OS là gì – một thắc mắc được nhiều người đặt ra. Đây là một phần mềm quan trọng, không thể thiếu trên máy tính, thiết bị di động. Phần mềm này còn có nhiều vai trò quan trọng khác đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của hệ thống. Để tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm OS, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
OS là gì?
Hệ điều hành Operating System, viết tắt là OS là phần mềm cơ bản điều khiển phần cứng của máy tính và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các chương trình ứng dụng. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian giữa người dùng và phần cứng máy tính, quản lý tài nguyên hệ thống và cho phép người dùng tương tác với máy tính một cách hiệu quả.
Hệ điều hành OS là gì? Có nhiệm quản lý việc thực thi các tiến trình bao gồm việc tạo, lên lịch và kết thúc các tiến trình. Nó đảm bảo rằng các tiến trình được cấp phát tài nguyên một cách công bằng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Operating System theo dõi, quản lý việc sử dụng bộ nhớ RAM để các tiến trình không xâm phạm lẫn nhau trong không gian bộ nhớ.
Operating System còn cung cấp một hệ thống tập tin cho phép người dùng tạo, xoá, đọc, ghi và quản lý các tập tin, thư mục trên các thiết bị lưu trữ. Đặc biệt, hệ điều này này có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu tài nguyên hệ thống bằng cách quản lý quyền truy cập của người dùng đồng thời cung cấp các cơ chế bảo mật để ngăn chặn truy cập trái phép.
Thành phần chính trong OS là gì?
Hệ điều hành OS bao gồm nhiều thành phần chính để thực hiện các chức năng quản lý tài nguyên, cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng. Các thành phần chính của hệ điều hành thường bao gồm:
Kernel
Kernel là thành phần cốt lõi của hệ điều hành, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên phần cứng và đảm bảo rằng các ứng dụng có thể sử dụng tài nguyên này một cách hiệu quả. Kernel thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Quản lý tiến trình: Tạo, lên lịch, quản lý tiến trình, đảm bảo rằng chúng hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Quản lý bộ nhớ: Chức năng quản lý bộ nhớ OS là gì? Theo dõi và phân bổ bộ nhớ cho các tiến trình, đảm bảo rằng các tiến trình không xâm phạm lẫn nhau.
Quản lý thiết bị: Điều khiển, tương tác với các thiết bị phần cứng như ổ đĩa, mạng và thiết bị ngoại vi.
Quản lý hệ thống tập tin: Cung cấp các dịch vụ để lưu trữ, truy xuất và quản lý dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ.
Quản lý bảo mật: Kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên và bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép.
API (Application Programming Interface)
API là các giao diện lập trình ứng dụng, cung cấp các phương thức và giao thức để các phần mềm khác có thể tương tác với hệ điều hành. API giúp các nhà phát triển dễ dàng viết các ứng dụng mà không cần phải hiểu chi tiết về phần cứng hoặc các chức năng bên trong của hệ điều hành. Các API phổ biến trên OS là gì?
- Windows API (WinAPI): Cho phép ứng dụng tương tác với các dịch vụ của Windows.
- POSIX: Một tập hợp các tiêu chuẩn để duy trì khả năng tương thích giữa các hệ điều hành UNIX.
- Java API: Một tập hợp các lớp và phương thức để phát triển ứng dụng Java chạy trên mọi nền tảng có hỗ trợ Java.
Giao diện người dùng
Giao diện người dùng (UI) là thành phần mà người dùng tương tác trực tiếp với hệ điều hành. Có hai loại giao diện người dùng chính:
Giao diện dòng lệnh (Command Line Interface – CLI): Người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các lệnh văn bản. Ví dụ: Command Prompt trên Windows, Terminal trên Linux và macOS.
Giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface – GUI) OS là gì: Người dùng tương tác với hệ điều hành thông qua các biểu tượng, cửa sổ và các thành phần đồ họa khác. Ví dụ: Windows Desktop, GNOME trên Linux, macOS Finder.
Các thành phần phụ trợ khác
Ngoài các thành phần chính kể trên, hệ điều hành còn bao gồm nhiều thành phần phụ trợ khác để thực hiện các chức năng cụ thể:
- Driver: Phần mềm điều khiển phần cứng, cho phép hệ điều hành giao tiếp với các thiết bị phần cứng cụ thể.
- Hệ thống tập tin (File System): Quản lý các dữ liệu được lưu trữ và truy cập trên các thiết bị lưu trữ.
- Tiện ích hệ thống (System Utilities): Các công cụ, ứng dụng nhỏ hỗ trợ quản lý, bảo trì và kiểm tra hệ thống.
Nhìn chung, tìm hiểu hệ điều hành OS là gì là một điều cần thiết. Đây là một tổ hợp phức tạp của nhiều thành phần hoạt động cùng nhau để quản lý tài nguyên hệ thống, cung cấp nền tảng cho các ứng dụng chạy hiệu quả và an toàn.
Phân loại Operating System
Hệ điều hành Operating System có thể được phân loại dựa trên cách chúng quản lý tài nguyên, cung cấp dịch vụ cho người dùng và ứng dụng. Dưới đây là một số loại hệ điều OS hành phổ biến:
Multi -user (Nhiều người dùng): Hệ điều hành nhiều người dùng cho phép nhiều người dùng truy cập vào tài nguyên máy tính và chạy các chương trình cùng một lúc. Các tài nguyên được quản lý và phân bổ sao cho mỗi người dùng có một phiên làm việc riêng biệt và không ảnh hưởng lẫn nhau.
Multitasking (Đa nhiệm): Hệ điều hành OS là gì và có khả năng đa nhiệm không? OS cho phép nhiều tiến trình chạy đồng thời bằng cách chia sẻ thời gian CPU. Hệ điều hành sẽ quản lý và chuyển đổi giữa các tiến trình một cách nhanh chóng để người dùng cảm thấy như các ứng dụng đang chạy song song.
Multithreading (Đa luồng): Hệ điều hành đa luồng hỗ trợ việc thực thi nhiều luồng trong một tiến trình. Điều này giúp các ứng dụng có thể thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc mà không cần phải tạo nhiều tiến trình.
Real time (Thời gian thực): Hệ điều hành thời gian thực được thiết kế để xử lý các tác vụ trong một khoảng thời gian rất nhỏ và xác định trước, đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng cần phản hồi tức thời và chính xác.
Một số hệ điều hành phổ biến khác
Ngoài OS còn có một số hệ điều hành khác như Windows, Mac OS, Android,… Dưới đây là những thông tin về một số hệ điều hành phổ biến khác cho các bạn nắm được:
Hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows được phát triển bởi Microsoft vào năm 1980. Với đồ hoạ trực quan, các biểu tượng, menu rõ ràng giúp người dùng dễ dàng thao tác. Hệ điều hành này hỗ trợ đa nhiệm, tương thích ngược với các ứng dụng cũ, hỗ trợ DirectX cho các trò chơi và ứng dụng đồ họa. Tìm hiểu hệ điều hành OS là gì, có thể thấy hệ điều hành Windows cũng tương tự được sử dụng rộng rãi trên máy tính cá nhân, doanh nghiệp và các thiết bị di động. Các phiên bản hệ điều hành Windows được cải tiến, nâng cấp nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
Hệ điều hành Mac OS
Hệ điều hành MacOS có những điểm khác so với OS là gì? Hệ điều hành MacOS được phát triển bởi Apple sử dụng trên các máy tính của Apple như MacBook, iMac, Mac Mini, Mac Pro. Hệ điều hành có đồ hoạ trực quan, đẹp mắt với các cửa sổ, biểu tượng và hiệu ứng mượt mà. MacOS được tích hợp chặt chẽ với phần cứng của Apple, bảo mật cao hỗ trợ mạnh mẽ cho các ứng dụng đồ hoạ, sáng tạo. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng, Apple luôn nâng cấp các phiên bản MacOS với các tính năng hiện đại nhất.
Hệ điều hành iOS
iOS là hệ điều hành di động của Apple được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị của Apple như iPhone, iPad. Hệ điều hành nổi bật với giao diện người dùng trực quan, các biểu tượng, cửa sổ được bố trí khoa học. Người dùng có thể truy cập nhanh vào các cài đặt, điều khiển thường dùng như Wi-Fi, Bluetooth, độ sáng màn hình, âm lượng,…
Trong phần trên, chúng ta đã tìm hiểu OS là gì? Bên cạnh OS, hệ điều hành iOS nổi tiếng với các tính năng bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu, Touch ID, Face ID,… App Store là nền tảng phân phối ứng dụng duy nhất cho iOS cung cấp hàng triệu ứng dụng, trò chơi từ các nhà phát triển toàn cầu. Hơn nữa, hệ điều này hành còn được tích hợp với hệ sinh thái của Apple như:
- iCloud: Dịch vụ đám mây của Apple giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị Apple.
- AirDrop: Chia sẻ tập tin nhanh chóng giữa các thiết bị Apple gần đó.
- Apple Pay: Giải pháp thanh toán di động của Apple, tích hợp sẵn trong iOS, cho phép người dùng thanh toán an toàn và thuận tiện.
Các phiên bản iOS được nâng cấp liên tục nhằm cung cấp các tính năng mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Với sự hỗ trợ từ App Store và các dịch vụ của Apple, iOS không chỉ là một hệ điều hành mà còn là một phần quan trọng trong trải nghiệm công nghệ của người dùng Apple.
Hệ điều hành Android
Trong bài viết này không chỉ tìm hiểu OS là gì? Chúng ta còn tìm hiểu hệ điều hành Android – một hệ điều hành di động mã nguồn mở được phát triển bởi Google, dựa trên nhân Linux. Hệ điều hành này được thiết kế chủ yếu dành cho các thiết bị di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh. Android sử dụng GUI với các biểu tượng, màn hình chính, các thao tác cảm ứng như chạm, vuốt, kéo thả. Người dùng có thể tùy chỉnh giao diện màn hình chính, widget, biểu tượng ứng dụng và thậm chí cài đặt launcher của bên thứ ba để thay đổi hoàn toàn giao diện.
Google Play là nền tảng phân phối ứng dụng chính thức cho Android cung cấp hàng triệu ứng dụng, trò chơi từ các nhà phát triển trên toàn cầu. Ngoài ra, hệ điều hành Android còn đi kèm với nhiều ứng dụng Google tích hợp sẵn như Google Search, Gmail, Google Maps, YouTube và Google Photos.
Google phát hành các bản cập nhật bảo mật thường xuyên để bảo vệ thiết bị Android khỏi các mối đe dọa. Dịch vụ bảo mật của Google, quét và kiểm tra ứng dụng để phát hiện, ngăn chặn phần mềm độc hại. Người dùng có thể quản lý và kiểm soát quyền truy cập của ứng dụng vào các tài nguyên hệ thống như camera, microphone,…
Hệ điều hành Linux
Ngoài tìm hiểu OS là gì? Chúng ta còn biết đến hệ điều hành Linux được phát triển bởi Linus Torvalds và cộng đồng mã nguồn mở. Người dùng có thể tuỳ chỉnh linh hoạt từ giao diện dòng lệnh đến giao diện đồ hoạ với nhiều môi trường desktop khác nhau. Hệ điều hành này sở hữu hàng loạt tính năng nổi bật như mã nguồn mở, bảo mật cao, khả năng tuỳ biến linh hoạt đặc biệt là miễn phí sử dụng. Linux được sử dụng trên nhiều nền tảng từ máy tính cá nhân, máy chủ, hệ thống nhúng đến các siêu máy tính. Đặc biệt Linux cũng là nền tảng, cơ sở cho hệ điều hành Android.
Tạm Kết
Bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp OS là gì? Những thông tin chi tiết về phần mềm OS cho các bạn nắm được. Việc nắm được thông tin về hệ điều hành này giúp người dùng sử dụng hợp lý, hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi trên fanpage Hoàng Hà Mobile, kênh Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!
XEM THÊM: