Một trong những yếu tố quan trọng định hình nên sự thành công của con người trong cuộc sống đó chính là năng lực. Vậy năng lực là gì? Yếu tố cấu thành và cách đánh giá năng lực áp dụng trong thực tế ra sao. Cùng khám phá những điều thú vị này trong bài viết dưới đây!
Năng lực là gì?
Năng lực là một khái niệm tổng hợp của nhiều yếu tố tâm lý và hành động của con người tạo thành. Nó bao gồm khả năng mà chúng ta có thể thực hiện một việc gì đó hiệu quả, thông qua quá tình trau dồi, rèn luyện và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Khi ai đó hỏi năng lực của bạn là gì, bạn có thể chứng minh việc mình là người có năng lực ở bất kỳ một lĩnh vực nào đó bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân.
Chính quá trình rèn luyện theo năm tháng sẽ là tiền đề tạo nên năng lực của mỗi người ở từng lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, người làm sếp sẽ có năng lực quản lý nhân sự, hiểu biết chuyên môn và biết cách giải quyết vấn đề. Hay giáo viên sẽ có năng lực giảng dạy, sự kiên nhẫn với học trò và luôn giữ lửa yêu nghề,…
Những yếu tố tạo cấu thành năng lực là gì?
Năng lực là một quá trình được hình thành và phát triển liên tục. Nó được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và xuyên suốt trong một thời gian dài. Trong đó, đây sẽ là 4 yếu tố chính mà chúng ta cần có để trở thành một người có năng lực, được mọi người đánh giá cao.
Kiến thức
Tri thức là một kho tàng khổng lồ mà chúng ta học nữa, học mãi cũng không bao giờ hết. Đây là nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động của con người. Kiến thức bao gồm rất nhiều thứ, từ kiến thức xã hội, khoa học, đời sống cho tới chuyên môn ngành nghề. Bạn càng hiểu biết sâu rộng, tiếp thu học vấn phong phú thì càng trau dồi năng lực của mình tốt hơn. Khi gặp bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể dễ dàng vận dụng kiến thức đã học hỏi được để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Kỹ năng
Ở phần giải thích khái niệm năng lực là gì, có thể thấy, người được đánh giá là cs năng lực khi học có kỹ năng thực hiện và giải quyết mọi công việc trong cuộc sống. Bao gồm kỹ năng mềm (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm) và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, kỹ năng không phải tự dưng mà có. Mỗi người cần có một khoảng thời gian nhất định để được trau dồi thành thạo các kỹ năng. Sau đó mới dùng nó để hỗ trợ trong công việc, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho chúng ta rât nhiều.
Thái độ
Một người được nhận xét có năng lực là gì? Đó là khi họ có thái độ, cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn có thái độ tích cực, chủ động, trách nhiệm, cẩn thận, trung thực và tinh thần học hỏi thì đây chính là những yếu tố tạo nên một con người có năng lực trong tương lai. Bởi nếu thái độ không tốt, thì ngay cả khi người đó có kiến thức hay kỹ năng thì cũng khó mà gặt hái được thành công cũng như sự ghi nhận từ xung quanh.
Khả năng phát triển
Ngoài 3 yếu tố kể trên, khả năng sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng khi nói về năng lực của con người. Đây là bản năng, tư duy logic và sức sáng tạo của mỗi cá nhân không ai giống ai. Những điều đó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề dễ dàng, đồng thời thích nghi với mọi hoàn cảnh để tạo ra những giá trị lớn hơn cho bản thân và cộng đồng.
Các yếu tố khác
Ngoài 4 yếu tố chính trên, năng lực là gì còn có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác. Ví dụ như sức khỏe tốt giúp tăng cường khả năng tập trung và nâng cao hiệu quả công việc. Môi trường làm việc tích cực, thân thiện và có nhiều cơ hội phát triển sẽ giúp nâng cao năng lực của cá nhân. Ngoài ra, may mắn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi cá nhân, giúp họ phát huy năng lực đúng nơi đúng chỗ.
Đặc điểm của người có năng lực
Năng lực của một người được hình thành và phát triển liên tục qua học tập, rèn luyện và trau dồi. Không phải tất cả mọi người có năng lực đều sở hữu tất cả những đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết xem một người thực sự có năng lực hay không.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng
Khi 2 thứ này kết hợp nhau sẽ giúp công việc được hoàn thiện một cách nhanh chóng. Bản thân người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng càng không ngừng học hỏi thêm để phát triển và đáp ứng được những thử thách mới.
Tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả
Người có tư duy sẽ giải quyết vấn đề nhanh chóng, chính xác mà không tốn quá nhiều thời gian vào điều vô bổ. Với sự sáng tạo không ngừng được trau dồi hàng ngày, ngay cả khi gặp phải những vấn đề phức tạp nhất, người có năng lực sẽ có khả năng thực thi mọi thứ, biến nó trở nên đơn giản. Đây là yếu tố mà chỉ người có năng lực là gì mới có.
