Những ai thường xuyên thiết kế đồ họa hay chơi game sẽ biết đến SLI (Scalable Link Interface) là một công nghệ được áp dụng phổ biến trong các loại Card đồ họa hiện nay. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến mọi người về công nghệ SLI trong những loại Card đồ họa của Nvidia và danh sách những loại Card Nvidia có hỗ trợ công nghệ này. Mọi người có thể tìm hiểu để chọn mua loại Card đồ họa thích hợp cho máy tính của mình.
SLI Nvidia là gì?
Đây là công nghệ hỗ trợ kết nối 2 hoặc nhiều loại Card đồ họa thuộc Nvidia song song với nhau để gia tăng thêm tốc độ cho bộ xử lý GPU trên máy tính. Công nghệ Scalable Link Interface được Nvidia mua lại từ hãng làm GPU nổi tiếng trước đây là 3dfx Interactive.
Sau khi mua lại công nghệ Scalable Link Interface thì Nvidia đã thực hiện nghiên cứu và cho ra mắt công nghệ vào năm 2004. Đây là thời gian mà những thiết bị trang bị hiệu năng cao để chơi game đang có bước phát triển vượt bậc.
Hiện nay mọi người có thể tận dụng tối đa hiệu năng mạnh mẽ của máy tính khi trang bị công nghệ Scalable Link Interface Nvidia để thiết kế đồ họa phức tạp với độ phân giải cao và chơi game với tốc độ mượt mà, ấn tượng.
Ưu – nhược điểm của SLI Nvidia
Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Scalable Link Interface trên các dòng Card đồ họa Nvidia hiện nay:
Ưu điểm
Tăng thêm hiệu suất đồ họa
Việc kết nối nhiều loại Card đồ họa của Nvidia trong cùng một thiết bị bằng công nghệ Scalable Link Interface sẽ cho phép máy tính tăng thêm chất lượng đồ họa lên gấp 3 hoặc gấp đôi so với việc trang bị đơn lẻ 1 Card đồ họa đơn lẻ cho máy tính. Việc này khiến cho Scalable Link Interface trở thành công nghệ hấp dẫn với những game thủ chuyên nghiệp hay chuyên gia thiết kế đồ họa hàng đầu hiện nay.
Độ phân giải tăng cao
Khi dùng công nghệ SLI Nvidia thì máy tính được tăng thêm độ phân giải trên màn hình và đem lại chất lượng đồ họa cao hơn cho người dùng thoải mái xem phim, chơi game…
Hiệu suất của ứng dụng đồ họa được tối ưu hóa
Với công nghệ Scalable Link Interface trên Card đồ họa Nvidia, nó sẽ giúp các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp được tối ưu hóa hiệu suất và gia tăng trải nghiệm của người thiết kế đồ họa đòi hỏi độ nét, độ phân giải hình ảnh cao.
Tính tương thích cao
Công nghệ Scalable Link Interface trong Card Nvidia còn hỗ trợ hơn 500 đầu game hot nhất hiện nay. Vì vậy mà công nghệ này đang được ứng dụng phổ biến trong cộng đồng người chơi game và những chuyên gia thiết kế đồ họa.
Hạn chế
Tốn kém
Để sử dụng SLI Nvidia thì mọi người phải chi ra một khoản tiền lớn để mua những loại Card đồ họa cùng bo mạch chủ để hỗ trợ công nghệ Scalable Link Interface. Vì vậy nó làm cho chi phí đầu tư về nâng cấp máy tính đắt đỏ hơn.
Tốn nhiều năng lượng – Tạo nhiệt lượng cao
Khi dùng Scalable Link Interface Nvidia thì máy tính sẽ bị tiêu hao năng lượng nhiều hơn việc chỉ dùng 1 Card đồ họa đơn lẻ. Ngoài ra, việc dùng song song nhiều Card đồ họa sẽ gây ra nhiệt lượng cao hơn và bạn cần đảm bảo máy tính có thể tản nhiệt tốt để vận hành ổn định.
Không phải trò chơi, phần mềm nào cũng được hỗ trợ
Hiện nay Scalable Link Interface Nvidia có hỗ trợ nhiều trò chơi và ứng dụng nhưng không phải tất cả. Việc này đồng nghĩa là mọi người không thể khai thác mức hiệu suất tối đa của máy tính nếu công nghệ Scalable Link Interface không hỗ trợ một số trò chơi và ứng dụng.
Vấn đề về tương thích
Việc dùng song song nhiều loại Card đồ họa cùng lúc sẽ dễ tạo ra lỗi tương thích giữa những linh kiện trong máy tính và tác động đến hiệu suất vận hành của hệ thống.
Điều kiện cần đáp ứng để kết nối công nghệ SLI Nvidia
Ngoài việc chuẩn bị bo mạch chủ nhiều khe cắm PCI – Express x16 nhằm lắp thêm Card đồ họa thì bạn phải đáp ứng những điều sau nếu muốn kết nối công nghệ Scalable Link Interface Nvidia:
Bo mạch chủ hỗ trợ Scalable Link Interface
Trước tiên thì bạn phải chắc chắn là bo mạch chủ của mình có hỗ trợ công nghệ Scalable Link Interface. Vì hiện nay có khá nhiều bo mạch chủ chỉ hỗ trợ công nghệ CrossFire và có bo mạch chủ hỗ trợ cả 2 công nghệ Scalable Link Interface và CrossFire.
Kết nối Card đồ họa tương tự nhau
Hiện nay SLI chỉ vận hành trên các loại Card đồ họa tương tự nhau. Chẳng hạn nếu bạn kết nối Card GTX 1070 với Card GTX 1080 thì nó không vận hành được dù bo mạch chủ có hỗ trợ Scalable Link Interface. Bạn chỉ có thể kết hợp GTX 1070 với GTX 1070 hoặc kết nối GTX 1080 với GTX 1080 với nhau.
Hoặc nếu bạn kết nối 1 GPU do Asus sản xuất với 1 GPU do MSI sản xuất và 1 GPU của Gigabyte mà cả 3 GPU đều dùng 1 GTX 1080 thì bạn có kết nối cấu hình của chúng với nhau trong một máy tính.
Phần cứng và hệ điều hành
Hiện nay công nghệ Scalable Link Interface đang hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành như Windows Vista trở lên, cả 64bit và 32bit, hệ điều hành Linux,… Bên cạnh đó, Scalable Link Interface yêu cầu máy tính phải có tối thiểu 4GB Ram với hệ thống có 64bit và có 2GB RAM với hệ thống có 32bit.
Nguồn điện
Việc thực hiện kết nối nhiều loại GPU trong một bo mạch chủ sẽ gây ra lượng tiêu thụ năng lượng cao nên mọi người cần trang bị bộ nguồn PSU thật mạnh mẽ. Hiện nay những loại Card đồ họa Nvidia cao cấp có thể dùng công suất tối đa lên tới 200 – 350W và đây là điều kiện mà bạn cần phải đáp ứng nếu muốn sử dụng công nghệ Scalable Link Interface.
Nguyên lý hoạt động của SLI Nvidia
Sau đây là một số nguyên lý hoạt động của Scalable Link Interface Nvidia mà mọi người có thể tham khảo:
Cấu hình Master – Slave
Những loại Card đồ họa tích hợp Scalable Link Interface nếu kết nối theo cấu hình Master – Slave (Chính – Phụ) thì 1 Card đồ họa sẽ giữ vai trò Master và những Card còn lại có vai trò là Slave dù lượng công việc vẫn phân bố đều cho toàn bộ Card trong cấu hình.
Kết xuất các khung và chia nhỏ SFR
SFR sẽ phân tích những hình ảnh được kết xuất, sau đó chia lượng công việc cần thực hiện giữa những GPU. Tiếp đó, nó sẽ cho mỗi GPU thực hiện một nhiệm vụ và xử lý đều những khung hình ảnh xuất hiện. Cuối cùng nó dựa vào GPU giữ vai trò chính để tổng hợp hình ảnh lại và cho xuất ra màn hình.
Kết xuất các khung hình để thay thế AFR
AFR là nguyên lý hoạt động dựa trên từng khung hình đã qua xử lý và xuất hiện trên GPU khác nhau. Thực tế thì cách hoạt động này sẽ tiến hành với một GPU xử lý khung lẻ và những GPU còn lại trên khung chẵn.
Tuy AFR đem lại tốc độ xử lý khung tối ưu hơn SFR nhưng AFR lại dễ gây ra hiện tượng “Micro Stuttering”. Điều này cũng có nghĩa là số lượng khung hình hiển thị hoàn toàn có thể tăng lên gấp 2 nhưng tốc độ xử lý khung lại không thể đáp ứng. Vì vậy nó dễ tạo ra giật lag trên hệ thống và giảm bớt độ trễ ở đầu vào.
