Thị hiếu là gì? Vì sao cần hiểu thị hiếu của người tiêu dùng?

XEM NHANH

Thị hiếu là gì? Đây là thuật ngữ mô tả sự yêu thích và xu hướng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ trong một thời điểm cụ thể. Khái niệm này không chỉ phản ánh nhu cầu cá nhân mà còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như văn hóa, kinh tế, xã hội hay tâm lý. Trong kinh doanh, thị hiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của các chiến dịch kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy, vì sao cần xác định thị hiếu người dùng? Khám phá cùng Hoàng Hà Mobile! 

Thị hiếu là gì?

Thị hiếu (tiếng Anh: Predilection, liking hoặc taste) là một khái niệm dùng để biểu thị sự yêu thích hay đánh giá của một cá nhân, nhóm người về một điều nào đó liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phim ảnh, thời trang… ở thời điểm nhất định. 

Hiểu đơn giản, thị hiếu là những gì mà bạn yêu thích và muốn sở hữu. Trong kinh doanh thì khái niệm này còn là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược tiếp thị thu hút và ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng. 

Ví dụ: Trong mua sắm quần áo, thị hiếu sẽ ảnh hưởng đến quyết định phong cách mà khách hàng yêu thích? Màu sắc có đang thịnh hành hay không?… 

Ngoài khái niệm chung về thị hiếu là gì trên, thuật ngữ này còn có các định nghĩa cụ thể gồm thị hiếu thị trường và thị hiếu thẩm mỹ. Cụ thể: 

Thị hiếu thị trường

Thị hiếu thị trường (Market Taste) được hiểu là sự yêu thích và đánh giá của một thị trường hoặc nhóm khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu cụ thể nào đó. 

Hiểu và nắm bắt được thị hiếu thị trường trong kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất dễ dàng xác định được nhu cầu, khó khăn mà nhóm khách hàng của mình đang đối mặt. Từ đó, nghiên cứu và tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu. 

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc gồm nghiên cứu thị trường – thu thập phản hồi – lên chiến lược tiếp thị cụ thể nhằm tối ưu hóa và đem lại sự cân bằng giữa thị hiếu thị trường với sản phẩm/dịch vụ.

Thị hiếu thẩm mỹ 

Thị hiếu thẩm mỹ là sự nhìn nhận và đánh giá về thẩm mỹ con người. Khái niệm này cũng có thể được hiểu như là hiện tượng của xã hội, lịch sử khi bao gồm các yếu tố về tính giai cấp, dân tộc và nhân loại.

Một người được đánh giá là có thị hiếu thẩm mỹ thì người đó sẽ cách phân biệt điều gì đẹp và xấu. Những người này thường thích thú và hân hoan trước cái đẹp, còn đối với cái xấu thì từ chối và xa lánh. 

Đồng thời, người có thị hiếu thẩm mỹ cũng thường có xu hướng tiếp nhận, thực hiện và sản sinh ra những cái đẹp trong cách cư xử và lối sống hàng ngày của mình. 

Các loại thị hiếu

Doanh nghiệp khi tìm hiểu về khái niệm thị hiếu là gì, nhất là thị hiếu đối với khách hàng thì cần lưu ý đến sự khác biệt giữa 2 loại thị hiếu sau đây: 

Thị hiếu chọn lọc

Đây là loại thị hiếu sử dụng để biểu thị những người có khả năng chọn lọc ra được điều họ thấy phù hợp và tốt nhất với sở thích cũng như mục tiêu của mình, chẳng hạn như âm nhạc, dịch vụ, sản phẩm hay thời trang… 

Người sở hữu thị hiếu có chọn lọc thường không cảm thấy hài lòng một cách dễ dàng vì họ thường chú ý đến những tiêu chuẩn mà bản thân đưa ra đối với một sản phẩm/dịch vụ hay bất cứ lĩnh vực mới nào khi tiếp cận. 

Thông qua nghiên cứu về loại hình thị hiếu này, các nhà tiếp thị và sản xuất sản phẩm cao cấp lúc này cần tập trung vào cải thiện mẫu mã, chất lượng cũng như PR nhiều về ưu điểm, lợi ích mà sản phẩm mang lại để thu hút người tiêu dùng. Bởi vì đây là yếu tố chính mà những người dùng có thị hiếu chọn lọc sẽ quan tâm.

Nhìn chung, thị hiếu chọn lọc phản ánh mức độ cá nhân hóa của một người thông qua những yếu tố ảnh hưởng gồm văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, sở thích và giá trị cá nhân. Ngoài thị hiếu chọn lọc, trong nội dung phân loại thị hiếu là gì còn đề cập đến thị hiếu không chọn lọc. Cụ thể

Thị hiếu không chọn lọc

Thị hiếu không chọn lọc là loại thị hiếu dùng để biểu thị những người dùng không có yêu cầu hay đòi hỏi quá nhiều về sự lựa chọn. Những người này thường dễ chấp nhận và không đánh giá kỹ càng trước khi đưa ra quyết định chọn lựa về bất kỳ sản phẩm/dịch vụ hoặc một vấn đề nào đó. 

Hiểu đơn giản, người có thị hiếu không chọn lọc thường có xu hướng thích nhiều thứ mà không đặt ra sự ưu tiên cụ thể cho chúng. Chẳng hạn như khi chọn thực phẩm, họ sẽ không đòi hỏi cụ thể về khẩu vị hay chất lượng của từng món mà thường dễ dàng chấp nhận mọi loại đồ ăn. 

Hoặc một ví dụ khác trong du lịch, người thuộc thị hiếu không chọn lọc thường thích khám phá các địa điểm không theo một lộ trình cụ thể nào. Nhìn chung, những người này được đánh giá là khá dễ tính trước các lựa chọn. 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì thị hiếu này vẫn thể hiện được độ linh hoạt khi người dùng vẫn sẵn sàng tìm hiểu thêm về những khía cạnh khác nhau mà họ chọn. Ngoài ra, cũng tồn tại một vài hạn chế mà người sở hữu thị hiếu không chọn lọc gặp phải khi muốn tập trung phát triển sâu hơn trong một lĩnh vực nào đó. 

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng

Khi tìm hiểu thị hiếu là gì, có thể thấy việc dành thời gian nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng và thiết thực. Bởi vì nó đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh như: 

Giúp doanh nghiệp thấu hiểu tệp khách hàng mục tiêu của mình

Các doanh nghiệp thông qua nghiên cứu – phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó, họ có thể dễ dàng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 

Tối ưu thứ hạng từ khóa

Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ngữ cảnh của các từ, thuật ngữ mình sử dụng thông qua việc phân tích thị hiếu của khách hàng trên công cụ tìm kiếm. 

Khi đó, doanh nghiệp có thể tối ưu các từ khóa theo cách chính xác hơn nhằm gia tăng khả năng hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm để thu hút người truy cập cũng như mang lại tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 

Xây dựng nội dung thú vị

Một lợi ích của việc xác định được thị hiếu người tiêu dùng đem lại cho doanh nghiệp chính là giúp họ biết được khách hàng mục tiêu hiện đang quan tâm đến hình thức truyền thông nào, cũng như những chủ đề và nội dung mà họ đang tìm kiếm. 

Điều này giúp doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tạo ra những nội dung hấp dẫn, mang tính kết nối và đem lại giá trị thiết thực cho nhóm khách hàng mục tiêu. 

Cải thiện hiệu quả tương tác, đánh giá và chia sẻ 

Các nội dung được tạo ra từ quá trình tìm hiểu và xác định thị hiếu là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút, cải thiện đáng kể sự thảo luận, tương tác của khách hàng. 

Hầu hết những nội dung này mang tính thực tế và đánh trúng suy nghĩ của khách hàng, điều đó kích thích họ tham gia và chia sẻ những trải nghiệm với người dùng khác. Khi thông điệp lan truyền rộng rãi sẽ tạo thành hiệu ứng gọi là hiệu ứng truyền miệng (Word-of-mouth). 

Đo lường kết quả thu được

Dựa vào việc nghiên cứu thị hiếu của khách hàng mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được chỉ số và kết quả thu về từ chiến dịch. Ở đây, các chỉ số mà doanh nghiệp đo lường bao gồm sự tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng người truy cập… Từ những thông số này, doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch và có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp. 