Khả năng học hỏi và thích nghi cao
Cuộc sống luôn có những điều mới mẻ bất ngờ xảy ra không báo trước. Nếu là người không có năng lực, họ sẽ chùn bước trước khó khăn, ngại thay đổi và học hỏi từ những cái mới. Ngược lại, người có năng lực lại dễ dàng đón nhận mọi thứ, có khả năng thích nghi và sẵn sàng vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
Thái độ tích cực và trách nhiệm cao
Khi hỏi người có năng lực là gì mà không nhắc tới đặc điểm thái độ tích cực đi kèm trách nhiệm cao thì sẽ là một thiết sót. Bởi thái độ quyết định rất lớn đến tư duy, hành động của mỗi người. Nếu bạn có năng lực mà không đi kèm thái độ tích cực cũng như trách nhiệm hoàn thành công việc thì kết quả cũng sẽ không đạt được như ý muốn.
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt
Khi đã trang bị đầy đủ kỹ năng, trình độ, thái độ,… cá nhân có có năng lực ắt hẳn sẽ có phong thái tự tin trong giao tiếp hơn rất nhiều. Nhờ vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm với đồng nghiệp, cấp trên và cả những người xung quanh. Nhìn chung, sự tin trước đám đông, sẵn sàng trình bày ý tưởng và thuyết phục được người khác cũng là đặc điểm đánh giá năng lực.
Khả năng lãnh đạo và quản lý tốt
Trong công việc, nếu bạn có năng lực và muốn được thăng tiến lên những chức vụ cao hơn thì còn cần có khả năng lãnh đạo và tầm nhìn bao quát để quản lý nhân sự hiệu quả. Có như vậy, những cấp dưới mới nể phục và nghe lời, giúp hiệu quả công việc luôn đạt đúng yêu cầu đề ra.
Tinh thần lạc quan cùng tư duy sáng tạo
Người có tinh thần lạc quan sẽ biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, xử lý mọi chuyện một cách đơn giản, dễ dàng. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo cũng sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy họ thể hiện năng lực của bản thân bằng việc đưa ra những ý tưởng mới có ích mà những người khác không thể làm được.
Cách đánh giá năng lực
Năng lực là gì và cách đánh giá năng lực của người khác ra sao là điều rất được quan tâm. Việc này cần có góc nhìn đa chiều và là một vấn đề không hề đơn giản. Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực nào phụ thuộc vào mục đích đánh giá, đối tượng đánh giá và điều kiện cụ thể. Bạn có thể dựa trên một số cách phổ biến sau.
Đánh giá thông qua kết quả công việc
Đây là một phương pháp đơn giản, thực tế và khá hiệu quả để đánh giá năng lực của một cá nhân. Phương pháp này dựa trên mức độ hoàn thành các công việc được giao, chất lượng công việc và hiệu quả công việc đạt được có đúng yêu cầu hay không. Mức độ càng khó mà tỉ lệ hoàn thành càng cao thì chứng tỏ, người đó rất có năng lực.
Đánh giá thông qua các bài kiểm tra, đánh giá
Đối với học sinh sinh viên hay bất cứ ngành nghề nào, việc sử dụng các bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoặc tư duy để đánh giá năng lực là gì khá chính xác. Các bài kiểm tra có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau như trắc nghiệm, tự luận, thực hành hoặc trình bày. Nó đảm bảo tính khách quan, dựa trên kết quả của từng bài kiểm tra chuyên môn cụ thể.
Đánh giá thông qua quan sát, nhận xét của người khác
Năng lực của mỗi người đôi khi được phản ánh thông qua góc nhìn của người khác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng để đánh giá năng lực của một cá nhân nào đó mà họ có cơ hội tiếp xúc, làm việc. Tuy nhiên, cần đảm bảo độ tin cậy của nguồn thông tin và sự khách quan của người đánh giá để có được kết quả tổng quát nhất.
Lưu ý khi đánh giá năng lực là gì?
Chúng ta hoàn toàn có thể tự đánh giá năng lực của bản thân cũng như người khác trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, để có được kết quả đánh giá chính xác, khách quan và công bằng, cần lưu ý một số điểm sau:
Các phương pháp đánh giá năng lực chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ai cũng có đầy đủ các đặc điểm năng lực là gì. Dù vậy, trong một vài khía cạnh công việc và cuộc sống, họ vẫn thể hiện tốt và được mọi người xung quanh đánh giá cao.
Không nên đánh giá năng lực của một người dựa trên một tiêu chí duy nhất. Thay vào đó, cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố khách quan khác để đảm bảo đưa ra nhận định chuẩn xác nhất.
Mỗi người sẽ có một thước đo năng lực riêng phù hợp với hoàn cảnh và tính chất công việc. Do đó, không nên đưa ra những lời nhận xét mang tính xúc phạm hoặc hạ thấp giá trị của họ nếu bạn không ở trong trường hợp đó.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu năng lực là gì? Yếu tố cấu thành và cách đánh giá năng lực. Đây là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp cũng như từng cá nhân để định hình nên lối sống, cách tư duy và hoàn thiện con người để đi tới thành công.
Đọc thêm:
Celeb là gì? Cách sử dụng celeb trong chiến dịch truyền thông