Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

XEM NHANH

Điều hòa gặp sự cố vào những ngày oi bức quả là một tình huống “dở khóc dở cười”. Việc tìm hiểu về những lỗi thường gặp và cách sửa điều hoà tại nhà không chỉ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí. Hãy cùng trang bị những kiến thức cần thiết để tự tin bảo dưỡng và sử dụng điều hòa hiệu quả.

Tại sao bạn nên biết những lỗi thường gặp ở điều hòa?

Thông thường, việc đầu tiên bạn nghĩ đến khi điều hòa có vấn đề chắc hẳn là gọi thợ sửa chữa. Đó là một giải pháp nhanh chóng, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu. Việc chờ đợi thợ đến chi trả một khoản phí không nhỏ, thậm chí còn phải đối mặt với rủi ro gặp phải những người không uy tín. Chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và lo lắng đôi khi còn bị mất tiền oan vì bị chặt chém, vừa tốn công lại mất thời gian.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Tóm lại là, nếu nắm bắt tốt các lỗi thường xảy ra ở điều hòa sẽ giúp bạn:

  • Tự chủ và chủ động thay vì phụ thuộc vào thợ sửa chữa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Bảo vệ tài sản phát hiện và khắc phục sớm các lỗi hỏng sẽ giúp bảo vệ điều hòa khỏi những hư hỏng nghiêm trọng hơn, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
  • Đảm bảo không gian sống thoải mái với một chiếc điều hòa hoạt động ổn định.

Tìm hiểu những lỗi thường gặp và cách sửa điều hòa tại nhà

Thời điểm xảy ra lỗi trên điều hòa không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chất lượng sản phẩm, tần suất sử dụng, điều kiện môi trường và cách bảo dưỡng đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Điều hòa được sản xuất bởi các hãng uy tín thường có độ bền cao hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên và trong môi trường khắc nghiệt sẽ khiến các bộ phận bên trong nhanh chóng bị hao mòn. Ngược lại, việc vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của điều hòa và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố. Dưới đây là những lỗi thường gặp điển hình và cách sửa điều hòa chi tiết.

Điều hòa không hoạt động

Khi khởi động điều hòa mà không thấy hoạt động, có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Đầu tiên, cần kiểm tra nguồn điện cấp cho điều hòa. Nếu không có điện hoặc điện áp không ổn định, điều hòa sẽ không thể hoạt động.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến hệ thống điện như cầu chì bị đứt, biến thế bị hỏng hoặc ngắn mạch, các mối nối điện lỏng lẻo hay thiết bị bảo vệ quá tải hoạt động cũng là lý do.

Thậm chí, các lỗi nhỏ như pin remote hết, nút nhấn remote bị kẹt hoặc trục trặc ở mạch điều khiển cũng có thể khiến điều hòa không hoạt động. Mày mò chút bạn có thể tìm ra nguyên nhân để tự sửa điều hòa tại nhà được mà chưa cần gọi kỹ thuật viên

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra xem cầu chì có đúng loại, đúng kích cỡ và có bị đứt, cháy không. Nếu cầu chì bị hỏng, cần thay thế bằng loại mới có cùng thông số.
  • Kiểm tra tất cả các mối nối điện, từ ổ cắm đến các đầu nối bên trong điều hòa. Nếu phát hiện các mối nối bị lỏng, ọp ẹp hoặc có dấu hiệu bị oxi hóa, cần siết chặt lại hoặc hàn lại cho chắc chắn.
  • Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp tại các điểm khác nhau trong mạch điện và kiểm tra thông mạch của các thiết bị bảo vệ như rơ le nhiệt, cầu dao tự động.
  • Kiểm tra các bo mạch điện tử, các cảm biến và các linh kiện điện tử khác trong mạch điều khiển.

Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay.

Khả năng làm lạnh kém

Khi bạn quan sát thấy bật điều hòa một hồi lâu rồi mà không thấy mát, nghĩa là chức năng làm mát có vấn đề. Hiểu được lý do, bạn sẽ biết cách sửa điều hòa tại nhà dễ hơn.

Việc điều hòa đã quá lâu ngày không được vệ sinh, khiến các bộ phận bên trong bám đầy bụi bẩn. Thiếu gas do đường ống bị rò rỉ cũng là một nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, các vấn đề về lưu thông không khí, hỏng hóc máy nén hoặc các bộ phận khác, cũng như vị trí lắp đặt không hợp lý đều có thể ảnh hưởng.

Để xác định chính xác nguyên nhân và có giải pháp khắc phục hiệu quả, bạn nên kiểm tra nhiệt độ phòng, dòng điện tiêu thụ và gọi thợ kỹ thuật để được tư vấn và hỗ trợ.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Thường xuyên vệ sinh điều hòa, đặc biệt là lưới lọc, dàn lạnh và dàn nóng. Tần suất thông thường từ 3-6 tháng/lần.
  • Định kỳ kiểm tra đường ống gas, các mối nối để phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng rò rỉ gas.
  • Kiểm tra và vệ sinh dàn nóng để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo quá trình tản nhiệt diễn ra hiệu quả.
  • Đánh giá hiệu suất hoạt động của máy nén và tải hoạt động. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với thợ kỹ thuật để kiểm tra và sửa chữa.
  • Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các vật cản như bụi bẩn, lá cây… có thể làm tắc nghẽn đường gió, ảnh hưởng đến khả năng làm mát của điều hòa.

Điều hòa quá lạnh

Tình trạng điều hòa quá lạnh, dù có vẻ dễ chịu vào mùa hè nóng bức, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều vấn đề. Cảm giác lạnh buốt không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy do đâu dẫn đến tình trạng này và cách sửa điều hòa tại nhà thế nào?

Việc để nhiệt độ quá thấp so với nhu cầu sử dụng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến phòng trở nên lạnh buốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra thêm các lý do khác để đánh giá đúng lỗi từ đó biết cách khắc phục, ví dụ như nguyên nhân từ:

  • Cảm biến bị hỏng, máy lạnh sẽ không đo chính xác nhiệt độ phòng.
  • Lỗi bo mạch khiến máy lạnh hoạt động không ổn định.
  • Van tiết lưu hỏng gây ra tình trạng lạnh đột ngột do lượng gas quá nhiều.
  • Quạt gió quá mạnh khiến không khí lạnh phân tán quá nhanh.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ đã được cài đặt phù hợp.
  • Vệ sinh máy lạnh định kỳ để máy hoạt động hiệu quả.
  • Kiểm tra cảm biến, bo mạch và van tiết lưu cẩn thận vì nếu các bộ phận này bị hỏng, máy lạnh sẽ không hoạt động ổn định.
  • Điều chỉnh tốc độ quạt bằng cách giảm tốc độ quạt để giảm lượng không khí lạnh.

Nếu tự sửa điều hòa tại nhà bằng bước trên mà vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy liên hệ với thợ kỹ thuật để được hỗ trợ.

Máy nén chạy ồn

Máy nén điều hòa, đặc biệt là dàn nóng đặt ngoài trời, thường phát ra tiếng ồn khi hoạt động. Bạn có thể nghe thấy tiếng ồn từ bên ngoài ngay cả khi đang ở trong phòng. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn này có thể do nhiều yếu tố như:

  • Bu lông, đinh vít hoặc các chi tiết bên trong máy nén bị lỏng sẽ  gây ra tiếng kêu khi máy hoạt động.
  • Một số chi tiết bên trong máy nén bị hư hỏng cũng là nguyên nhân khiến máy hoạt động không ổn định và gây ra tiếng ồn.
  • Lượng gas nạp vào máy quá nhiều sẽ gây áp lực lên hệ thống, dẫn đến tiếng ồn.
  • Ma sát giữa các đường ống hoặc giữa các bộ phận bên trong máy với vỏ máy cũng có thể gây ra tiếng ồn.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

Để khắc phục tiếng ồn của máy nén, bạn cần kiểm tra và cố định chắc chắn các đường ống, đặt dàn nóng trên bề mặt phẳng, siết chặt bu lông, kiểm tra vỏ máy. Nếu máy nén hoạt động quá ồn do thừa gas, hãy nhờ thợ kỹ thuật xả bớt gas. Trường hợp máy hỏng nặng, cần thay thế máy nén mới, lưu ý chọn đúng loại.

Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn từ máy nén, bạn có thể:

  • Sử dụng các vật liệu cách âm để bao quanh dàn nóng.
  • Tránh lắp đặt dàn nóng ở những nơi gần cửa sổ, ban công hoặc nơi có nhiều người qua lại.

Máy chạy liên tục nhưng không lạnh

Bạn đã bao giờ bật điều hòa mà căn phòng vẫn nóng bức? Hãy thử kiểm tra xem liệu có thể tự sửa điều hòa tại nhà được không, hay gọi kỹ thuật viên đến hỗ trợ nhé:

  • Điều hòa thiếu gas do rò rỉ hoặc đường ống bị tắc nghẽn sẽ khiến máy không thể tạo ra hơi lạnh.
  • Lớp bụi bẩn bám dày trên bộ lọc và dàn lạnh sẽ cản trở luồng khí lạnh, khiến phòng không mát.
  • Dàn ngưng tụ bẩn sẽ làm giảm hiệu quả làm lạnh của máy.
  • Nếu cửa ra vào, cửa sổ không kín hoặc cánh gió điều hòa bị hỏng, không khí lạnh sẽ thoát ra ngoài và không khí nóng sẽ lọt vào.
  • Máy nén là “trái tim” của điều hòa, khi nó bị hỏng hoặc quá tải sẽ khiến máy không thể làm lạnh.
  • Nếu căn phòng quá rộng hoặc có quá nhiều thiết bị điện, điều hòa sẽ khó làm mát kịp.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hệ thống gas, phát hiện kịp thời tình trạng rò rỉ. Nếu hệ thống thiếu gas, hãy tiến hành hút chân không và nạp lại gas theo đúng quy trình.
  • Đồng thời, hãy vệ sinh bộ lọc gió và dàn lạnh định kỳ, kiểm tra và làm sạch dàn nóng để loại bỏ bụi bẩn, lá cây và các vật cản khác có thể ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt.
  • Kiểm tra và đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định.
  • Việc thực hiện các bước sửa điều hoà tại nhà và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của điều hòa, giảm thiểu chi phí sửa chữa.

Điều hòa không lạnh trong khi vẫn có khí thổi ra từ thân máy

Nếu bạn cảm thấy điều hòa không lạnh hoặc làm ấm không khí mặc dù vẫn có khí thoát ra từ thân máy thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Nhiệt độ thiết lập cao hơn nhu cầu làm lạnh.
  • Phòng không kín dẫn đến thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài.
  • Tấm lọc khí và dàn lạnh bị bám bụi.
  • Phòng quá lớn so với công suất của máy.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra thiết lập nhiệt độ xem đã hợp lý với nhu cầu cần làm lạnh hay chưa? Hãy thiết lập lại nhiệt độ và chế độ làm lạnh cho điều hòa để đạt được hiệu quả làm lạnh như mong muốn.
  • Kiểm tra xem tấm lọc khí có hoạt động thông thoáng hay không, thực hiện việc vệ sinh tấm lọc khí sẽ giúp điều hòa hoạt động tốt và làm mát ổn định hơn.
  • Kiểm tra và đóng kín cửa chính, cửa sổ nhà bạn hoặc phòng làm việc nếu đang mở.
  • Thực hiện thông ống dẫn khí vào và thoát khí ra ở khối trong nhà và khối ngoài trời, sau đó đợi khoảng 3 phút và khởi động lại điều hòa để khí được lưu thông ổn định và trao đổi khí tốt hơn.
  • Điều hòa cũng có thể không làm mát khi đang thực hiện chế độ bảo vệ máy nén khí trong 3 phút, vì vậy bạn hãy đợi cho đến khi chế độ này hoàn thành nhé.
  • Kiểm tra trong phòng có đang sử dụng các vật dụng có tính tỏa nhiệt cao như bếp nướng điện hay chậu nước nóng hay không, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ mát trong phòng.

