oxit-axit-la-gi

Oxit axit là gì? Tính chất hóa học và các dạng bài tập thường gặp

XEM NHANH

Oxit axit là gì? Một thuật ngữ có khá nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Trong bộ môn hoá học trung học các bạn sẽ được học về oxit axit. Vậy tính cách hoá học của oxit axit là gì? Các bạn tập liên quan đến oxit axit và lời giải chi tiết? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để được giải đáp chi tiết nhé! 

Oxit axit là gì? 

Oxit axit là những oxit của phi kim hoặc kim loại có hóa trị cao, khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit hoặc tác dụng với bazơ tạo ra muối. Công thức tổng quát của oxit axit là MaOb. Cách gọi tên oxit axit thường dựa vào nguyên tố phi kim hoặc kim loại tạo ra oxit và số lượng nguyên tử oxy trong phân tử oxit. Dưới đây là 2 cách gọi tên oxit axit phổ biến cho các bạn nắm được:

Theo nguyên tố và hoá trị: Đối với phi kim sẽ gọi tên phi kim + (hoá trị nếu có nhiều mức oxi hoá) + oxit. Chẳng hạn như CO2: Cacbon dioxit (vì Cacbon có hóa trị +4) hay SO3: Lưu huỳnh trioxit (vì Lưu huỳnh có hóa trị +6).

oxit-axit-la-gi-2

Đối với kim loại có hoá trị cao: Gọi tên kim loại + (hóa trị nếu có nhiều mức oxi hóa) + oxit. Ví dụ: Mn2O7: Mangan heptaoxit (vì Mangan có hóa trị +7); CrO3: Crom trioxit (vì Crom có hóa trị +6).

Theo số lượng nguyên tử oxy (tiền tố): Dùng tiền tố chỉ số lượng nguyên tử oxy như Mono: 1, Di: 2, Tri: 3, Tetra: 4, Penta: 5, Hexa: 6,… Ví dụ CO: Cacbon monoxit; N2O5: Đinitơ pentaoxit. 

Các loại oxit phổ biến 

Như vậy các bạn đã nắm được oxit axit là gì? Việc nắm chắc định nghĩa oxit axit giúp các bạn giải quyết những bài tập liên quan. Theo tính chất hoá học có 4 loại oxit phổ biến như sau: 

Oxit axit 

Oxit axit là các oxit của phi kim hoặc kim loại có hóa trị cao, khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit hoặc tác dụng với bazơ tạo ra muối. Ví dụ: 

  • CO2(Cacbon dioxit) tạo axit cacbonic H2CO3
  • SO2 (Lưu huỳnh dioxit) tạo axit sunfurơ H2SO3
  • P2O5 (Đi-photpho pentoxit) tạo axit photphoric H3PO4
  • N2O5 (Đinitơ pentoxit) tạo axit nitric HNO3

oxit-axit-la-gi-3

Oxit bazơ 

Oxit bazơ là oxit của kim loại, khi tác dụng với nước sẽ tạo ra dung dịch bazơ hoặc tác dụng với axit tạo ra muối. Ví dụ: 

  • Na2O (Natri oxit) tạo natri hidroxit NaOH
  • CaO Canxi oxit) tạo canxi hidroxit Ca(OH)2
  • MgO (Magie oxit) tạo magie hidroxit Mg(OH)2 

oxit-axit-la-gi-4

Oxit lưỡng tính 

Oxit axit là gì? Có gì khác so với oxit lưỡng tính? Oxit lưỡng tính là các oxit có thể tác dụng được cả với axit và bazơ, tạo thành muối và nước. Ví dụ: 

  • Al2O3 (Nhôm oxit): tác dụng với axit HCl tạo AlCl3 và tác dụng với bazơ NaOH tạo NaAlO2
  • ZnO (Kẽm oxit): tác dụng với axit H2SO4 tạo ZnSO4và tác dụng với bazơ NaOH tạo Na2Zn(OH)4

oxit-axit-la-gi-5

Oxit trung tính 

Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ hay nước. Ví dụ: CO (Cacbon monoxit), N2O (Đinitơ oxit), NO (Nitơ oxit). 

oxit-axit-la-gi-6

Tìm hiểu tính chất hoá học của oxit axit 

Trong bài viết này, chúng ta không chỉ tìm hiểu oxit axit là gì mà còn tìm hiểu tính chất hoá học của nó. Tính chất hoá học của oxit axit gồm các phản ứng đặc trưng với nước, bazơ và các oxit bazơ, cụ thể: 

Tan trong nước 

Oxit axit tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit tương ứng. Chẳng hạn như: 

  • SO2 + H2O -> H2SO3 (axit sunfurơ). 
  • CO2 + H2O -> H2CO3 (axit cacbonic). 
  • P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 (axit photphoric). 

oxit-axit-la-gi-7

Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối 

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối tương ứng. Ví dụ: 

  • CO2 + CaO-> CaCO3 (Canxi cacbonat).
  • SO3 + MgO-> MgSO4 (Magie sunfat). 
  • P2O5 + 3BaO-> Ba3(PO4)4 (Bari photphat). 

oxit-axit-la-gi-8

Tác dụng với bazơ tan (dung dịch bazơ) 

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ (bazơ tan) tạo ra muối và nước. Ví dụ: 

  • SO2 + 2NaOH-> Na2SO3 + H2O (Natri sunfit). 
  • CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 -> H2O (Natri cacbonat). 
  • SO3 + 2KOH -> K2SO4 + H2O (Kali sunfat). 

oxit-axit-la-gi-9

Oxit lưỡng tính 

Oxit axit có thể tác dụng với oxit lưỡng tính, tạo ra muối. Ví dụ: 

  • CO2 -> Al2O3 -> Al2(CO3)3 (Nhôm cacbonat). 
  • SO2 + ZnO-> ZnSO3 (Kẽm sunfit). 

oxit-axit-la-gi-10

Oxit trung tính 

Oxit axit không tác dụng với oxit trung tính vì oxit trung tính không phản ứng với axit, bazơ hay nước. Ví dụ: 

  • Oxit axit CO2 không tác dụng với oxit trung tính CO. 
  • NO và N2O cũng không phản ứng với các oxit axit khác. 

oxit-axit-la-gi-11

Bài tập oxit axit có lời giải 

Để giải được các bài tập liên quan đến oxit, các bạn cần nắm được oxit axit là gì? Oxit bazơ và các phần lý thuyết liên quan. Đồng thời cần luyện tập thêm các dạng bài tính toán để có thể làm được bất cứ dạng đề nào. Sau đây là một số bài tập oxit axit có lời giải cho các bạn tham khảo: 

Bài 1

Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. 

Lời giải: 

Số mol CO2 = 4,4822,4 = 0,2mol. 

Số mol Ca(OH)2 = 0,1 x 0,5 = 0,05 mol. 

Phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 ↓ + H2O

Tỉ lệ số mol giữa CO2Ca(OH)2 là 1:1 

nCaCO3 = nCa(OH)2 = 0,05mol. 

Khối lượng kết tủa mCaCO3 = 0,05 x 100 = 5g. 

Bài 2

Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. 

Lời giải: 

Dựa trên lý thuyết tìm hiểu oxit axit là gì chúng ta sẽ tính được: 

Số mol SO2 = 2,2422,4 = 0.1 mol. 

Số mol NaOH = 0,5 x 1 = 0,5 mol. 

Phương trình phản ứng: 

SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O 

nNa2SO3 = nSO22 = 0,1 mol. 

Khối lượng muối Na2SO3

MNa2SO3 = 2 x 23 + 32 + 3 x 16 = 126g/ mol. 

mNa2SO3 = 0,1 x 126 = 12,6g. 

Bài 3

Hãy tính khối lượng kết tủa thu được khi cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M.  

Lời giải: 

Số mol CO2 = 2,2422,4 = 0,1 mol. 

Số mol Ba(OH)2 = 0,1 x 0,5 = 0,05 mol. 

Phương trình phản ứng: CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 ↓ + H2O 

nBaCO3 = nBa(OH)2 = 0,05 mol. 

Khối lượng kết tủa BaCO3

MBaCO3 = 136 + 12 + 3 x 16 = 197 g/ mol. 

mBaCO3 = 0,05 x 197 = 9,85 g. 

Bài 4

Cho 2,8 gam SO2 tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối thu được? 

Lời giải: 

Đây cũng là một dạng bài của oxit axit là gì? Cách giải bài tập này như sau: 

Số mol SO2 = 2,864 = 0,04375mol. 

Số mol NaOH = 2 x 0,2 = 0,4 mol. 

Phương trình phản ứng: SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O.

nNa2SO3 = 0,04375mol. 

Khối lượng muối thu được là: 

mNaSO3 = 0,04375 × 126= 5,51 g. 

Bài 5

Sục 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa CaCO3 thu được. 

Lời giải: 

Số mol CO2 = 6,7222,4 = 0,3 mol. 

Phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 ↓ + H2O. 

nCaCO3 = 0,3 mol. 

Khối lượng kết tủa CaCO3 = 0,3 x 100 = 30 g. 

Phân biệt oxit – bazơ – muối 

Trong thực tế, mọi người thường nhầm lẫn giữa oxit, bazơ và muối. Ba loại hợp chất hóa học cơ bản này sẽ được phân biệt dựa trên cấu trúc và tính chất hóa học. Dưới đây là sự phân biệt giữa 3 hợp chất này:

Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxy. Công thức chung của Oxit là MxOy (M là nguyên tố bất kỳ). Phân loại Oxit gồm: 

  • Oxit bazơ: Thường là oxit của kim loại và phản ứng với nước tạo thành bazơ chẳng hạn như Na2O, CaO. 
  • Oxit axit là gì? Oxit axit thường là oxit của phi kim và phản ứng với nước tạo thành axit. Ví dụ: CO2, SO2
  • Oxit lưỡng tính: Có thể phản ứng với cả axit và bazơ. Ví dụ: Al2O3, ZnO. 

Bazơ là hợp chất khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra ion OH-. Công thức chung của bazơ là M(OH)x trong đó M là kim loại. Phân loại gồm: 

  • Bazơ tan: Những bazơ có khả năng tan trong nước, còn gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH. 
  • Bazơ không tan: Những bazơ không tan trong nước. Ví dụ Fe(OH)3, Al(OH)3

Khi bazơ phản ứng với axit tạo ra muối và nước (phản ứng trung hòa). Một số bazơ có thể phản ứng với oxit axit. 

Muối là hợp chất được tạo thành khi một bazơ phản ứng với axit. Công thức chung của muối là MxAy (M là kim loại hoặc ion dương, A là ion âm). Có 2 loại muối gồm: 

  • Muối trung hoà: Muối trong đó tất cả các ion H+ của axit được thay thế bằng ion kim loại. Ví dụ NaCl,  KNO3
  • Muối axit: Muối mà trong đó vẫn còn ion H+ chưa được thay thế hoàn toàn. Ví dụ NaHSO4, Na(HCO3)2

oxit-axit-la-gi-12

Lưu ý khi làm bài tập liên quan đến oxit axit? 

Như vậy các bạn đều nắm được oxit axit là gì? Nhìn chung, các dạng bài tập liên quan đến oxit thường gặp ở lớp 8, trong kỳ thi THPT. Khi làm bài tập liên quan đến oxit axit, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để tránh nhầm lẫn: 

  • Oxit axit thường là oxit của phi kim (thường ở trạng thái cao hóa trị) hoặc của một số kim loại có tính lưỡng tính. 
  • Oxit axit phản ứng với nước để tạo thành axit tương ứng.
  • Oxit axit phản ứng với bazơ tạo ra muối và nước. Đây là một dạng phản ứng trung hòa đặc biệt giữa oxit và bazơ. 
  • Một số oxit có tính lưỡng tính có thể phản ứng với cả axit và bazơ, cần chú ý điều này khi xác định tính chất của oxit. 
  • Oxit axit có thể phản ứng với oxit bazơ tạo thành muối. 
  • Các bạn cần cẩn thận khi cân bằng phương trình  phản ứng giữa oxit axit và các chất khác, đặc biệt là số lượng nguyên tử oxy.
  • Khi làm bài tập, hãy xác định chính xác loại sản phẩm thu được từ phản ứng của oxit axit với nước, bazơ hoặc oxit bazơ để tránh nhầm lẫn giữa axit, muối và các hợp chất khác. 
  • Một số kim loại ở trạng thái cao hóa trị cũng tạo ra oxit axit như CrO3, Mn2O7. Các oxit này có thể tạo ra các axit mạnh (như axit cromic H2CrO4 hoặc axit permanganic HMnO4

Tạm Kết  

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp oxit axit là gì? Tính chất hoá học và các dạng bài tập liên quan đến oxit axit cho các bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ trên giúp các bạn học tốt hơn môn hoá học. Đừng quên bấm theo dõi fanpage Hoàng Hà Mobile, kênh Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích từ chúng tôi nhé!

XEM THÊM: 

Tin mới nhất
tai-tranh-to-mau-con-vat-de-thuong-cho-be-37
Tải ngay 100+ bộ tranh tô màu con vật dễ thương cho bé
tivi-60-inch
Kích thước tivi 60 inch là gì? Không gian nào phù hợp?
tivi-xiaomi-55-inch-gia-bao-nhieu
Top 10 tivi Xiaomi 55 inch đang bán chạy nhất hiện nay
8 cách xóa toàn bộ tin nhắn trên Messenger từ điện thoại, PC
8 cách xóa toàn bộ tin nhắn trên Messenger từ điện thoại, PC