Màn hình máy tính cũ được nhiều người lựa chọn bởi giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm mới. Tuy nhiên đi kèm với đó chắc chắn là những rủi ro tiềm ẩn về chất lượng. Bài viết hôm nay Hoàng Hà Mobile sẽ mách bạn 10 kinh nghiệm mua màn hình máy tính đã qua sử dụng vô cùng hữu ích nhé!
Ưu điểm, nhược điểm của màn hình máy tính cũ cần biết
Để đi đến quyết định có nên chọn mua màn hình máy tính cũ hay mới thì bạn cần biết về những ưu điểm và nhược điểm của loại màn hình này:
Ưu điểm
Thứ nhất, giá rẻ chính là ưu điểm lớn nhất không thể bàn cãi về màn hình đã qua sử dụng. Khi so với một màn hình máy tính mới, các sản phẩm cũ luôn có mức giá vô cùng dễ chịu với đa số người dùng.
Thứ hai, màn hình “second-hand” hiện nay đã có mặt ở hầu hết nọi nơi, được bày bán với đa dạng mẫu mã, thương hiệu, thông số. Các dòng màn hình này có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người dùng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, thậm chí là gamer, dân chuyên thiết kế đồ họa…
Thứ ba, đây chắc chắn là giải pháp an toàn, tiết kiệm khi cần màn hình để đáp ứng những nhu cầu cơ bản, phục vụ học tập, sư rdungj các phần mềm tin học cơ bản.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm dễ dàng nhận thấy thì mua màn hình máy tính cũ cũng tiềm tàng những nhược điểm, rủi ro:
Thứ nhất, rất khó để nắm bắt được trọn vẹn về tình hình màn hình máy, các vấn đề hư hỏng đã từng xảy ra trước đó, thậm chí là tuổi thọ.
Thứ hai, đa phần các dòng màn hình đã qua sử dụng sẽ hết thời hạn bảo hành. Do đó, bạn chỉ có thể nhận bảo hành từ cửa hàng, đại lý mua cũ với thời gian ngắn, hoặc phải bỏ thêm tiền cho gói bảo hành dài hơn. Đây cũng là điều rất băn khoăn bởi rất khó để biết khi nào màn hình sẽ gặp phải hư hỏng, trục trặc.
Thứ ba, gặp phải màn hình cũ kém chất lượng. Do đó, hãy trang bị những kiến thức, mẹo kiểm tra màn hình kỹ càng trước khi mua để tránh gặp phải màn hình quá cũ, không đảm bảo tính năng sử dụng hay hàng dựng, hàng thay thế linh kiện…
10 kinh nghiệm chọn mua màn hình máy tính cũ
Sau khi cân nhắc và quyết định chọn mua màn hình cũ, đừng quyên lưu ý ngay 10 kinh nghiệm vô cùng cần thiết và hữu ích dưới đây:
Căn cứ nhu cầu, mục đích để chọn mua màn hình máy tính cũ thích hợp
Dù chọn bất kỳ sản phẩm, thiết bị nào thì xem xét nhu cầu, mục đích sử dụng là điều rất quan trọng. Khi đã có được mục đích, bạn sẽ biết được màn hình máy tính cũng nào có thể đáp ứng được nhu cầu này.
Với một học sinh, sinh viên hay làm việc văn phòng với mục đích học tập, giải trí cơ bản thì bạn có thể chọn màn hình có độ phân giải, kích thước, tần số quét thích hợp cho nhu cầu này. Trong khi đó, với các game thủ hay dân thiết kế chính hiệu thì màn hình đòi hỏi độ sắc nét, chuẩn màu, độ phân giải cao hơn hẳn.
Xác định được nhu cầu, mục đích khi mua màn hình máy tính đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm bởi sẽ phân vùng được cấu hình tối thiểu của màn hình cần mua. Bên cạnh đó là tiết kiệm được kha khá chi phí khi chọn màn hình không vượt quá nhu cầu vì chỉ cần một thông số cao hơn thôi cũng sẽ cần thêm một chi phí nhất định.
Lựa chọn màn hình máy tính cũ từ các thương hiệu nổi tiếng
Với cùng một loại màn hình, cùng kích thước, các thông số tương đương nhau nhưng mỗi hàng sản xuất, thương hiệu khác nhau lại mang đến chất lượng, giá cả khác nhau. Dù là mua màn hình cũ hay mới thì căn cứ hãng sản xuất, thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng. Cần lựa chọn màn hình từ các hãng nổi tiếng, được đánh giá cao, được nhiều người tin dùng tin tưởng lựa chọn nhất.
Một số thương hiệu có sản phẩm màn hình máy tính lớn được tin chọn ở Việt Nam cũng như được đánh giá cao về chất lượng có thể kể đến như: LG, Samsung, Dell, Panasonic, Sony, Lenovo,…
Do đó, Hoàng Hà Mobile khuyên bạn nên lựa chọn một trong những màn hình cũ từ các thương hiệu kể trên. Sau đó tùy thuộc vào các nhu cầu sử dụng, các yếu tố khác để chọn được dòng màn hình thích hợp nhất.
Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và năm sản xuất của màn hình máy tính cũ
Một trong những điều mà bạn không thể bỏ qua khi xem xét chọn mua màn hình máy tính cũ đó là về nguồn gốc xuất xứ và năm sản xuất. Chọn sản phẩmcó năm sản xuất càng gần cho thấy màn hình vẫn còn đủ độ mới, công nghệ không quá cách biệt, tuổi thọ bóng hình vẫn còn đủ dài để tiếp tục sử dụng.
Ngược lại khi chọn màn sản xuất càng cách xa thì bạn sẽ đối diện với nhiều nguy cơ hơn như dễ hư hỏng, lỗi, khó trong việc thay thế linh kiện, sửa chữa, chi phí cho việc này cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm, để ý đến nguồn gốc xuất xứ của những màn hình này. Nên chọn những monitor xuất xứ từ các quốc gia lớn về công nghệ như Mỹ, Nhật. Với những quốc gia khác, bạn nên tìm hiểu và xác định kỹ càng thông tin để quyết định có mua hay không.
Bạn có thể kiểm tra các thông số nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất ở mặt sau màn hình. Cần chọn màn hình mà thông tin này vẫn rõ ràng và sắc nét, không có dấu hiệu chỉnh sửa hay mất thông tin.
Kiểm tra chế độ tắt/mở của màn hình máy tính cũ
Sau khi lựa chọn được một số màn hình đạt các yêu cầu cơ bản, bạn cần tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của thiết bị. Bạn cắm công điện, bật công tắc khởi động màn. Trường hợp màn hình sáng sau khoảng 5-7 giây thì có thể chấp nhận. Đối với các trường hợp lâu hơn thì bạn có thể xem xét thêm.
Với một số màn hình từ Dell hay Sony, có thể sẽ xuất hiện tình trạng hơi rung lúc đầu. Tuy nhiên, thực tế thì đây chỉ là xuất phát từ chức năng khử từ dư của màn hình mà thôi. Và tất nhiên, màn hình sáng với màu sắc tại tạo chân thật, sắc nét sẽ là lý do rất quan trọng để chọn mua thiết bị này.
Để kiểm tra chế độ tắt của màn hình, bạn tiến hành tắt và kiểm tra xem màn hình máy tính cũ có tắt hoàn toàn hay không, có xuất hiện các đốm, vệt sáng hay lờ mờ không. Một màn hình tốt sẽ không gặp các tình trạng đã kể trên.
Kiểm tra nút tinh chỉnh trên màn hình máy tính
Sau khi đã kiểm tra xong chế độ bật/tắt màn hình hoạt động tốt, bạn có thể tiếp tục kiểm tra các nút tinh chỉnh có trên màn hình máy tính để xem các nút này có hoạt động tốt hay không.
Hãy xem thật kỹ xem các nút có rõ ràng hay không, có đều nhau hay không, có dễ dàng hay không và có hoạt động nhạy, chuẩn xác hay không?
Đây cũng là bước kiểm tra cần thiết và quan trọng. Do đó đừng vội vàng bỏ qua hoặc kiểm tra qua loa trước khi quyết định mua. Nếu thấy không đạt kỳ vọng hoặc gặp bất kỳ hư hỏng, trục trặc nào, bạn có thể tiếp tục xem những màn hình khác.
Kiểm tra điểm ảnh chết trên màn hình
Hầu hết màn hình máy tính đều có tuổi thọ sử dụng riêng. Do đó, nếu màn hình xuất hiện những điểm ảnh chết đồng nghĩa thiết bị này đang có dấu hiệu chuẩn bị hư hỏng.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra xem liệu màn hình máy tính cũ dự định mua bằng cách thay đổi màu nền máy tính các màu đỏ, xanh, đen, trắng,… khác nhau. Lúc này bạn có thể phát hiện được các điểm chết trên màn hình.
Tuy nhiên với những bạn không quá am hiểu về công nghệ và vẫn chưa biết cách tự kiểm tra thì đừng ngại yêu cầu người tư vấn, nhân viên bán hàng trực tiếp test màn hình bằng bài test điểm ảnh chết
Kiểm tra đèn nền của màn hình
Thường ở màn hình máy tính rất hay xuất hiện hiện tượng rò sáng ở các vị trí viền máy. Điều này bạn có thể dễ dàng kiểm tra, phát hiện.
Hãy kiểm tra bằng cách cài đặt hình nền màu đen duy nhất cho màn hình. Lúc này nếu phát hiện ánh sáng trắng xuất hiện ở các vị trí xung quanh viền thì đừng ngại ngần từ chối và tiếp tục chọn lựa một màn hình khác nhé!
Lựa chọn màn hình máy tính cũ có độ phân giải phù hợp
Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm tra độ phân giải của màn hình máy tính cũ bằng cách click chuột phải vào hình nền desktop và chọn Properties. Sau đó nhấn chọn thẻ Settings trong mục Display Properties và mục monitor (Solution bạn để tối đa max).
Với cùng một kích thước thì màn hình có độ phân giải càng cao sẽ đem đến khả năng hiển thị, tái tạo hình ảnh sắc nét, sống động và trung thực hơn. Hiện nay, công nghệ phát triển, đã có rất nhiều màn hình mới ra đời và sở hữu độ phân giải cực ấn tượng như màn hình HD (1280 x 720px); màn hình FHD (1920x1080px); QHD (2560 x 1440 px); 4K hay thậm chí 8K.
Dù chọn màn hình cũ nhưng cũng phải kiểm tra độ phân giải để lựa chọn được màn hình có chất lượng hiển thị ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhìn chung bạn có thể chọn màn hình có chất lượng HD hoặc Full HD với những tác vụ thường ngày.
Căn cứ vào tần số quét khi chọn màn hình máy tính cũ
Sẽ là một thiếu sót nếu như bạn bỏ qua việc kiểm tra tần số quét của màn hình cũ dự định mua. Tần số quét càng cao giúp trải nghiệm hình ảnh, xem phim, chơi game trở nên thú vị và chân thật hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách, không nhất thiết phải chọn dòng màn hình có tần số quét cao nhất mà cần ưu tiên màn hình có thông số tương ứng với khả năng hỗ trợ của laptop của bạn.
Nếu bạn chưa biết kiểm tra tần số quét thì đây là hướng dẫn dành cho bạn: Click chuột phải vào hình nền desktop và chọn Displays Settings. Sau đó nhấn chọn mục Display Adapter Properties. Tại tab Monitor hiện ra, bạn có thể thấy thông số tần số quét của màn hình.
Với màn hình máy tính LCD thường thấy hiện nay, bạn nên chọn màn hình có tần số quét thấp nhất là 60Hz để đảm bảo trải nghiệm làm việc và giải trí sẽ không gặp vấn đề gì.
Kiểm tra thời gian đáp ứng của màn hình máy tính cũ
Kinh nghiệm cuối cùng khi chọn mua màn hình đã qua sử dụng đó là kiểm tra thời gian đáp ứng của màn hình.
Màn hình máy tính được cấu tạo từ hàng triệu điểm ảnh. Những điểm ảnh này tương tự như từng chiếc bóng đèn. Chúng sẽ bật/tắt sáng/tối hợp lý để hiển thị các hình ảnh. màu sắc khác nhau. Tần số đép ứng chính là thông số cho biết tổng thời gian để 1 điểm ảnh sáng và tắt đi.
Với các màn hình máy cũ, bạn nên chọn màn hình có thông số thời gian đáp ứng tối thiểu là 5ms
Ngoài ra, bạn có thể khám phá thêm những bài viết mới về thủ thuật máy tính của Hoàng Hà Mobile dưới đây nhé:
- Chi tiết cách tải tiện ích Btroblox dành cho máy tính
- Top 5 Laptop dùng văn phòng tốt nhất, đáng mua nhất hiện nay
- Máy tính online: công cụ máy tính khoa học, miễn phí
Kết luận
Trên đây là 10 kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ cực kỳ hữu ích. Đừng quên lưu lai và áp dụng khi lựa chọn màn hình cũ cho nhu cầu của mình. Nếu thấy bài viết hay đừng quên theo dõi Trang tin nhanh – Hoàng Hà Mobile để cập nhật những bài viết cực kỳ hấp dẫn, thú vị về các chủ đề như thủ thuật, game, tin tức công nghệ… nhé!