so-nghe-dien-thoai-1

Nếu xuất hiện 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã mắc hội chứng sợ nghe điện thoại

XEM NHANH

Bạn có thể thoải mái gặp mặt trực tiếp bạn bè để nói chuyện, nhưng lại ngại không muốn nghe hoặc gọi điện cho bất kì ai đó, có thể đó là dấu hiệu cho hội chứng sợ nghe điện thoại.

Hội chứng sợ nghe điện thoại nghe thì có vẻ lạ nhưng sự thật là có rất nhiều người trên thế giới này đang gặp phải hội chứng này. Khi có điện thoại từ bạn bè, hoặc người thân bất ngờ gọi tới, cảm giác trong bạn khi đón nhận điều này sẽ không phải là vui mừng, háo hức mà thay vào đó là nỗi lo sợ vô hình không thể diễn tả được. Và sau đây sẽ là 5 dấu hiệu dễ thấy nhất của hội chứng sợ nghe điện thoại.

5 dấu hiệu điển hình của hội chứng sợ nghe điện thoại

1. Khi có cuộc gọi tới, bạn sẽ để cho cuôc gọi tự kết thúc

Dù cho đó có là bất kì ai, như là người bạn thân nhất của bạn, hay là người thân trong gia đình gọi tới, bạn sẽ luôn có suy nghĩ rằng: “Có nên nhấc máy không nhỉ? Mà thôi đang bận lắm, thôi kệ đi, lát nữa rồi gọi lại sau..”, tóm lại là kiểu dạng như vậy.

so-nghe-dien-thoai-2

Và bạn sẽ đợi cho tới khi cuộc gọi không còn làm phiền bạn nữa, và thật ngạc nhiên là bạn cảm thấy thật thoải mái sau khi tiếng chuông gọi đến kết thúc. Nhưng rồi nỗi lo lắng và bồn chồn lại tới ngay sau đó khi bạn nghĩ đến việc phải gọi lại cho người đó vào một thời điểm nào đấy.

2. Phải chờ một lúc (hoặc lâu hơn) rồi mới gọi lại

Đúng vậy, bạn nghĩ rằng rồi sẽ gọi lại cho người đó vào một lúc nào đó, chứ không phải là bây giờ. Bởi bạn ghét cái cảm giác phải tìm lại số người đó và nhấn gọi. Có thể bạn sẽ chờ tới 1 hoặc 2 tiếng hoặc cũng có thể là lâu hơn để liên hệ lại cho người đó, nhưng tuyệt nhiên không phải là vì muốn gọi lại mà là bắt buộc bạn phải gọi lại trong một tâm trạng không được vui vẻ là mấy.

so-nghe-dien-thoai-3

3. Luôn bịa ra một lý do để “bao biện” cho việc không nhấc máy

Bạn luôn sẵn sàng cho một lý do nào đó khi bị người khác hỏi lại bạn vì sao lại không nghe máy. Lý do đó có thể là điện thoại đang sạc nên không nghe được, hoặc không mang điện thoại theo bên người. Nhưng thật ra lúc đó bạn lại đang cầm điện thoại trên tay và đang lướt web hoặc xem YouTube.

4. Để máy ở chế độ im lặng 24/24

Luôn để máy ở chế độ im lặng là dấu hiệu thứ 4 của hội chứng sợ nghe điện thoại. Bạn để máy ở chế độ im lặng không phải chỉ vì lý do không muốn làm phiền tới mọi người xung quanh mà còn một lý do nữa đó là để hạn chế nghe điện thoại. Khi để điện thoại ở chế độ im lặng, bạn vừa có thể giả vờ rằng không biết có cuộc gọi đến, vừa có thể để cho người khác không biết là bạn đang đang cố tình không nghe điện thoại.

so-nghe-dien-thoai-4

5. Danh sách cuộc gọi nhỡ dài hơn gấp nhiều lần so với danh sách cuộc gọi đi

Đối với những người mắc hội chứng này, danh sách cuộc gọi nhỡ của họ rất rất dài, trong khi đối với người bình thường thì danh sách của họ, cuộc gọi đi sẽ nhiều hơn. Trên thực tế, những người này còn hay có hành động tự xóa đi những cuộc gọi nhỡ để giả vờ như không nhận được cuộc gọi và họ sẽ cảm thấy tâm lý được thoải mái hơn mỗi khi làm việc đó.

Lời kết

Cuối cùng sau khi đọc xong bài viết này, bạn có đang mắc phải những dấu hiệu trên hay không? Hãy để lại comment dưới phần bình luận và đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật các tin tức công nghệ mới nhất nhé.

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

Xem thêm: iOS 13.5 Ra mắt! Update lớn về tính năng mở khóa Face ID nhanh hơn ngay cả khi đeo khẩu trang

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Tin mới nhất
Tải từ điển Anh Việt – 6 ứng dụng miễn phí tốt nhất trên Android, iPhone
cach-tai-story-tren-facebook-ve-dien-thoai-10
Cách tải story Facebook về điện thoại cực dễ dàng
cach-xoa-tin-nhan-tren-iphone
Hướng dẫn 3 cách xoá tin nhắn trên iPhone cực đơn giản
xoa-nen-anh-tren-iphone
3 cách xóa nền, phông ảnh trên iPhone đơn giản, chi tiết nhất