5G vietnam

Rốt cuộc thì đã hết 2022, nhưng 5G vẫn gần như “mất hút” tại Việt Nam

XEM NHANH

Sau một thời gian đã khá lâu kể từ khi quảng bá, triển khai thử nghiệm, đồng thời các dòng sản phẩm hỗ trợ 5G đã tràn ngập thị trường, nhưng Việt Nam cũng chưa thể triển khai 5G rộng rãi như những gì người yêu công nghệ mong mỏi.

Đã 2 năm kể từ ngày khái niệm 5G lan tỏa ở Việt Nam

Tháng 11/2020, ba nhà mạng lớn Viettel, MobiFone và VinaPhone công bố kế hoạch thử nghiệm và triển khai mạng 5G tại Việt Nam, nhất là ở khu vực thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Sau khoảng thời gian đó, các nhà mạng cũng bắt đầu triển khai thương mại 5G, nhưng đây là kết quả của năm 2022:

Bản đồ phủ sóng 5G tại Việt Nam có thể nói là hạn chế

Có thể thấy rõ sự phủ sóng của 5G tại Việt Nam là rất thấp nếu so với Thái Lan. Hầu như các điểm phát sóng 5G chỉ có tại trung tâm các thành phố lớn. Dĩ nhiên, tỷ lệ kết nối, sử dụng mạng 5G cũng khá thấp.

Theo đó, trong tổng số hơn 71 triệu thuê bao băng rộng di động (3G, 4G, 5G), thì tỷ trọng thuê bao 5G chỉ đạt 0,54%, khoảng hơn 360.000 thuê bao. Con số này rõ ràng không thấm vào đâu so với dân số trăm triệu của Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan & chủ quan

Nguyên nhân được đưa ra của vấn đề này bao gồm:

  • Đứt gãy chuỗi cung ứng tạo ra tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn, làm kéo dài thời gian nghiên cứu sản xuất thêm 10 – 12 tháng.
  • Đại dịch COVID xảy ra khiến mọi kế hoạch phải tạm gác lại
  • Đối diện thách thức về kỹ thuật, công nghệ để triển khai 5G
  • Khó khăn về nguồn lực đầu tư. Việt Nam mới chỉ đầu tư cho 5G khoảng 65 triệu USD, trong khi các hãng lớn trên thế giới đầu tư từ 2 đến 10 tỷ USD.
Các mẫu máy hỗ trợ 5G đổ bộ liên tục về Việt Nam

5G có quan trọng không khi 4G vẫn đang ổn?

Ai cũng từng nghe 5G sẽ giúp tải bộ phim nặng hàng GB chỉ mất vài giây, nhưng 5G quan trọng nhiều hơn việc đó. Đây một trong những điều mấu chốt khi Việt Nam muốn tiến tới Công nghiệp 4.0.

Một số ứng dụng của mạng 5G bao gồm:

  • Tốc độ 5G có thể đẩy nhanh việc sử dụng robot điều khiển bằng đám mây hoặc robot điều khiển từ xa tại các nhà máy, tiết kiệm được chi phí vận hành
  • Xe tự lái, thiết bị tự hành, giao thông thông minh được thúc đẩy
  • Các ứng dụng thực tế ảo sẽ có điều kiện để phát triển
  • Hỗ trợ video độ nét cao tới 8K, sử dụng cho y tế từ xa, cho phép giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ, là nền tảng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Tất cả chuyên gia đều cho rằng: Kết nối không dây tốc độ cao tạo tiền đề cho nhiều ngành công nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt phát triển. Định hướng đến năm 2025, Việt Nam đang cố gắng dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%.

Chỉ còn 3 năm cho mục tiêu trên, chúng ta sẽ cần thời gian trả lời.

Tạm kết

Bạn có thấy hấp dẫn với những thông tin trên không nào? Hãy theo dõi trang tin tức Hoàng Hà Mobile thường xuyên để cập nhật những sản phẩm và xu hướng công nghệ cực hot nhé!

Và đừng quên truy cập kênh YouTube Hoàng Hà Channel để theo dõi những video viral về công nghệ thú vị.

Tin mới nhất
gam-esports-thumb
GAM Esports và cơ hội cuối cùng tại vòng Khởi Động MSI 2024
palworld-game-1
Palworld game – Phiên bản Pokemon bắn súng sẽ ra mắt phiên bản Early Access
tro-choi-bup-be-thumb
Top game Trang điểm búp bê – Trò chơi trang điểm hấp dẫn không thể bỏ qua
tai-cs-go
Cách tải CS GO miễn phí từ Steam đơn giản nhất