Chế độ SLI Antialiasing
Đây là chế độ khử răng cưa của Scalable Link Interface. Nó sẽ kết xuất riêng riêng biệt để làm tăng gấp 2 lần bằng việc chia lượng công việc nhở ra ở các GPU. Mỗi thẻ tiến hành khử răng cưa bằng kiểu bình thường. Chẳng hạn như khử răng cưa lệch sang phải, xuống một chút, trong lúc này thì những thẻ kia sẽ tiến hành tương tự cùng độ lệch như nhau nhưng thực hiện theo hướng trái lại (sang trái và đi lên một chút) như hình dưới đây.
NVLink có khả năng thay thế SLI Nvidia?
Mặc dù ưu điểm của công nghệ Scalable Link Interface là có thể kết nối hai hoặc nhiều GPU lại với nhau để gia tăng tốc độ xử lý. Nhưng việc triển khai trên thực tế lại gây ra một số hạn chế, chẳng hạn như tình trạng sinh ra lượng nhiệt cao, tình trạng Micro Stuttering….
Vì vậy mà hiện nay đã có công nghệ NVLink ra đời. Công nghệ này dự kiến sẽ thay thế Scalable Link Interface trong tương lai gần. Công nghệ này vẫn phát triển dựa vào nền tảng Scalable Link Interface nhưng nó được hãng Nvidia tinh chỉnh, nâng cấp để gia tăng thêm hiệu năng và khắc phục những hạn chế từ Scalable Link Interface.
Nvidia cũng nhấn mạnh rằng NVLink sẽ kết nối GPU trở thành mạng lưới giao tiếp thay cho việc quy định 1 Card đồ họa chính để xử lý và thực hiện kết xuất. NVLink sẽ không có nguyên lý hoạt động theo kiểu Master – Slave và mỗi thể sẽ vận hành tối đa công suất.
Danh sách Card đồ họa Nvidia hỗ trợ công nghệ SLI
Sau đây là danh sách những Card đồ họa của Nvidia đang hỗ trợ công nghệ Scalable Link Interface mà mọi người có thể tham khảo:
GeForce RTX 2080 Ti GeForce RTX 2080 SUPER GeForce RTX 2080 GeForce RTX 2070 SUPER Nvidia Titan Xp GeForce GTX 1080 Ti Nvidia Titan X GeForce GTX 1080 GeForce GTX 1070 GeForce GTX TITAN X GeForce GTX 980 Ti GeForce GTX 980 GeForce GTX 970 GeForce GTX 960 GeForce GTX 950 GeForce GTX TITAN GeForce GTX 780 Ti GeForce GTX 780 GeForce GTX 770 GeForce GTX 760 Ti GeForce GTX 760 GeForce GTX 690 | GeForce GTX 680 GeForce GTX 670 GeForce GTX 660 Ti GeForce GTX 660 GeForce GTX 650 Ti BOOST GeForce GTX 480 GeForce GTX 470 GeForce GTX 465 GeForce GTX 460 GeForce GTX 460 SE GeForce GTS 450 GeForce GTX 555 (OEM) GeForce GTX 560 Ti (OEM) GeForce GTX 560 GeForce GTX 550 Ti GeForce GTX 590 GeForce GTX 660 GeForce GTX 560 Ti GeForce GTX 545 GDDR5 GeForce GTX DDR3 GeForce GTX 570 vs 580 GeForce 9800 GT | GeForce 9600 GT GeForce 8500 GT GeForce 8600 GTS GeForce 8600 GT GeForce 8400 GS GeForce GTX 275X GeForce GTS 150 GeForce GT 130 GeForce GT 120 GeForce GTS 250 GeForce GTX 285 GeForce GTX 295 GeForce GTX 295 GeForce 8800 ULTRA GeForce GTX 280 GeForce 8800 GTX GeForce 9800 GX2 GeForce GTX 260 GeForce 9400 GT GeForce 9500 GT GeForce 9800 GTX GeForce 9800 GTX+ |
Nội dung trên đã chia ra rất chi tiết về SLI Nvidia và danh sách những Card đồ họa có hỗ trợ công nghệ này. Nếu bạn muốn nâng cấp hiệu năng của máy tính mình thì có thể tham khảo công nghệ mới này để trải nghiệm chơi game, thiết kế đồ họa mượt mà và ổn định hơn.
Tham khảo bài viết liên quan: