Hiện nay, một số doanh nghiệp chọn mô hình SME để xây dựng và phát triển trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm SME và Startup với nhau. Vậy SME là gì? Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng Hoàng Hà Mobile tìm hiểu về khái niệm SME và sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn có thể nên biết.
Tìm hiểu doanh nghiệp SME là gì?
SME là từ viết tắt của Small and Medium Enterprise, được dịch là doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Khái niệm này rất phổ biến trên thế giới và có thể áp dụng cho hầu hết những doanh nghiệp ở mọi ngành nghề khác nhau. Mỗi đất nước sẽ có một quy định khác nhau giữa các ngành nghề để có thể xác định được khái niệm của doanh nghiệp SME cụ thể trong từng lĩnh vực.
Nhìn chung, doanh nghiệp mô hình vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và phân bổ nguồn nhân lực. Do đó, chính phủ các quốc gia có những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, ưu đãi về các khoản vay. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp SME duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Vậy đặc điểm của SME là gì? Đây là những doanh nghiệp SME thường có mức doanh thu, số lượng nhân viên hoặc tài sản ở một mức cố định. Doanh nghiệp SME đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và phân bổ nguồn nhân lực lao động trên thị trường.
Có thể thấy, mô hình doanh nghiệp SME ngày càng phát triển nên đã giải quyết được tối đa những vấn đề về việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp này khá lớn và cũng có thể phá sản bất kỳ lúc nào.
Theo thống kê, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới khoảng 95% trên tổng số những doanh nghiệp toàn thế giới hiện nay và tạo nên thu nhập cho khoảng 50% người lao động toàn cầu.
Tầm quan trọng của doanh nghiệp SME
Như vậy bạn đã nắm được định nghĩa về doanh nghiệp SME là gì. Những tổ chức hay doanh nghiệp với quy mô SME có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nền kinh tế và giải quyết một số vấn đề cụ thể như:
Tạo việc làm và nâng cao sự phát triển kinh tế ở xã hội
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp SME trên thị trường đã giúp giải quyết và tạo việc làm cho hơn 50% người lao động trên thị trường. Bởi vì các doanh nghiệp này thường có quy mô kinh doanh nhỏ và ít nguồn vốn hơn. Điều này tạo điều kiện giúp SME có thể dễ tiếp cận với những nguồn lực, các cơ hội phát triển và tạo ra nhiều nguồn việc làm cho người lao động có ít kinh nghiệm và trình độ thấp.
Những doanh nghiệp SME cũng tạo ra được nhiều việc làm trong những lĩnh vực và khu vực mà những doanh nghiệp lớn không có mặt. Ngoài ra, doanh nghiệp quy mô SEM cũng linh hoạt với những sự thay đổi trong thị trường giúp đáp ứng những nhu cầu trên thị trường. Điều này đồng nghĩa khi tạo ra được nhiều việc làm thì sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nguồn sản phẩm và lao động từ các doanh nghiệp mô hình SME giúp đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Thúc đẩy sự phát triển của thị trường
Vai trò tiếp theo của doanh nghiệp SME là gì? Đó chính là khả năng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bởi những doanh nghiệp SME có tính linh hoạt, thích nghi nhanh chóng và thay đổi trong môi trường kinh doanh cao. Những tổ chức SME có quy mô đầu tư nhỏ, bộ máy hoạt động gọn nhẹ nên dễ dàng tham gia vào những ngách ngành mới giúp góp phần đổi mới nền kinh tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp SME đóng góp to lớn trong việc tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng sản xuất, cung cấp dịch vụ và hàng hóa. Để có thể phân phối tài nguyên rộng rãi và tốt hơn thì những doanh nghiệp SME sẽ hoạt động tại những khu vực nông thôn để tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và phát triển kinh tế ở cộng đồng ở địa phương.
Sản xuất đa dạng các loại dịch vụ và hàng hóa
Bên cạnh đó, công ty SME dễ dàng tìm kiếm những cơ hội ở thị trường mới hay phân khúc thị trường không quá phổ biến. Nhờ vào việc nghiên cứu và hiểu rõ của khách hàng ở trong thị trường thì SME sẽ dễ phát triển dịch vụ và sản phẩm mới có thể đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Với sự linh hoạt của công ty, SME sẽ sản xuất được đa dạng những loại dịch vụ và hàng hóa giúp đáp ứng được nhu cầu thị trường tạo ra được lợi ích kinh tế.
Kinh tế khu vực phát triển
Một trong những vai trò khác của SME là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thường có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp và khách hàng trong khu vực. Sự tham gia tích cực của họ vào chuỗi cung ứng địa phương không chỉ củng cố mạng lưới kinh tế khu vực mà còn thúc đẩy sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực.
Bên cạnh đó, nhiều SME còn có khả năng xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa. Việc mở rộng thị trường ra quốc tế không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng góp vào thu nhập chung của khu vực và cải thiện cán cân thương mại quốc gia.
Nâng cao được GPT của quốc gia
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với khả năng tăng trưởng vượt trội so với các tập đoàn lớn, SME góp phần đáng kể vào GDP, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ.
Theo Bộ Tài Chính, SME không chỉ đóng góp tới 40% GDP mà còn tạo công ăn việc làm cho hơn 60% lực lượng lao động trên cả nước. Sự hiện diện rộng khắp của SME, từ thành thị đến nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo, chứng tỏ vai trò không thể thiếu của SME trong việc phát triển kinh tế và xã hội trên mọi miền đất nước.
Sự khác biệt giữa Startup và SME là gì?
Startup và SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn, tuy nhiên chúng có những khác biệt cơ bản về mô hình, mục tiêu và cách thức hoạt động.
Mô hình kinh doanh
Startup thường hướng đến việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mang tính đột phá và có tiềm năng thay đổi thị trường. Họ tập trung vào việc phát triển nhanh chóng, mở rộng quy mô và tìm kiếm nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, SME thường hoạt động theo mô hình kinh doanh truyền thống, tập trung vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, phục vụ nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng nhất định.
Mục tiêu kinh doanh
Sự khác biệt về mục tiêu kinh doanh của Startup và SME là gì? Mục tiêu của startup là tăng trưởng nhanh chóng, đạt được lợi nhuận cao và trở thành một doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng đến thị trường. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đổi lấy cơ hội thành công lớn. Ngược lại, SME thường có mục tiêu ổn định hơn, tập trung vào việc duy trì hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận vừa phải và phục vụ cộng đồng.
Nguồn vốn kinh doanh
Startup thường phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà đầu tư thiên thần. Họ thường phải chia sẻ cổ phần của mình để đổi lấy nguồn vốn cần thiết cho việc phát triển. SME thường sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay vốn từ ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.
Văn hóa doanh nghiệp
Sự khác biệt giữa mô hình Startup và SME là gì? Văn hóa doanh nghiệp của startup thường năng động, sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Nhân viên được khuyến khích đưa ra ý tưởng mới, thử nghiệm và học hỏi từ những sai lầm. Trong khi đó, văn hóa doanh nghiệp của SME thường ổn định, truyền thống và chú trọng vào việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.
Nhìn chung, Startup và SME là hai mô hình kinh doanh khác nhau với những mục tiêu, cách thức hoạt động và văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất của từng mô hình và nhu cầu của thị trường. Hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của mình.
Cơ hội và thách thức của SME là gì trên thị trường kinh tế Việt Nam?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam đang đối mặt với cả cơ hội phát triển lớn và những thách thức đáng kể.
Về cơ hội
SME được hưởng lợi từ môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở, thuận lợi. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP hay EVFTA mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tạo điều kiện cho SME tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ số và thương mại điện tử giúp SME tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, giảm chi phí hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh. Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ SME như giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay.
Về thách thức
Thách thức của SME là gì? SME cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Năng lực cạnh tranh của nhiều SME còn yếu, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn là một bài toán khó đối với SME do quy mô nhỏ, tài sản thế chấp hạn chế.
Bên cạnh đó, SME còn thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ quản lý và chuyên gia. Sự biến động của thị trường, rủi ro về tỷ giá, lãi suất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của SME. Cuối cùng, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới đòi hỏi SME phải có sự đầu tư đáng kể về tài chính và nguồn lực.
Để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội, SME cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu mạnh. Đồng thời, SME cần chủ động tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn đa dạng, tham gia các chương trình hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế. Việc hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác cũng là một giải pháp quan trọng giúp SME mở rộng thị trường, giảm chi phí và tăng cường sức mạnh.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, bạn đã có thể nắm được khái niệm SME là gì và cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp SME và Startup. Có thể thấy các tổ chức SME đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển xã hội và kinh tế thị trường ngày nay.
Xem thêm: