Máy in là một thiết bị quen thuộc tại các văn phòng cũng như trong gia đình. Máy in được sử dụng với mục đích rất đa dạng như in ấn tài liệu, đề thi, giáo trình, các loại giấy tờ,… Tuy nhiên, không ít trường hợp máy in đột nhiên không in được khiến người dùng lúng túng. Để giúp bạn khắc phục điều này, Hoàng Hà Mobile sẽ bật mí cho bạn các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy in không in được hiệu quả và đơn giản nhất.
Nguyên nhân gây lỗi máy in không in được
Lỗi máy in không in được trên thực tế không khó để khắc phục. Tuy nhiên vấn đề ở đây là việc tìm ra đúng nguyên nhân gây lỗi và phân biệt vấn đề máy đang gặp phải để có cách xử lý phù hợp. Trên máy in màn hình LCD thường có các cảnh báo giúp người dùng dễ nhận biết các sự cố đang diễn ra. Kèm theo đó là hướng dẫn cách khắc phục giúp người dùng dễ dàng thao tác theo từng bước để sửa lỗi.
Lỗi máy in gặp tình trạng không in được có thể xuất phát từ phần cứng hoặc phần mềm. Lỗi về phần cứng thường chỉ gặp ở các máy in cũ dùng lâu ngày. Một số nguyên nhân cơ bản gây lỗi không in được thường gặp là:
- Dây cáp kết nối máy tính và máy in bị lỏng, có thể do ai đó vô tình chạm làm lỏng dây.
- Máy in chưa bật khởi động máy.
- Máy in và máy tính chưa kết nối phần mềm với nhau.
- Máy in hết mực hoặc hết giấy.
- Máy in bị kẹt giấy làm gián đoạn việc in ấn.
- Máy tính hoặc máy in cần được khởi động lại.
- Thiết lập lệnh in trên máy tính chưa chính xác.
- Đặt giấy vào khay chưa đúng kích thước file cần in (đối với máy in có thể in được cả khổ giấy A3, A4, A5)
Chỉ cần bạn mắc một trong các lỗi cơ bản trên thì máy in sẽ báo lỗi và không thể tiếp tục in. Do đó trong quá trình in hãy kiểm tra lại các yếu tố trên để đảm bảo việc in ấn được suôn sẻ.
Cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in
Máy in không in được có thể do máy chưa nhận được lệnh in từ máy tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố này. Dưới đây là 3 cách khắc phục nhanh chóng nhất bạn nên biết.
Để Windows tự sửa lỗi
Một cách đơn giản để sửa lỗi máy in không nhận lệnh in đó là hãy để Windows tự chẩn đoán lỗi và khắc phục. Cách làm này rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn khắc phục lỗi đang gặp phải nhanh chóng.
Bước 1: Nhấn vào mục tìm kiếm ở Start, gõ Control Panel rồi nhấn chọn vào mục Control Panel hiện ra.
Bước 2: Trong mục Control Panel, tìm đến mục View devices and printers và nhấn chọn nó.
Bước 3: Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các máy in đã từng kết nối với máy tính. Bạn hãy click chuột phải vào máy in đang cần sửa lỗi rồi chọn Troubleshoot.
Bước 4: Lúc này, hệ thống Windows check sẽ tự động kiểm tra lại toàn bộ quy trình một cách toàn diện. Bạn chỉ cần đợi thông báo từ hệ thống.
Bước 5: Khi có thông báo trên màn hình, bạn chỉ cần nhấn vào mục Apply this fix.
Bước 6: Thông báo với dấu tick màu xanh xuất hiện đồng nghĩa với việc lỗi máy in không nhận lệnh in đã được khắc phục. Tùy vào lỗi máy đang gặp phải mà thông báo hiển thị sẽ khác nhau.
Máy in không in được do hỏng cáp kết nối
Máy in không nhận lệnh in cũng có thể do dây cáp bị đứt ngầm, bị lỏng chân cắm do các tác động vật lý. Cáp kết nối máy in và máy tính là một trong những yếu tố bạn cần kiểm tra trước tiên. Máy không in được có thể do lỗi dây cáp lâu ngày bị hỏng, đứt mạch do bị kéo, dẫm lên. Hãy kiểm tra từ chân cắm đến phần dây cáp xem có vấn đề gì không.
Trong trường hợp dây cáp bị đứt ngầm thì việc phát hiện bằng mắt thường là rất khó. Thay vào đó bạn hãy kiếm một dây cáp tương tự và cắm thay thể vào để thử. Nếu với dây cáp mới máy in hoạt động bình thường thì vấn đề đích thị là do hỏng dây cáp.
Sửa lỗi hệ điều hành
Máy in không in được có thể do lỗi hệ điều hành, trường hợp này hiếm khi xảy ra tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý. Có thể một vài tiến trình của máy xung đột với nhau, không tương thích dẫn đến lỗi máy in không nhận lệnh. Khi gặp phải trường hợp này, hãy khởi động lại máy tính và thao tác lại lệnh in.
Sửa lỗi địa chỉ IP trên máy in
Đôi khi vì một số lý do nào đó mà máy bạn vừa cập nhật địa chỉ IP mới, điều này dẫn đến mọi kết nối sẽ bị thay đổi. Cách để xử lý lúc này đó là bạn cần chia sẻ lại máy in.
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng mạng ở góc phải dưới cùng màn hình, chọn mục Open Network and Sharing Center.
Bước 2: Chọn mục Change Adapter Settings ở phía bên trái màn hình.
Bước 3: Tại phần màn hình chính, bạn nhấn chuột phải vào Local Area Connection rồi chọn Properties.
Bước 4: Nháy đúp chuột vào mục Internet Protocal Version 4 (TCP/IPv4) để sửa địa chỉ IP.
Bước 5: Chọn mục Obtain an IP address automatically để thiết lập IP tự động.
Máy in không in được do chưa bật nguồn máy in
Đôi khi máy in của bạn chưa nhận lệnh là do bạn chưa bật máy lên, chưa cắm nguồn hoặc dây nguồn bị rời khỏi máy in. Hãy kiểm tra lại xem máy in đã được bật lên chưa. Đây là một lỗi rất cơ bản nhưng đôi khi do không để ý nên vẫn có người mắc phải.
Cập nhật lại Driver máy in
Bản driver máy in lỗi thời cũng là nguyên nhân khiến máy in không nhận lệnh. Để khắc phục, bạn cần phải cập nhật phiên bản driver tương thích. Hãy thường xuyên cập nhật driver để tránh gặp phải sự cố như này trong quá trình in ấn.
Cách khắc phục lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được
Trong một số trường hợp, máy in đã nhận lệnh từ máy tính nhưng vẫn không in được. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng nhất.
Có nhiều lệnh in trong máy
Đối với môi trường làm việc văn phòng thì một chiếc máy in có thể được kết nối đến nhiều máy tính khác nhau. Sẽ có trường hợp nhiều máy tính cùng gửi lệnh in đến máy in cùng một lúc. Khi đó, máy in sẽ phải tiếp nhận cùng lúc nhiều lệnh in, chưa kể các file có dung lượng nặng nhẹ khác nhau. Điều này sẽ gây ra lỗi máy đã nhận lệnh in nhưng vẫn không in được. Để xử lý tình trạng này, hãy thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Tại mục tìm kiếm cạnh nút Start, gõ tìm Control panel rồi truy cập vào mục Devices and Printers.
Bước 2: Tại màn hình hiện ra, chọn máy in đang bị lỗi như trên rồi nhấn chuột phải và chọn See what’s printings.
Bước 3: Danh sách các file đã đặt lệnh in sẽ được hiển thị. Bạn có thể nhấn vào Printer chọn Cancel All Documents để hủy tất cả hoặc nhấn chuột phải từng lệnh để hủy.
