Định nghĩa lại “Pitch” cho các nhà khởi nghiệp và quỹ đầu tư

XEM NHANH

“Pitch là gì?” là một thuật ngữ hẳn đã quá quen thuộc đối với những startup, nhà đầu tư hay những người làm marketing hiện nay. Ban đầu, khái niệm này được dùng để chỉ những buổi truyền đạt ý tưởng/dự án của startup đến nhà đầu tư trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, theo thời gian thì pitch dần trở nên phổ biến và được dùng với ý nghĩa mở rộng hơn. Vậy thì thực tế Pitching là gì? Tìm hiểu ngay với Hoàng Hà Mobile! 

Pitch là gì?

Pitch là một từ tiếng Anh dùng để nói về hành động ném bóng của các vận động viên trong bộ môn bóng chày. Trong kinh doanh, đây được xem là một thuật ngữ sử dụng khi Startup trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình đến các nhà đầu tư trong thời gian rất ngắn như đang “ném bóng”. Mục đích cuối cùng nhận được chính là ghi bàn cũng tức là nhận được cơ hội đầu tư từ các “cá mập”. 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Pitch không chỉ sử dụng trong việc kêu gọi đầu tư mà còn mở rộng hơn khi được để chỉ các buổi trao đổi, trình bày với khách hàng, đối tác hay nhân viên với ý nghĩa kêu gọi hay thuyết phục sự ủng hộ của họ đối với dự án hay sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

Các hình thức Pitch được dùng rộng rãi hiện nay

Để hiểu rõ hơn về Pitch là gì, bạn có thể tham khảo thêm về các hình thức sử dụng phổ biến của thuật ngữ qua bảng kẻ được chia sẻ bên dưới đây:  

Hình thứcĐối tượngMục đíchThời gian Địa điểm 
Show 
  • Đối tác
  • Khách hàng 
  • Tìm kiếm đối tác
  • Tìm kiếm khách hàng 
Tùy vào trường hợpSự kiện hay chương trình triển lãm hoặc giới thiệu về sản phẩm 
Pitch Contest
  • Người tham gia
  • Nhà đầu tư
  • Khán giả 
  • Thu hút sự chú ý  nhà đầu tư
  • Thi đấu tranh giải thưởng 
  • Tăng mức độ hiện diện về thương hiệu cá nhân
2 – 3 phút 
  • Sự kiện DemoDay 
  • Cuộc thi về khởi nghiệp
Gặp gỡ nhà đầu tư  
  • Nhà đầu tư cá nhân 
  • Quỹ đầu tư 
Nhận được offer đầu tư  30 phút – 1 tiếng 
  • Văn phòng quỹ đầu tư 
  • Quán cà phê 
  • Văn phòng Startup
  • … 

Định nghĩa mới về Pitching cho quỹ đầu tư và startup

Như đã đề cập về Pitch là gì ở phần đầu tiên, đây là khái niệm đề cập đến buổi trình bày ý tưởng/dự án nhằm thuyết phục nhà đầu tư và khách hàng chấp nhận đầu tư vào. Tuy nhiên, để có được buổi pitching, đòi hỏi pitcher phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực và thời gian chuẩn bị. 

Thế nhưng trong các buổi gặp mặt với nhà đầu tư và khách hàng trên thực tế thì 2 bên lại thường dành nhiều thời gian dành cho việc giới thiệu và tìm hiểu lẫn nhau hay những thông tin cơ bản có thể trình bày ở trong bản Đề nghị mời thầu. 

Chính vì vậy mà thuật ngữ pitching đã được định nghĩa lại một lần nữa. Theo đó, bởi vì pitcher – “người ném bóng” đã giành nhiều nỗ lực ngay từ ban đầu để chuẩn bị và luyện tập cho buổi pitching hay “cú ném bóng” thì nhà đầu tư – “người bắt bóng” cần cũng cần thể hiện sự nỗ lực tương đương hoặc nhiều hơn để 2 bên có thể tung hứng được. 

Hiểu đơn giản, theo định nghĩa mới thì buổi pitch không còn đơn giản là buổi trình bày với một bên nói và một bên nghe mà nên là buổi thảo luận với 2 bên “kẻ tung người hứng”. Điều này giúp pitcher có thêm nhiều sáng kiến mới dự án hoặc ý tưởng đột phá mới và nhà đầu tư thông qua đó cũng có thể dễ dàng kiểm tra được tư duy, năng lực cùng tiềm năng phát triển giữa đôi bên. 

Hướng dẫn chi tiết 7 bước để có buổi Pitching thành công

Thông qua nội dung về Pitch là gì và các hình thức Pitch phổ biến, ở phần này, bạn sẽ tham khảo về quy trình chi tiết gồm các khâu từ chuẩn bị đến kết thúc một buổi Pitch trên thực tế để dễ hình dung và áp dụng cho dự án/ý tưởng của mình. 

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu 

Để nâng cao tỷ lệ nhận được lời chấp nhận đầu tư từ khách hàng hay nhà đầu tư trong buổi pitching, bạn cần có sự chuẩn bị đầy đủ trước về các tài liệu liên quan đến dự án/ý tưởng dưới dạng văn bản hay còn gọi là bản Request for Proposal (Đề nghị mời thầu) gồm:

  • Bản tóm tắt về thông tin doanh nghiệp. 
  • Bản mô tả về sản phẩm/ dịch vụ. 
  • Bản trình bày lý do triển khai chiến dịch. 

Những tài liệu này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp của bạn nhằm để khách hàng hay nhà đầu tư xem xét và ra quyết định có nên tham gia pitching hay không.

Nếu đồng ý, doanh nghiệp của bạn phải thông báo đến khách hàng/nhà đầu tư về số lượng người tham dự và vai trò của mỗi người. Bên cạnh đó, phía khách hàng cũng cần phản hồi và xác nhận về những thành viên có thẩm quyền quyết định trong buổi pitching đó. 

Qua khái niệm pitch là gì, có thể thấy, bước chuẩn bị này vô cùng quan trọng và cũng là cơ hội để có được buổi gặp mặt của khách hàng, nhà đầu tư. Do đó mà pitcher cần nỗ lực nhiều nhằm giành lấy cơ hội cho mình. 

Bước 2: Thiết kế nội dung giải quyết đúng nhu cầu 

Sau khi có xác nhận tham gia pitching, những pitcher tiến hành tìm hiểu, phân tích và nắm rõ các nội dung trong bản tóm tắt sáng tạo mà khách hàng đã gửi cho mình để thu thập nhiều thông tin cần thiết nhất có thể. 

Bước này đóng vai trò quan trọng và cần thực hiện tỉ mỉ, chi tiết để dễ dàng xây dựng các nội dung đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Từ đó giúp gia tăng tỷ lệ thuyết phục và ra quyết định của họ. 

Bên cạnh đó, các pitcher cũng nên dành thời gian để tổ chức các buổi luyện tập thật trôi chảy và tự tin trước khi chính thức trình bày ý tưởng của mình đến khách hàng.

Bước 3: Dẫn dắt buổi pitching bằng lời giới thiệu mở đầu

Lời chào mừng và cảm ơn là “công thức bất bại” để mở đầu cho các buổi thuyết trình và với buổi pitching cũng không ngoại lệ. Bạn hãy bắt đầu chương trình bằng lời cảm ơn chân thành đến các đối tác, khách hàng và nhà đầu tư đã dành thời gian tham gia. 

Sau lời cảm ơn sẽ chuyển tiếp đến phần giới thiệu thành viên có mặt trong buổi pitching. Tiếp theo đó là trình bày tóm tắt tổng quan ngắn gọn thông tin về mục đích cũng như mục tiêu của dự án hoặc chiến dịch của doanh nghiệp. 

Sau khi tìm hiểu pitch là gì thì pitcher nếu muốn gia tăng tỷ lệ thành công cần tạo được ấn tượng với các nhà đầu tư và khách hàng ngay từ lần đầu gặp gỡ. Vì thế mà cũng cần dành thời gian luyện tập cho màn mở đầu này. 

Bước 4: Công bố kết quả của quá trình điều tra và nghiên cứu về thị trường

Ở bước này, pitcher sẽ đưa ra các dữ liệu thực tế, con số thống kê cụ thể quá trình nghiên cứu của doanh nghiệp về tệp đối tượng người dùng mục tiêu của khách hàng. 

Trong bản tóm tắt này cần phải làm rõ dữ liệu về insight của đối tượng mục tiêu. Đồng thời, rút ra kết luận về các hướng tiếp cận hiệu quả đến các đối tượng đó. Đầu tư nghiên cứu càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp quá trình xây dựng chiến dịch của doanh nghiệp dễ dàng hơn. 

Vì vậy, trong quá trình hiểu rõ hơn về pitching là gì, pitcher cần chú trọng đến nội dung này và áp dụng vào các buổi pitch của mình trên thực tế. 

Bước 5: Làm rõ các ý tưởng 

Đây là nội dung chính và trọng tâm của buổi pitching. Kết quả buổi pitching có thuận lợi hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào bước này. Vì vậy mà pitcher cần tự tin thể hiện hết những gì đã chuẩn bị để thuyết phục nhà đầu tư và khách hàng. 

Để không lan man và đi sai hướng, pitcher cần đảm bảo ý tưởng được trình bày rõ ràng, trọng tâm và insight đáp ứng các tiêu chí của khách hàng. Bí quyết ở đây là pitcher cần trình bày chi tiết về từng giai đoạn, những hoạt động, chiến dịch truyền thông cần triển khai cho đến mục tiêu và thông điệp dự án/sản phẩm mang lại. 

Ở phần này, khách hàng và nhà đầu tư sẽ có quyền đưa ra các thắc mắc liên quan đến nội dung trình bày. Do đó, pitcher cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng về dự án/ý tưởng để giải đáp một cách thuyết phục. 

Bước 6: Dự trù ngân sách

Đây là bước vô cùng quan trọng mà pitcher khi tìm hiểu về pitch là gì cần lưu ý và ghi nhớ. Để thể hiện được tính khả thi và thiết thực cho dự án/ý tưởng, pitcher bên cạnh trình bày những mục tiêu của khách hàng còn cần chuẩn bị bản dự trù ngân sách với các số tiền ước lượng cần có khi triển khai. 

Việc làm này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hình dung và có cái nhìn tổng quan hơn về dự án. Bản dự trù ngân sách cần đề cập đến các chi phí gồm chi phí truyền thông, chi phí sản xuất, chi phí nhân sự và chi phí cho việc sáng tạo. 

Bước 7: Tóm tắt lại nội dung của buổi pitching 

Sau khi hoàn thành việc trình bày các nội dung quan trọng, pitcher trước kết thúc buổi pitching cần tóm tắt lại thông tin bằng cách trình bày ngắn gọn các điểm nổi bật trong bài. 

Bước này cũng là cơ hội cuối để pitcher gây ấn tượng và thuyết phục khách hàng. Vậy nên, thay vì chỉ liệt kê thì pitcher nên tóm gọn nội dung theo cách dễ nhớ và thú vị hơn. 

Cuối cùng, dành thời gian để đặt câu hỏi và giải đáp các thắc mắc của khách hàng cũng như cảm ơn họ đã tham gia. 

3 điều cần ghi nhớ để có buổi pitching hiệu quả

Sau khi tìm hiểu pitch là gì và các bước cần có của một buổi pitching, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của buổi thuyết trình này. Để thuyết phục khách hàng và nhà đầu tư “bỏ tiền” vào dự án/ý tưởng không phải điều đơn giản. Dưới đây là tổng hợp 3 điều cần nhớ để gia tăng tỷ lệ thuyết phục thành công. 

Thời gian tổ chức: Đây là tổng thời gian mà pitcher được phép trình bày ý tưởng để thuyết phục khách hàng hay nhà đầu tư. Thông thường, thời gian cho một bài pitching dao động từ 5 – 10 phút (tùy vào quy mô dự án). 

Nội dung trình bày: Bởi vì thời gian có hạn nên pitcher cần trình bày nội dung ngắn gọn, rõ ràng và nêu rõ được vấn đề dự án, hướng khắc phục và tiềm năng phát triển cho khách hàng. Còn về chi tiết về lộ trình các đầu việc với khách hàng sẽ được thực hiện sau buổi pitching nên không cần đề cập đến. 

Hình thức trình bày: Chính là những mà pitcher thể hiện ra bên ngoài để khách hàng thấy được, bao gồm slide nội dung sáng tạo hay bắt mắt không, phong cách trình bày và trang phục tham gia… 

Kết luận 

Trên đây là tất tần tật nội dung chia sẻ về khái niệm pitch là gì và chi tiết 7 bước thực hiện chi tiết giúp pitcher dễ dàng ghi điểm và thu hút nhà đầu tư “xuống tiền” với ý tưởng/dự án của mình. 

Xem thêm:

Tin mới nhất
nox-thumb
NoxPlayer Phần mềm giả lập Android Nox cho PC
code-blox-fruits-moi-nhat-thumb
Tổng hợp code Blox Fruit update 24 mới nhất tháng 8/2024 giúp reset chỉ số, x2 EXP và tiền
all-star-tower-defense-thumb
Code All Star Tower Defense tháng 08/2024 mới nhất
Định nghĩa lại “Pitch” cho các nhà khởi nghiệp và quỹ đầu tư