Nhạc Lossless được nhiều người yêu thích bởi những ưu điểm vượt trội. Bạn có thể nghe nhạc trên nền tảng trực tuyến hoặc tải về thiết bị. Vậy cách nghe, tận hưởng thể loại nhạc này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nhạc Lossless là gì?
Nhạc Lossless là một dạng định dạng âm thanh có chất lượng tốt trải qua quá trình nén để âm thanh trở nên hoàn hảo, chân thực nhất. Người dùng có thể nghe nhạc trực tuyến trên Spotify, Youtube, Zing MP3,… Bên cạnh đó, người dùng có thể tải file định dạng MP3, AAC, WMA về thiết bị để nghe khi không có mạng internet. Khi được nén ở dạng MP3, AAC sẽ có dung lượng nhỏ bằng 1/4 của bản ghi Lossless. Các loại định dạng Lossless đa dạng bao gồm:
FLAC được viết tắt từ cụm từ Free Lossless Audio Codec là dạng định dạng âm thanh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên các nền tảng trực tuyến như Tidal, Qobuz, Deezer. FLAC có chất lượng âm thanh tốt, không bị mất chi tiết khi nén mang đến cho người nghe trải nghiệm ấn tượng.
ALAC được viết tắt từ Apple Lossless Audio Codec là định dạng âm thanh trên các thiết bị của Apple như điện thoại iPhone, iPad, Macbook. Định dạng âm thanh ALAC cũng được đánh giá có chất lượng hoàn hảo trong nhạc Lossless.
WAV được viết tắt từ Waveform Audio File Format được coi là định dạng âm thanh chất lượng cao nhất sử dụng trên thiết bị chuyên nghiệp. So với các định dạng khác, WAV sẽ có kích thước tệp lớn hơn nên ít được sử dụng phổ biến.
AIFF được viết tắt từ Audio Interchange File Format là định dạng được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm của Apple và phần mềm chỉnh sửa nhạc chuyên nghiệp. Chất lượng âm thanh của AIFF được đánh giá tốt nhưng có kích thước tệp lớn.
Nghe nhạc Lossless ở đâu?
Hiện nay, người dùng có thể nghe Lossless trên nền tảng âm nhạc trực tuyến hoặc tải file về điện thoại, máy tính. Khi nghe nhạc dạng Lossless, bạn sẽ có trải nghiệm mới mẻ, thăng hoa cùng âm thanh trầm bổng rõ nét. Sau đây là một số nền tảng nghe nhạc Lossless chất lượng cho các bạn tham khảo:
Ứng dụng Spotify – Nhaccuatui – Zing Mp3
Đối với những tín đồ âm nhạc thì Spotify là ứng dụng quen thuộc. Bạn có thể dùng Spotify trên điện thoại, máy tính để nghe đa dạng thể loại nhạc, postcast có âm thanh chất lượng tốt. Đây cũng là nền tảng để người dùng dễ dàng tìm Lossless để thưởng thức giai điệu sống động. Giao diện của nền tảng Spotify thân thiện, người dùng dễ dàng sử dụng ngay từ lần đầu.
Bên cạnh Spotify, bạn có thể lựa chọn nghe Lossless trên nền tảng Nhaccuatui, Zing MP3. Các bài hát định dạng Lossless được chọn lọc trước khi phát trên Zing MP3 hay Nhaccuatui để người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Hai nền tảng này được đối tượng trẻ, genZ yêu thích, lựa chọn để nghe nhạc trực tuyến.
Ứng dụng Tidal Master
Nếu bạn đang tìm nơi cung cấp nhạc Lossless chất lượng thì đừng bỏ qua Tidal Master. Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng phát nhạc stream được nhiều người ưa chuộng. Tidal Master cho phép người dùng sử dụng âm thanh Master 96KHz/24bit vượt trội. Không chỉ vậy, Tidal còn hợp tác với đơn vị sản xuất âm nhạc nổi tiếng để mang đến cho người dùng bản nhạc đạt tiêu chuẩn.
Tại Tidal, các album cũ không đáp ứng tiêu chuẩn Master nên ở dạng CD. Các bản nhạc album mới sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn. Mặc dù nghe Lossless trên Tidal khá thú vị nhưng người dùng phải trả khoản phí cao. Đây chính là rảo cản lớn nhất khiến Tidal chưa được nhiều người Việt biết đến.
Ứng dụng Qobuz
Tiếp theo, một nền tảng nghe nhạc chất lượng mà bạn có thể trải nghiệm đó là Qobuz. Hiện tại, ứng dụng cung cấp gói dịch vụ Studio Premiere thay thế Hifi hay Studio. Người dùng truy cập album nhạc mọi lúc mọi nơi, tận hưởng bản nhạc hấp dẫn và nội dung độc quyền. Trước khi quyết định sử dụng lâu dài, Qobuz cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí một tháng. Đây là một chính sách thú vị để Qobuz thu hút khách hàng sử dụng, trải nghiệm dịch vụ.
Ứng dụng Apple Music
Apple Music cũng là nơi để nghe nhạc Lossless đáng tin cậy dành cho bạn. Trên các thiết bị như điện thoại iPhone, iPad, Macbook, người dùng đều dễ dàng nghe bản nhạc chất lượng, từng chi tiết âm thành rõ nét. Người dùng chỉ cần mua tài khoản sau đó truy cập, thưởng thức các bài hát cùng video thú vị.
Ứng dụng Youtube và Youtube Premium
Một trong những nền tảng để bạn thưởng thức bài hát có chất lượng âm thanh tốt. Tuy nhiên, Youtube là một kho chứa đa dạng file âm thanh, video nhưng không phải địa chỉ nào cũng chất lượng. Để nghe nhạc Lossless trên Youtube, người dùng hãy truy cập trang Official uy tín nhé!
Đánh giá thể loại nhạc Lossless, MP3, nhạc Hi- Res
Lossless so với thể loại nhạc MP3, nhạc Hi – Res có gì đặc biệt? Sau đây, chúng tôi sẽ so sánh 3 thể loại nhạc này dựa trên tiêu chí dung lượng, chất lượng âm thanh, nguồn nhạc, hình thức sử dụng, chi phí. Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất để lựa chọn trải nghiệm thể loại nhạc phù hợp.
Dung lượng
Nhạc MP3 được đánh giá có dung lượng nhẹ nhất. Một bài hát sẽ có dung lượng từ 3 đến 4 MB. Người dùng dễ dàng lưu trữ không gây tốn bộ nhớ và thuận tiện chia sẻ cho người khác.
Nhạc Lossless: File âm thanh định dạng Lossless sẽ có dung lượng nặng hơn. Một bài hát sẽ có dung lượng từ 25 đến 35MB.
Nhạc Hi-Res được đánh giá có dung lượng nặng nhất. Một bài hát có thể sở hữu dung lượng lên tới 500MB. Người dùng muốn tải xuống định dạng âm thanh này sẽ phải chuẩn bị dung lượng bộ nhớ lớn.
Chất lượng âm thanh
Nhạc MP3: Chất lượng âm thanh của nhạc MP3 được đánh giá thấp, không thể hiện được rõ ràng các âm tiết trong bài hát. Người dùng không cảm nhận được giai điệu du dương, âm trầm bổng trong bản nhạc.
Nhạc Lossless: Chất lượng âm thanh định dạng Lossless cao hơn MP3 nhưng không bằng với nhạc Hi-Res. Người dùng cảm nhận được chi tiết trong bản nhạc, dải âm tốt hơn.
Nhạc Hi-Res: Chất lượng âm thanh của nhạc Hi-Res được đánh giá tốt nhất. Người dùng sẽ nghe được những âm thanh chân thật nhất như đang tham gia buổi hoà nhạc.
Cách thức sử dụng
MP3: Để nghe nhạc định dạng MP3 rất đơn giản, người dùng có thể bật trên điện thoại, máy tính kết nối với loa để âm lượng lớn hơn.
Lossless: Trước tiên, bạn cần lựa chọn đúng thể loại nhạc Lossless. Lựa chọn hình thức nghe trực tuyến trên các nền tảng Spotify, Apple Music, Nhaccuatui,…Để nghe âm thanh dạng Lossless trên điện thoại, máy tính, người dùng cần phải giải mã. Trường hợp người dùng muốn phát âm thanh ra loa cần thiết bị hỗ trợ nghe Lossless.
Nhạc Hi-Res: Tương tự như Lossless, để nghe Hi – Res, người dùng cần tìm nguồn nhạc uy tín. Bên cạnh đó, người dùng cần giải mã và sử dụng thiết bị hỗ trợ phát nhạc.
Nguồn nhạc
Nhạc MP3: Nguồn nhạc của MP3 rộng rãi, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên website, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến,…
Lossless: Nguồn nhạc của Lossless ít phổ biến hơn, xuất hiện chủ yếu trên các diễn đàn, chuyên trang âm nhạc.
Nhạc Hi-Res: Nguồn nhạc của Hi – Res rất khó tìm kiếm và người dùng cần phải trả phí bản quyền.
Chi phí
MP3: Thông thường, các file âm thanh MP3 được chia sẻ miễn phí. Người dùng có thể tận dụng tài nguyên internet để truy cập, thưởng thức nhạc MP3.
Lossless: So với nhạc CD, Lossless có mức phí rẻ và chất lượng hơn.
Nhạc Hi-Res: Để nghe nhạc Hi – Res, người dùng cần trả một khoản phí khá cao. Do đó, nếu bạn chỉ cần nghe nhạc có chất lượng ổn định thì chọn MP3 hoặc Lossless để tiết kiệm chi phí.
Một số câu hỏi về nhạc Lossless
Thuật ngữ Lossless còn xa lạ với nhiều người nên có khá nhiều câu hỏi được đặt ra. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi xung quanh về thể loại nhạc này cho các bạn hiểu rõ hơn nhé!
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghe nhạc Lossless?
Chắc hẳn, những file âm thanh định dạng Lossless sẽ mang đến cho người nghe trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng âm thanh được chuẩn xác nhất, bạn hãy chú ý một số điều như sau:
- Cần lựa chọn thiết bị hỗ trợ phát âm thanh dạng Lossless. Bởi đây là định dạng âm thanh khá kén thiết bị, bạn nên ưu tiên sử dụng thiết bị đời mới để tái tạo âm thanh chuẩn xác nhất.
- Tai nghe, loa cũng là một trong những thiết bị ảnh hưởng tới quá trình tận hưởng âm nhạc. Người dùng nên sử dụng tai nghe, loa có tần số phản hồi, độ nhạy và sở hữu tính năng hiện đại.
- Nếu bạn nghe Lossless trực tuyến thì cần kết nối mạng internet ổn định để quá trình truyền tải âm thanh không bị gián đoạn.
- Cuối cùng, lưu ý quan trọng nhất đó là bạn cần tìm nguồn nhạc uy tín, đảm bảo chất lượng trên các nền tảng trực tuyến, chuyên nghiệp.
Nhạc Lossless có thể phát qua Bluetooth được không?
Dung lượng của những file âm thanh định dạng Lossless lớn hơn MP3. Trong một số trường hợp dung lượng của bài hát vượt quá 1.400 kbps thì không thể phát qua Bluetooth. Do đó, người dùng có thể kết nối tai nghe có dây hoặc loa để tận hưởng âm thanh Lossless một cách chân thực, sống động.
Nhận biết file âm thanh Lossless như thế nào?
Hiện nay, các file âm thanh Lossless phổ biến rộng rãi, mỗi định dạng file có ký hiệu riêng. Lossless gồm bốn định dạng file lần lượt là .flac, .m4a, .mp4, .wav, aiff hoặc .aif. Thông tin chi tiết của những định dạng file âm thanh này đã được chúng tôi chia sẻ ở phía trên, bạn hãy tham khảo nhé!
Tạm Kết
Bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp nhạc Lossless là gì và cách nghe file nhạc chất lượng. Mong rằng những thông tin trên giúp bạn trải nghiệm bản nhạc có chất lượng âm thanh chi tiết, rõ nét mang đến cảm giác thăng hoa. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm âm thanh Lossless trên một số nền tảng, ứng dụng Spotify, Apple Music, Youtube,… Để thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích, bạn hãy bấm theo dõi fanpage Hoàng Hà Mobile và kênh Youtube Hoàng Hà Channel nhé!
XEM THÊM:
Cách tải nhạc từ Zing MP3 vào thẻ nhớ trên Android nhanh nhất