố với toàn bộ dân chúng rằng Tokyo là thủ đô của đất nước này. Các cơ quan kinh tế, chính trị được chuyển về đây.
Năm 1950, trong Luật về Xây dựng Thủ đô đã công nhận chính thức Tokyo, tuy nhiên bị bãi bỏ sau đó 1956. Nhưng cùng năm đó, 1956, điều 2 của Luật về Hợp nhất khu vực thủ đô cũng đã có ghi nội dung rằng Shutoken, khu vực bao gồm vùng Tokyo cũng như các khu vực được quy định ở xa trung tâm. Nó là một vùng đất rộng lớn.
Trong năm 1956, Luật về phát triển Khu vực Thủ đô tại điều số 83 đã có ghi rằng 7 khu vực bao gồm Saitama, Ibaraki, Tochigi, Gunma, … là vùng thủ đô Nhật. Tuy không cụ thể nhắc đến Tokyo nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được về việc ngầm thừa nhận.
Các lý do cho thấy Tokyo là thủ đô của Nhật Bản
Đi cùng với các văn bản pháp luật có đề cập đến Tokyo, chúng ta vẫn còn những lí do khác để xem Tokyo có phải là thủ đô hay không. Có 3 cơ sở chính để người dân Nhật và bạn bè quốc tế xem đây điều này là đúng. Bao gồm:
- Cung điện của Thiên Hoàng hiện tại đang ở tại Tokyo. Và theo truyền thống của người Nhật, nơi ở của biểu tượng quốc gia, Thiên Hoàng là thủ đô của nước này.
- Hầu hết các cơ quan kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng và cấp cao đều ở Tokyo. Trong đó có cả các cơ quan trung ương như tòa án, nghi viện,…
- Tokyo là nơi đặt Tòa nghị sự của Quốc hội Nhật Bản. Trong các chiếu chỉ của Hoàng gia để triệu tập nghị sự của quốc hội cũng có nhắc đến Tokyo.
Thủ đô của Nhật Bản được ở đâu tại các thời kỳ
Theo như quan niệm và truyền thống, thủ đô có thể thay đổi tùy theo thời kỳ. Cung điện Hoàng gia được đặt ở đâu thì nơi đó chính là thủ đô của Nhật Bản. Sự thay đổi này tuy không thường xuyên nhưng mỗi thời kỳ lại cũng có sự khác nhau. Cùng tìm hiểu qua thủ đô của Nhật Bản thay đổi như thế nào.
Trong Thời kỳ Kofun
- Cung điện Akira đặt tại Karushima, Yamato thời Thiên hoàng Ojin.
- Cung điện Takatsu đặt tại Naniwa, Settsu thời Thiên hoàng Nintoku.
- Cung điện Watasakura đặt tại Ihare, Yamato thời Thiên hoàng Richū.
- Cung điện Shibakaki đặt tại Tajikhi, Kawachi thời Thiên hoàng Hanzei.
- Cung điện Tohotsu đặt tại Asuka, Yamato thời Thiên hoàng Ingyō.
- Cung điện Anaho đặt tại Isonokami, Yamato thời Thiên hoàng Ankō.
- Cung điện Hatsuse no Asakura đặt tại Sakurai, Nara năm 457–479 thời Thiên hoàng Yūryaku.
- Cung điện Iware no Mikakuri đặt tại Sakurai, Nara năm 480–484 thời Thiên hoàng Seinei.
- Cung điện Chikatsu-Asuka-Yatsuri đặt tại Asuka, Yamato từ năm 485–487 thời Thiên hoàng Kenzō.
- Cung điện Isonokami Hirotaka đặt tại Tenri, Nara từ năm 488–498 thời Thiên hoàng Ninken.
- Cung điện Nimiki đặt tại Sakurai, Nara từ năm 499–506 thời Thiên hoàng Buretsu.
- Cung điện Kusuba đặt tại Hirakata, Osaka từ năm 507–511.
- Cung điện Tsutsuki đặt tại Kyōtanabe, Kyoto từ năm 511–518 thời Thiên hoàng Keitai.
- Cung điện Otokuni đặt tại Nagaoka-kyō từ năm 518–526 thời Thiên Hoàng Keitai.
- Cung điện Iware no Tamaho đặt tại Sakurai, Nara từ năm 526–532 thời Thiên Hoàng Keitai.
- Cung điện Magari no Kanahashi đặt tại Kashihara, Nara từ năm 532–535 thời Thiên hoàng Ankan.
- Cung điện Hinokuma no Iorino đặt tại Sakurai, Nara từ năm 535-539 thời Thiên hoàng Senka.
Trong Thời kỳ Asuka
- Cung điện Shikishima no Kanasashi đặt tại Asuka, Yamato từ năm 540–571, thời Thiên hoàng Kimmei.
- Cung điện Kudara no Ohi đặt tại Kōryō, Nara từ năm 572–575.
- Cung điện Osata no Sakitama hoặc Osada no Miya đặt tại Sakurai, Nara từ năm 572–585 thời Thiên hoàng Bidatsu.
- Cung điện Iwareikebe no Namitsuki đặt tại Quận Shiki, Nara từ năm 585–587, thời của Thiên hoàng Yomei.
- Cung điện Kurahashi no Shibagaki đặt tại Quận Shiki, Nara từ năm 587–592, thời của Thiên hoàng Sushun.
- Cung điện Toyura hoặc Toyura-no-miya đặt tại Asuka, Yamato từ năm 593–603, thời của Thiên hoàng Suiko.
- Cung điện Oharida hoặc Oharida-no-miya đặt tại Asuka, Yamato từ năm 603–629, thời của Suiko.
- Cung điện Okamoto hoặc Oakmoto-no-miya đặt tại Asuka, Yamato từ năm 630–636, thời của Thiên hoàng Jomei.
- Cung điện Tanaka hoặc Tanaka-no-miya đặt tại Kashihara, Nara từ năm 636–639.
- Cung điện Miyasaka Hoặc Umayasaka-no-miya đặt tại Kōryō, Nara năm 640.
- Cung điện Kudara hoặc Kudara-no-miya đặt tại Kōryō, Nara từ năm 640–642.
- Cung điện Oharida đặt tại Asuka, Yamato từ năm 642–643.
- Cung điện Itabukihoặc Itabuki no miya đặt tại Asuka, Yamato từ năm 643–645, thời của Thiên hoàng Kōgyoku.
- Cung điện Naniwa-Nagara no Toyosaki đặt tại Osaka từ năm 645–654, thời của Thiên hoàng Kōtoku.
- Cung điện Itabuki đặt tại Asuka, Yamato từ năm 655–655, của Thiên hoàng Kōtoku.
- Cung điện Kawahara hoặc Kawahara-no-miya đặt tại Asuka, Yamato từ năm 655–655.
- Cung điện Okamoto đặt tại Yamato từ năm 656–660, thời của Thiên hoàng Saimei.
- Cung điện Asakura no Tachibana no Hironiwa hoặc Asakure no Tachibana no Hironiwa-no-miya Asakura, Fukuoka từ năm 660–661.
- Cung điện Naniwa-Nagara no Toyosaki đặt tại Osaka từ năm 661–667.
- Cung điện Ōmi Ōtsu đặt tại Ōtsu, Shiga từ năm 667–672, Thiên hoàng Tenji và của Thiên hoàng Kobun.
- Cung điện Kiyomihara đặt tại Asuka, Yamato từ năm 672–694, Thiên hoàng Temmu và của Thiên hoàng Jito.
- Cung điện Fujiwara đặt tại Fujiwara-kyō từ năm 694–710, trong thời của Thiên hoàng Mommu.
Trong Thời kỳ Nara
- Cung điện Heijō đặt tại Heijō-kyō từ năm 710–740, trong thời của Thiên hoàng Genmei, Thiên hoàng Gensho, và Thiên hoàng Shomu.
- Cung điện Kuni đặt tại Kuni-kyō (Cung điện Kuni) từ năm 740–744, trong thời của Shomu.
- Cung điện Naniwa đặt tại Naniwa-kyō năm 744.
- Cung điện Shigaraki đặt tại Naniwa-kyō từ năm 744–745.
- Cung điện Heijō đặt tại Heijō-kyō từ năm 745–784.
- Cung điện Nagaoka đặt tại Nagaoka-kyō từ năm 784–794, trong thời Thiên hoàng Kammu.
Trong Thời kỳ Heian
- Cung điện Heian đặt tại Heian-kyō từ năm 794–1180, trong thời của Kammu và những vị khác.
- Cung điện Fukuhara, 1180, trong thời gian trị vì của Thiên hoàng Antoku.
- Cung điện Heian đặt tại Heian-kyō/Kyōto từ năm 1180–1868.
- Cung điện Kōkyo đặt tại Tōkyō từ năm 1868–1956.
Lời kết
Thủ đô của Nhật Bản ở đâu? Liệu Tokyo có phải là thủ đô của đất nước này hay không? Những câu hỏi, những ý kiến trái chiều nhau về thủ đô của đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thống, chúng ta vẫn nhận định được rằng Tokyo là thủ đô của Nhật. Bởi cung điện Thiên Hoàng và các cơ quan đầu não, quan trọng đều được đặt tại đây. Dù trong các văn bản pháp luật hay các quy định không chính thức công nhận thủ đô Tokyo. Đặc biệt, thủ đô sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và cuối cùng nó được nhận định tại Tokyo.
Những thông tin trên đây mong sẽ giúp bạn hiểu hơn về đất nước Nhật Bản. Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật các thông tin mới nhất nhé.
Xem thêm: