ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Mã hóa đầu cuối là gì? Nó hoạt động như thế nào?

XEM NHANH

Bảo mật thông tin và quyền riêng tư là một trong những vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ, xuất hiện nhiều trường hợp rò rỉ thông tin cá nhân, người dùng càng nên tìm hiểu về các biện pháp bảo mật. Trong bài viết này, Hoàng Hà Mobile sẽ giới thiệu cho bạn mã hóa đầu cuối là gì, nó hoạt động như thế nào và có những ưu, nhược điểm gì nhé!

Mã hóa đầu cuối là gì?

Có thể bạn đã từng nghe về cụm từ “mã hoá đầu cuối” trong một bài viết hoặc một tin tức nào đó trước đây. Trên thực tế việc mã hoá đầu cuối các dữ liệu không phải một công nghệ mới được giới thiệu. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều thông tin tổng hợp cụ thể, đầy đủ về nó. Vậy mã hóa đầu cuối là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Khái niệm mã hoá đầu cuối

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, mã hoá đầu cuối là một quá trình chuyển đổi thông tin thành dạng mã để che đi phần nội dung không muốn bị tiết lộ. Nói cách khác, các thông tin dạng chữ hay hình ảnh thông thường sẽ được chuyển thành các kí hiệu hoặc mã mà không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó. Sau đó, các thông tin này sẽ được chuyển tới tay người nhận. Và chỉ có người nhận mới có thể giải được mã này. Sau khi giải được mã, họ sẽ xem được các thông tin người gửi muốn gửi. Các hình ảnh, tin nhắn chữ sau khi chuyển thành mã thì việc chuyển nó qua internet cũng sẽ hạn chế được tình trạng rò rỉ hoặc đánh cắp với các hacker mạng.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Mã hoá đầu cuối ra đời với mục đích là để đảm bảo tính riêng tư của dữ liệu, chỉ dành cho duy nhất người nhận và người gửi khi giao tiếp với nhau. Bất kỳ bên thứ ba nào khác cũng không thể truy cập vào các nội dung này. Hiện nay có rất nhiều công cụ, phần mềm sẽ giúp người dùng thực hiện việc mã hoá đầu cuối này.

Tại sao bạn cần mã hoá đầu cuối?

Vậy sau khi đã hiểu về khái niệm, bạn có biết lợi ích của việc mã hóa đầu cuối là gì không? Một ngày, hầu hết người sẽ làm việc với các công cụ máy tính, điện thoại và giao tiếp với nhau qua internet ít nhất là trong vòng 8 tiếng hành chính. Vậy thì sẽ có rất nhiều thông tin được gửi đi qua lại bằng các tin nhắn hoặc email. Nếu như đó chỉ là những bức ảnh thông thường, những câu chuyện hài hước thì không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ cần gửi những file tài liệu quan trọng, giấy tờ hợp đồng yêu cầu tính bảo mật lớn.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Lúc này, mã hoá đầu cuối sẽ có vai trò giúp bảo vệ thông tin người gửi cho đến tận khi người dùng mở ra mà không có bất kỳ bên thứ 3 nào được xem trước. Bạn không thể đảm bảo được rằng sẽ không có những bên thứ ba tò mò thông tin của mình. Vậy nên để nâng cao bảo mật, rất nhiều công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức lớn đã sử dụng cách làm mã hoá đầu cuối này trước khi chuyển file tài liệu cho đối tác. Tóm lại, mã hoá đầu cuối sẽ giúp bạn bảo mật thông tin tuyệt đối trước không gian mạng đầy rẫy những người có mục đích không tốt.

Cách thức hoạt động mã hoá đầu cuối

Với vai trò như vậy, bạn có biết cách thức hoạt động của mã hóa đầu cuối là gì không? Làm thế nào mà nó có thể đảm bảo tuyệt đối thông tin không bị tiết lộ chỉ bằng các đoạn mã trông có vẻ đơn giản như vậy. Câu trả lời là, nó không chỉ là một đoạn mã, mà là một quá trình chuyển đổi phức tạp hơn nhiều. Mã hoá đầu cuối sẽ bao gồm 3 giai đoạn với mục tiêu duy nhất là bảo vệ dữ liệu khỏi bất kỳ người dùng nào muốn xâm nhập vào thông tin.

Mã hoá dữ liệu

Đầu tiên, để có thể sử dụng mã hoá đầu cuối, bạn có thể sử dụng các dịch vụ. Khi đó, người dùng sẽ được cung cấp một cặp key (chìa khoá) để khoá và mở còn gọi là public là private key. Các key này sẽ đóng vai trò như một chiếc chìa khoá giải mã dành cho người nhận và người gửi. Quá trình này sẽ bắt đầu chuyển đổi các dữ liệu của bạn thành dạng mã không hề liên quan đến thông tin bên trong. Người khác khi thấy dữ liệu này sẽ không thể hiểu được vì họ không có khoá mã hoá.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây

Sau đó, dữ liệu được mã hoá này sẽ được truyền tải qua mạng internet hoặc lưu trữ trên đám mây. Lúc này, dữ liệu đã được mã hoá rồi, vì thế bạn có thể yên tâm là dữ liệu không thể bị truy cập bởi bên thứ 3. Chỉ có những người nhận có key giải mã mới có thể mở vào và xem được ngay cả khi các bên khác thấy file dữ liệu của bạn.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Giải mã hoá dữ liệu

Sau khi dữ liệu được gửi đi, người nhận sẽ nhận tài liệu và sử dụng private key được cung cấp để giải mã tin nhắn đó. Private key này chỉ dành riêng cho người nhận vì thế nếu người khác không có mã họ không thể mở được file này. Bước làm này ngược lại với bước mã hoá đầu tiên, để người nhận có thể xem được dữ liệu giống như người gửi.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Ưu nhược điểm của việc mã hoá đầu cuối dữ liệu

Vậy ưu nhược điểm của việc mã hóa đầu cuối là gì? Tất nhiên nó cũng có những điểm cần lưu ý khi bạn sử dụng dịch vụ mã hoá đầu cuối vào việc bảo vệ quyền riêng tư và thông tin dữ liệu cá nhân này:

Ưu điểm

Về ưu điểm của dịch vụ này thì có thể kể đến nổi bật nhất chính là dữ liệu sẽ được bảo vệ hoàn toàn trong quá trình đi qua cả 3 bước trên. Ngay cả máy chủ của các dịch vụ nhắn tin cũng không thể truy cập được. Thông tin sẽ được đảm bảo hoàn toàn và nếu như bạn không nằm trong danh sách những người được truy cập bạn sẽ không có cách nào để vào xem và lấy dữ liệu được.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Bên cạnh đó, vì vấn đề bảo mật cẩn thận như vậy, người dùng sẽ không thể khôi phục tin nhắn qua một lần đăng nhập mới. Thông tin gần như sẽ không tự động sao lưu trừ khi bạn thực hiện lệnh này. Tóm lại, nó sẽ có tính bảo mật rất cao với người dùng cần chuyển các dữ liệu quan trọng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm bảo mật thông tin tuyệt đối, mã hoá đầu cuối cũng có những nhược điểm nhất định. Một trong số đó là, nó không thể mã hoá được một số siêu dữ liệu như ngày, giờ, hoặc tên của người tham gia. Ngoài ra, nếu các endpoint ở người gửi hoặc người nhận bị tấn công thì quá trình mã hoá đầu cuối gần như sẽ không còn ý nghĩa nữa. Tóm lại thì mặc dù mã hoá đầu cuối sẽ rất an toàn trong việc bảo mật thông tin nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp các hacker sẽ tìm được lỗ hổng trong quá trình chuyển dữ liệu.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Bên cạnh đó, có một số trường hợp hacker vẫn xâm nhập vào dữ liệu mặc dù đã có mã hoá đầu cuối. Do đó nếu như họ có thể mạo danh người gửi hoặc người nhận thì dữ liệu vẫn có thể bị tiết lộ ra ngoài dù đã mã hoá đầu cuối trước đó. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, việc mã hoá đầu cuối đã giúp ích cho rất nhiều người trong việc bảo mật các thông tin, dữ liệu. Vậy điểm khác biệt giữa các dịch vụ khác với mã hóa đầu cuối là gì?

Phân biệt mã hoá đầu cuối và mã hoá tầng giao vận

Không phải tất cả các dịch vụ đều được mã hoá đầu cuối. Nếu bạn tìm kiếm thông tin trên mạng internet thì sẽ thấy có một hình thức mã hoá phổ biến là mã hoá TLS. Đây là cụm từ viết tắt của Transport Layer Security. Vậy mã hoá tầng giao vận khác như thế nào với mã hoá đầu cuối. Sự khác biệt duy nhất đó là quá trình mã hoá này được thực hiện trong máy của người gửi và giải mã tại máy chủ. Về cơ bản thì nó không thực sự là mã hoá đầu cuối, nhưng mức độ bảo mật và bảo vệ thông tin của người dùng cũng rất tốt.

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

Mặc dù bạn sẽ không thể tránh khỏi việc các nhà cung cấp dịch vụ có thể truy cập vào dữ liệu, tin nhắn được mã hoá của bạn vì chúng được giải mã trên máy chủ của họ. Bạn sẽ thấy một ví dụ đơn giản nhất đó là khi tải lại các tin nhắn cũ trên các ứng dụng nhắn tin. Nếu như là Instagram, bạn có thể xem lại tin nhắn ngay cả khi tải mới lại ứng dụng. Còn với Whatsapp – một trong những ứng dụng nhắn tin, khi bạn xoá ứng dụng một lần, lúc tải lại bạn sẽ không thể thấy các tin nhắn cũ nữa trừ khi bạn có tải xuống file và sao lưu nó trên thiết bị.

Ứng dụng mã hoá đầu cuối trong các app nhắn tin

Với những ưu điểm như vậy, bạn có tò mò những ứng dụng có mã hóa đầu cuối là gì không? Bên cạnh những ứng dụng nhắn tin thông thường như Facebook Messenger hay Instagram được tích hợp với nền tảng mạng xã hội thì cũng có khi người dùng muốn gửi tin nhắn bảo mật hơn. Dưới đây là một số ứng dụng nhắn tin có thêm lớp mã hoá đầu cuối bạn có thể thử:

ma-hoa-dau-cuoi-la-gi

  • WhatsApp: Đây là ứng dụng nhắn tin rất phổ biến được nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng để làm việc, trao đổi tin nhắn và các file dữ liệu. Bạn có thể tải xuống và sử dụng trên cả điện thoại iPhone và Android.
  • Signal: Ứng dụng này cũng được sử dụng trên cả điện thoại iPhone và Android. Nó có giao diện người dùng trông hiện đại hơn và cũng có tính năng mã hoá đầu cuối tin nhắn.
  • iMessenger: Đây là ứng dụng nhắn tin cơ bản cho người dùng các thiết bị của Apple. Về tính bảo mật nó cũng mã hoá đầu cuối các tin nhắn và file. Tuy nhiên nó không sử dụng được trên điện thoại Android.

Tạm kết

Hoàng Hà Mobile đã giới thiệu cho bạn thông tin mã hóa đầu cuối là gì và cách thức hoạt động của nó. Nếu bạn đang muốn gửi các dữ liệu, tin nhắn với mức độ bảo mật cao hơn thì có thể sử dụng các ứng dụng được gợi ý ở trên nhé.

Trên đây là bài viết thông tin mã hóa đầu cuối là gì và cách thức hoạt động. Nội dung này có hữu ích với bạn không? Hãy để lại comment bên dưới nhé. Hoàng Hà Mobile sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong thời gian tới. Hãy theo dõi trang tin tức Hoàng Hà Mobile để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé. Và đừng quên truy cập kênh YouTube Hoàng Hà Channel để cập nhật nhiều hơn những tin tức công nghệ nóng hổi.

Xem thêm:

Tin mới nhất
tro-choi-xep-hinh-thumb
Trò chơi Xếp hình – Game xếp gạch cổ điển
lien-quan
Những tướng Liên Quân giúp game thủ muốn luyện tay to, tạo highlight
Tổng hợp game mobile “Người que” hài hước được yêu thích nhất
game-naruto-thumb
Tổng hợp 11 game Naruto trên đa nền tảng hay nhất và nên chơi ngay