Nhìn chung thì công việc nghiên cứu – phân tích về thị hiếu của người dùng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm hiểu về khách hàng mục tiêu. Thông qua những kết quả đo lường được từ chiến dịch, doanh nghiệp theo đó có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn cũng như tối ưu từ khóa giúp tăng khả năng tương tác và chia sẻ. 

Quy trình nghiên cứu thị hiếu khách hàng

Qua những nội dung về thị hiếu là gì trên, nếu doanh nghiệp chưa biết cách nghiên cứu và phân tích thị hiếu thì có thể tham khảo qua các bước hướng dẫn bên dưới: 

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Ở bước này, doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau gồm phỏng vấn cá nhân, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua phân tích định tính, định lượng từ nhiều nguồn dữ liệu để thu thập thông tin người dùng. 

Từ những phương thức này mà doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu và sở thích của nhóm đối tượng khách hàng mà mình đang nhắm đến. 

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Nguồn dữ liệu mà doanh nghiệp thu thập được ban đầu được gọi là dữ liệu thô vẫn chưa qua xử lý để lọc ra được các thông tin hữu ích. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành công đoạn phân tích và xác định các mẫu, xu hướng cũng như thông tin cần thiết. 

Phương pháp sử dụng để phân tích dữ liệu về thị hiếu là gì? Đó có thể là phân tích tương quan, phân tích nội dung, phân tích đánh giá và phân tích nhóm để hiểu rõ hơn về thị hiếu của tệp đối tượng khách hàng cần nghiên cứu. Những thông tin hữu ích sau khi được lọc ra, doanh nghiệp sẽ áp dụng vào trong các chiến lược kinh doanh. 

Bước 3: Xây dựng nhóm mục tiêu

Người dùng có thể thông qua các dữ liệu đã phân tích để xác định và phân thành nhóm mục tiêu khác nhau thông qua các tiêu chí gồm độ tuổi, sở thích, giới tính và nhu cầu… 

Việc gom thành từng nhóm riêng biệt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp, sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Qua đó giúp cải thiện mức độ tương tác cũng như sự kết nối đối với các khách hàng. 

Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị dựa vào dữ liệu thu thập

Doanh nghiệp khi đã thực sự hiểu rõ về thị hiếu của người dùng có thể tiến hành áp dụng chúng vào trong xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp. Ở đây, thông tin về thị hiếu khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ cũng như các cải trải nghiệm khách hàng tối ưu hơn. 

Như vậy, thông qua thị hiếu là gì mà doanh nghiệp có được, sau khi áp dụng vào chiến lược có thể đem đến sự hài lòng cũng như tương tác cho khách hàng. 

Bước 5: Đánh giá và hiệu chỉnh

Đây cũng là bước cuối cùng trong quá trình nghiên cứu thị hiếu của khách hàng ở doanh nghiệp. Khi có được đánh giá và phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ dựa theo đó mà để điều chỉnh chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích một cách tối ưu nhất. 

Có thể nói, công đoạn đánh giá và hiệu chỉnh này là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt chiến lược. 

Như vậy, việc áp dụng các phương thức nghiên cứu cũng như phân tích về thị hiếu khách hàng kể trên, doanh nghiệp giờ đây có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về tệp đối tượng khách hàng của mình. Từ đó, lên kế hoạch và xây dựng ra những chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu, sở thích của họ. 

Kết luận

Bên trên là những nội dung chia sẻ về thị hiếu là gì, tầm quan trọng và các bước giúp doanh nghiệp nghiên cứu cũng như phân tích thị hiếu khách hàng để xây dựng ra các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả, mang lại thành công cho doanh nghiệp của mình.  

Xem thêm:

Tin mới nhất
Superman trong Injustice: Hướng dẫn cách chơi và chiến lược
Black Ops 6: Tổng hợp các tin đồn và rò rỉ về ngày phát hành
sims-4-mods-1
Hướng dẫn cài đặt Sims 4 Mods: Đơn giản và hiệu quả cho người mới
may-tinh-khong-vao-duoc-mang
Khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng Internet