Mùi hôi khó chịu từ điều hòa

Mùi hôi khó chịu từ điều hòa thường xuất phát từ việc tích tụ vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn trong các bộ phận của máy. Mỗi kiểu mùi có thể báo hiệu nhiều vấn đề khác nhau.

  • Mùi ẩm mốc thường xuất hiện khi các bộ phận như dàn lạnh, khay hứng nước bị ẩm ướt.
  • Mùi khét có thể do bụi bẩn tích tụ và cháy khét trong máy khi hoạt động.
  • Mùi trứng thối, rất có thể hệ thống gas đang bị rò rỉ.
  • Mùi hôi thối cũng có thể xuất hiện do xác côn trùng hoặc chất hữu cơ phân hủy bên trong máy.

Việc xác định chính xác loại mùi sẽ giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân và tự sửa điều hòa tại nhà hiệu quả nhất.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Điều hòa có mùi gas hãy ngay lập tức tắt điều hòa, mở cửa thông thoáng phòng và sử dụng quạt để nhanh chóng loại bỏ mùi gas. Sau đó, liên hệ thợ kỹ thuật để kiểm tra và sửa chữa hệ thống ống dẫn gas.
  • Điều hòa có mùi như nhà vệ sinh thường do đường ống thoát nước dàn lạnh bị tắc nghẽn. Bạn nên gọi thợ sửa chữa để kiểm tra và thông tắc đường ống.
  • Điều hòa có mùi ẩm mốc nguyên nhân chủ yếu là do dàn lạnh bị bẩn. Hãy vệ sinh dàn lạnh thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc gây mùi.

Để phòng tránh tình trạng mùi hôi, bạn nên:

  • Vệ sinh điều hòa định kỳ 3-6 tháng/lần.
  • Không để đồ vật lạ vào bên trong máy.
  • Tắt máy trước khi đi ngủ hoặc khi ra khỏi nhà trong thời gian dài.

Máy chạy và ngưng liên tục

Tình trạng máy lạnh hoạt động gián đoạn, lúc chạy lúc dừng không chỉ gây lãng phí điện năng đáng kể mà còn làm giảm tuổi thọ của máy. Nghe chừng lỗi này khá nghiêm trọng, nếu chưa đủ kỹ năng thì ắt bạn khó có thể tự sửa điều hòa tại nhà được. Hãy thử xem nguyên nhân là gì nhé:

  • Thiếu gas & thừa ga khiến máy nén hoạt động không ổn định.
  • Đường ống bị tắc nghẽn do bụi bẩn hoặc các vật lạ sẽ gây cản trở quá trình lưu thông gas.
  • Điện thế thấp không đủ, máy nén sẽ không hoạt động hết công suất hoặc không hoạt động được.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc các linh kiện sau gặp vấn đề:

  • Cuộn dây contactor của máy nén bị hỏng.
  • Dàn ngưng tụ bị bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh.
  • Van tiết lưu hoặc ống mao bị tắc lượng gas không đủ để làm lạnh
  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì, van tiết lưu sẽ không hoạt động chính xác, dẫn đến lượng gas không được điều tiết đúng.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

  • Thực hiện nạp thêm gas nếu máy lạnh thiếu hoặc rút bớt gas nếu máy lạnh thừa.
  • Thường xuyên vệ sinh máy lạnh, đặc biệt là dàn nóng, dàn lạnh và các bộ lọc.
  • Kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hỏng như van tiết lưu, ống mao, cuộn dây contactor… nếu cần thiết.
  • Sử dụng ổn áp để cung cấp nguồn điện ổn định cho máy lạnh
  • Nên thực hiện bảo trì định kỳ để phát hiện và khắc phục sớm các sự cố.

Máy bị thiếu gas, hết gas

Gas lạnh trong máy điều hòa thường rất bền và không tự nhiên bị hao hụt trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân chính khiến máy lạnh bị thiếu gas là do rò rỉ ở các mối nối, van hoặc ống dẫn. Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt, nhân viên kỹ thuật không kiểm tra kỹ dẫn đến không nạp đủ lượng gas cần thiết cũng sẽ dẫn đến tình trạng máy lạnh thiếu gas.

Khi máy điều hòa nhà bạn gặp phải tình trạng không làm lạnh tốt, hoặc dàn nóng xuất hiện lớp tuyết mỏng, đồng thời dòng điện tiêu thụ thấp hơn mức thông thường, rất có thể máy đang bị thiếu gas. Bạn có thể kiểm tra thêm bằng cách đo áp suất gas. Nếu áp suất thấp hơn mức tiêu chuẩn thì khả năng máy thiếu gas là rất cao. Một số loại điều hòa hiện đại còn có chức năng tự động bảo vệ, khi thiếu gas máy sẽ tự động tắt và hiển thị mã lỗi.

Nếu máy điều hòa của bạn có những dấu hiệu trên, hãy liên hệ với thợ kỹ thuật để được kiểm tra và khắc phục kịp thời nhé, việc tự sửa điều hòa tại nhà ở trường hợp này không khả thi vì lỗi này liên quan đến chuyên môn.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

Việc nạp gas đòi hỏi kỹ thuật cao và các thiết bị chuyên dụng. Do đó, bạn nên liên hệ với thợ kỹ thuật chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Máy bị chảy nước ở dàn lạnh

Điều hòa bị chảy nước thể hiện rõ qua các dấu hiệu như nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng từ dàn lạnh xuống sàn nhà, gây ẩm ướt vùng xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ rò rỉ, có thể xuất hiện các vũng nước lớn nhỏ khác nhau. Lỗi này nhiều nhà cũng thường xuyên gặp phải, bạn có thể sửa điều hòa tại nhà. Nếu không xử lý được mới cần gọi đến kỹ thuật viên.

Có hai nguyên nhân chính khiến điều hòa nhà bạn bị chảy nước.

  • Thứ nhất, nếu đường ống thoát nước của máy lạnh không được lắp đặt với độ dốc thích hợp, nước sẽ không thể chảy tự do mà đọng lại trong máng hứng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nước tràn ra ngoài và gây ẩm ướt cho tường, đặc biệt là các bức tường làm bằng thạch cao.
  • Thứ hai, việc sử dụng điều hòa trong thời gian dài mà không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến lỗ thoát nước bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, gây cản trở quá trình thoát nước và dẫn đến tình trạng tương tự.

Hướng dẫn sửa điều hoà tại nhà những lỗi hỏng cơ bản nhất

Cách khắc phục:

Đảm bảo ống thoát nước có độ dốc hợp lý để nước có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với những máy có ống thoát nước dài, nên bố trí ống thoát tại một vị trí cố định, tránh đi dọc theo đường ống để tránh tình trạng nước đọng lại.

Thường xuyên vệ sinh điều hòa, đặc biệt là phần lưới lọc và ống thoát nước, để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. Việc làm sạch định kỳ sẽ giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, bền bỉ hơn và giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn.

Lời kết

Khi điều hòa của bạn gặp sự cố, việc hiểu rõ các lỗi thường gặp sẽ giúp bạn tự mình khắc phục một số vấn đề nhỏ. Với những lỗi cơ bản, bạn hoàn toàn có thể tự sửa điều hòa tại nhà. Nhưng với những lỗi đòi hỏi chuyên môn cao hơn, bạn hãy liên hệ đến các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục sự cố một cách hiệu quả. Mong những thông tin trên sẽ hữu ích trong cuộc sống của bạn.

Tham khảo thêm bài viết khác:

Tin mới nhất
cach-xoa-chu-ulike
Cách xoá chữ Ulike đơn giản nhất
Xóa, thu hồi tin nhắn Zalo: người nhận có biết, đọc được không?
cach-xoa-id-apple
Cách xóa tài khoản ID Apple trên iPhone, iPad cực đơn giản
tai-ung-dung-vidmate
Tải xuống ứng dụng VidMate 2024 – Miễn phí