Tai nghe không dây có tốt không? Sử dụng có an toàn không?

Tai nghe không dây có tốt không? Sử dụng có an toàn không?

XEM NHANH

Thời đại của tai nghe không dây đang dần lên ngôi và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng mới. Thế nhưng chất lượng và sự an toàn của chúng vẫn luôn là thắc mắc của người dùng.

Công nghệ không dây

Công nghệ không dây đang dần thay đổi thế giới của chúng ta, từ radio, truyền hình đến điện thoại di động và nhiều thiết bị khác đều sử dụng phương thức truyền không dây. Công nghệ không dây mang đến sự tiện lợi và những lợi ích không thể ngờ. Một cách thành thật thì công nghệ không dây cũng có những nhược điểm của mình, đó là về  tần số vô tuyến từ các thiết bị điện tử, chúng truyền theo mọi hướng chứ không chỉ hướng đến người nhận.

Kể cả ngay lúc này, khi bạn đang ngồi đâu đó với chiếc smartphone trên tay và đọc những dòng tin này thì một vài tín hiệu mạng Wi-Fi khác nhau đang đập vào cơ thể bạn. Bên cạnh đó, có hàng trăm loại tín hiệu khác, yếu hơn, như đài FM / AM, vệ tinh và tất cả các loại chương trình phát sóng khác bao quanh chúng ta mỗi phút, mỗi ngày.

Có thể chúng ta đã cố tránh những nguồn thiết bị phát tín hiệu nhưng smartphone và tai nghe không dây vẫn luôn sát cạnh. Chúng ta sử dụng tai nghe không dây để có thể rảnh tay lái xe hoặc thoải mái nói chuyện khi đang di chuyển. Khi AirPods được Apple giới thiệu thì định nghĩa tai nghe không dây mới được định nghĩa lại thực sự và biến nó trở thành hiện tượng trong những năm qua.

Tai nghe không dây là phụ kiện tuyệt vời, nhưng liệu nó có đáng để người dùng tiếp xúc với EMF (Trường điện từ) hàng ngày không? Cùng tìm hiểu nhé!

Tai nghe không dây làm việc như thế nào?

Cho dù thương hiệu tai nghe không dây bạn lựa chọn là gì, tất cả đều hoạt động theo cùng một cách đó là thông qua Bluetooth. Điều đó nghĩa là người dùng phải kết nối tai nghe với các thiết bị hỗ trợ phương thức này. Bluetooth không phải là một công nghệ nào mới mà đơn giản nó chỉ là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi để truyền tần số vô tuyến tầm gần.

Ăng ten Bluetooth của AirPods nằm dọc theo thân pin của mỗi tai nghe

Dải tần số Bluetooth hoạt động trong khoảng từ 2.4 GHz đến 2.4835 GHz, ngang với lò vi sóng (2.45 GHz). Nhưng tất nhiên, sự khác biệt là công suất, lò vi sóng hoạt động trong khoảng từ 600 đến 1200W, trong khi tai nghe Bluetooth chỉ là loại máy phát Class 2. Nghĩa là, chúng có thể truyền tín hiệu tới 10 mét và hoạt động ở công suất cao nhất là 2.5 mW, thấp hơn 240.000 so với 600W. Nói cách khác, sẽ mất một vài tháng để tai nghe không dây phát ra năng lượng mà lò vi sóng tạo ra trong một phút.

Specific Absorption Rate (SAR) – Tỷ lệ hấp thụ riêng có ý nghĩa gì?

Trước tiên, SAR là viết tắt của Specific Absorption Rate (tạm dịch là Tỷ lệ hấp thụ riêng), đây là một phép đo xem có bao nhiêu tần số trường điện từ tần số được cơ thể người hấp thụ, ví dụ như điện thoại di động hay tai nghe không dây,… SAR được đo bằng Watt trên mỗi Kilogram (W/kg) và được xác định an toàn bởi các cơ quan quản lý, một thiết bị không dây cũng được xác định mức độ an toàn không ở phép đo này.

Không giống như các phép đo khoa học khác, SAR đi kèm với vài “dấu sao”. Sóng EMF (trường điện từ) không lan truyền đồng đều nên phép đo này chỉ đại diện cho mức năng lượng trung bình được hấp thụ bởi một mô nhất định. Tại Mỹ, FCC đã đặt giới hạn 1.6W/kg cho điện thoại di động và giá trị được đo tại một điểm trong vòng 1g mô hấp thụ nhiều năng lượng nhất. Châu Âu tuân theo tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, cho biết cứ điều gì dưới 2W/kg trên 10g là mô an toàn. Mỗi thiết bị phải được kiểm tra riêng cho từng tiêu chuẩn.

Tai nghe không dây có tốt không
Thiết bị được sử dụng để thử nghiệm SAR

Đáng lưu tâm là các bài kiểm tra của FCC dành cho SAR lại không phù hợp. Nó được thiết kế vào năm 1989 và chiếc đầu giả được sử dụng cho các phép đo tương đương với đầu của một người đàn ông (6.2 inches), nặng 100kg. Bộ não con người được minh họa bởi một hỗn hợp của nước và chất điện giải. Trong bài kiểm tra, chiếc đầu giả này phải trải qua 6 phút hoạt động tối đa trước khi thực hiện các phép đo. Điều này không hề cho thấy độ an toàn nếu áp dụng trên người vào năm 2019, dù đơn giản chỉ là bài kiểm tra.

SAR ở tai nghe Bluetooth?

Theo chia sẻ từ Tiến sĩ Joel Moskowitz, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng tại Đại học California, Berkley cho biết: “Việc sử dụng tai nghe không dây một cách thường xuyên làm tăng đáng kể ảnh hưởng sóng điện từ đến cơ thể, đặc biệt là não. Tỷ lệ hấp thụ của Airpods khá cao bởi đây là thiết bị Bluetooth”.

Chỉ số SAR chính xác của AirPods là 0.581 W/kg cho bên trái và 0.501 W/kg cho bên phải, tổng cộng là 1.082W/kg khi bạn sử dụng cả hai tai. Để so sánh, SAR cho iPhone XS là 1.19W/kg, chỉ hơn 10% so với AirPods. Đây chỉ là những số liệu về mặt lý thuyết và trong quá trình sử dụng thực tế nó có thể sẽ khác.

tai-nghe-khong-day-co-tot-khong-3

Tất nhiên, mọi sản phẩm điện tử chúng ta sử dụng hàng ngày đều được coi là an toàn, hay ít nhất những kết quả thử nghiệm đã chứng minh điều đó. Với trường hợp của AirPods nếu bạn thực sự quan tâm đến chỉ số SAR thì có thể kiểm tra các báo cáo SAR của AirPods do Apple gửi đến FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang).

Vậy tai nghe không dây có an toàn không?

Tiến sĩ Moskowitz tiếp tục chia sẻ: “Việc sử dụng tai nghe không dây là không nên, cá nhân ông cũng không sử dụng những thiết bị như vậy vì sóng điện từ của chúng”. Một nhóm hơn 240 nhà khoa học toàn thế giới thậm chí còn ký đơn kháng cáo quốc tế với Liên Hợp Quốc, kêu gọi tăng cường quy định và bảo vệ phơi nhiễm trường điện từ không ion hóa.

Theo kháng cáo:

Sóng điện từ ảnh hưởng đến các sinh vật sống ở mức độ thấp hơn so với quy định của quốc tế và các quốc gia. Các tác động bao gồm tăng nguy cơ ung thư, căng thẳng tế bào, tăng các gốc tự do có hại, tổn thương di truyền, thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ thống sinh sản, thiếu hụt học tập và trí nhớ, rối loạn thần kinh và tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung ở người.

Cần lưu ý rằng, mối quan tâm của các nhà khoa học là đối với các thiết bị sản sinh ra sóng điện từ trong phạm vi, từ bộ phát Wi-Fi, hiệu ứng tích lũy từ tất cả những gì xung quanh chúng ta là những gì làm tăng nguy cơ cho sức khỏe con người hơn bất kỳ tiện ích nào.

Với tai nghe không dây, không có một bằng chứng thuyết phục nào về việc chúng có gây hại cho con người vì chưa có nghiên cứu nào về tác dụng lâu dài của tai nghe không dây được thực hiện. Sóng điện từ từ tai nghe quá yếu để có bất cứ tác động đáng chú ý nào đến cơ thể con người, nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua ảnh hưởng của tai nghe không dây và an tâm sử dụng.

Tai nghe không dây có tốt không

Về phía nhà sản xuất, Apple, Samsung, Bose khi được hỏi về sự an toàn thực sự trên tai nghe không dây của họ, nhưng trong đó chỉ có Samsung là trả lời. Hãng nói rằng đã đáp ứng tất cả các quy định cần thiết, các thử nghiệm về sóng điện từ được tuân thủ chặt chẽ và an toàn để sử dụng hàng ngày. Liên quan đến SAR của Galaxy Buds, Samsung cho biết thêm: “Tai nghe không dây của chúng tôi được thiết kế để giảm thiểu tốc độ hấp thụ và thậm chí ở công suất tối đa không tạo ra mức phơi nhiễm RF đáng kể”.

Cuối cùng, tai nghe không dây có thể không gây hại với sức khoẻ chúng ta nhưng chắc chắn nó cũng không làm cơ thể chúng ta tốt hơn chút nào. Khi điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến và không thể thay thế, sử dụng tai nghe không dây mang đến sự thuận tiện thì việc sử dụng tai nghe không dây dường như là một lựa chọn hoàn toàn dễ hiểu. Chúng ta có thể cân nhắc để quyết định sử dụng công nghệ nào, và cũng rất mong những cơ quan có thẩm quyền cung cấp những dữ liệu rõ ràng và thuyết phục hơn để người dùng như chúng ta có thể có đưa ra quyết định sáng suốt.

Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật tin tức công nghệ thú vị mỗi ngày.

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

Xem thêm: Nokia giá rẻ mà ngon!

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Tin mới nhất
Top 10 trang web nối, ghép video online không cần phần mềm
cac-mau-smartwatch-dang-mua-hien-nay-8
Các mẫu smartwatch đáng mua hiện nay
anh-bien
Những bức hình nền ở biển tuyệt đẹp bạn không nên bỏ qua
25 Bài nhạc TikTok hot nhất hiện nay – Nghe cực chill