Sau khi hủy tất cả các lệnh in, bạn có thể thực hiện lại thao tác đặt lệnh và in như bình thường.
Máy in đang ở trạng thái Offline
Nếu máy in đang ở trạng thái Pause hoặc Offline thì máy in không in được dù đã nhận lệnh in. Nguyên nhân có thể do người dùng chọn nhầm máy in hoặc do một vài tiến trình của máy xung đột khiến máy bị đặt về chế độ Offline.
Để nhận biết lỗi này ở máy, bạn hãy thực hiện theo các bước tương tự như cách sửa máy in có quá nhiều lệnh in ở trên. Sau khi chọn See what’s printings, bạn sẽ nhìn thấy dòng thông tin cho biết máy đang Offline như dưới.
Lúc này, để tắt chế độ Offline, bạn chỉ cần vào mục Printer rồi bỏ tick tại mục Use Printer Offline là xong.
Khởi động lại dịch vụ Print Spooler
Dịch vụ Print Spooler có chức năng quản ly các lệnh in từ máy tính và giao diện giữa háy tính và máy in. Trong trường hợp dịch vụ này bị vô hiệu hóa, máy in sẽ không thể hoạt động được. Hãy kiểm tra lại dịch vụ này trên máy tính và kích hoạt lại.
Bước 1: Nhấn tổ họp phím Windows + R, hộp thoại Run hiện ra. Nhập services.msc vào ô Open rồi nhấn Enter.
Bước 2: Giao diện Services hiện ra. Bạn nhấn chuột phải vào mục Print Spooler rồi chọn Restart để kích hoạt lại dịch vụ.
Lỗi máy in bị kẹt giấy
Một nguyên nhân khiến máy in không in được cũng có thể do máy bị kẹt giấy bên trong. Thông thường khi bị kẹt giấy máy in sẽ phát ra cảnh báo. Hãy kiểm tra em bên trong buồng máy in có bị sót hoặc kẹt giấy không. Nếu có hãy lấy hết giấy bị kẹt ra và đóng máy lại để tiếp tục in.
Cài phần mềm diệt virus
Nếu thử các cách trên mà vẫn không khắc phục được lỗi máy in không thể in được thì rất có thể máy tính của bạn đang bị nhiễm virus. Bạn nên cài một bản diệt virus bản quyền trên máy tính để diệt các virus ảnh hưởng đến việc in ấn. Một số phần mềm diệt virus hiệu quả bạn có thể tham khảo như TotalAV Antivirus, Panda Free Antivirus, AVG Internet Security, Avast Antivirus, Kaspersky AntiVirus,…
Cách tránh tình trạng máy in không in được
Việc in ấn tài liệu diễn ra thường xuyên trong môi trường văn phòng. Việc máy in không hoạt động theo ý muốn gây ra rất nhiều phiền toái cho người dùng. Để tránh tình trạng máy in bị lỗi không in được, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Duy trì mực và giấy in: Mực và giấy in là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì máy in hoạt động. Do đó hãy thường xuyên kiểm tra mực in và bổ sung giấy và khay để việc in ấn không bị ngắt quãng. Giấy in cần phải đúng với định dạng file. Sử dụng giấy in chất lượng để tránh bị kẹt giấy.
- Thực hiện các lệnh in tuần tự: Bạn nên thực hiện lần lượt các lệnh in, tránh việc đột ngột cùng in nhiều file một lúc. Đối với một số máy in sử dụng lâu ngày, việc in một file nặng rất dễ khiến máy bị treo. Do đó, khi in file tài liệu nặng, bạn nên chia nhỏ file ra để in và cho máy có thời gian nghỉ ngắt quãng nhất định.
- Đảm bảo cập nhật driver thường xuyên: Hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật driver máy in. Driver không tương thích sẽ khiến máy in không hoạt động được.
Lời kết
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục lỗi máy in không in được hiệu quả nhất. Hoàng Hà Mobile hi vọng có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục được sự cố đang gặp phải. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Hoàng Hà Mobile để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.
XEM THÊM: