Gần đây, lá diêu bông là cái tên được nhiều người nhắc đến trong bài hát “Ngày Mai Người Ta Lấy Chồng” do Voi Bản Đôn cover trong chương trình The Mask Singer. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sự hiện diện của loại lá này. Nếu bạn cũng đang tò mò, vậy hãy đọc ngay bài viết bên dưới đây để chúng tôi giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết hơn nhé.
Khái niệm lá diêu bông là gì?
Thực tế, lá cây diêu bông không hề có thật trên thế giới này. Người ta biết đến loại lá này đầu tiên trong bài thơ của tác giả Hoàng Cầm. Thuở bấy giờ, tác giả Hoàng Cầm sử dụng hình tượng này để bộc lộ tình cảm đơn phương của mình với chị hàng xóm. Chính từ điểm xuất phát ấy mà hình tượng chiếc lá này đã được phổ biến khắp nơi. Thậm chí, thời xưa còn có rất nhiều người đã mượn lời thơ của tác giả Hoàng Cầm để tỏ tình.
Theo đó, lá diêu bông được giải thích là loại lá của cây hoa phiêu diêu hay còn được gọi là “hoa trong mộng tưởng”. Và loại lá này được nhiều người mô tả với hình dạng vô cùng đặc biệt. Cụ thể, hình dáng của lá có hình ngọn sóng, với các răng cưa ở mép lá. Màu sắc của lá thường là màu xanh đậm đến màu xanh nhạt hoặc màu vàng vào cuối mùa. Đặc biệt chúng còn có khả năng bay lượn giữa không trung. Từ đó, tạo nên một cảm giác thật lãng mạn cho người xem.
Hình ảnh lá cây “hoa mộng tưởng” trong bài thơ của tác giả Hoàng Cầm không hề có ý “chơi chữ”. Thay vào đó, cái tên diêu bông chỉ là lúc chập chờn trong giấc mơ, ông nhớ lại lời nói của người con gái mình thầm thương. Và sau bài thơ của tác giả Hoàng Cầm, đã có rất nhiều người nhạc sĩ khác “mượn” hình tượng này để viết nhạc. Và bài hát “Sao Em Nỡ Lấy Chồng” của nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác vào năm 1990 là một trong số đó.
Truyền thuyết và nguồn gốc
Ngay sau đây Hoàng Hà Mobile sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của lá diêu bông. Theo đó, sự tích loại lá này bắt nguồn từ một câu chuyện tình cảm có thật của tác giả Hoàng Cầm. Khi 5 tuổi, ông được gia đình gửi lên nhà của người bác ở Bắc Giang. Mãi cho đến năm 8 tuổi, ông mới có được cơ hội trở về nhà thăm gia đình ở Bắc Ninh. Tại đây, ông vô tình bắt gặp mẹ mình đang trò chuyện cùng chị hàng xóm. Và cũng chính lúc đó, ông đã trúng “tiếng sét ái tình”. Tuy nhiên, người ta đã chuẩn bị lên xe bông theo chồng, còn ông chỉ là cậu nhóc 8 tuổi.
Thời gian trôi nhanh 4 năm sau, khi ấy tác giả Hoàng Cầm vẫn còn đau đáu tình cảm đơn phương của mình. Song song đó, cô gái hàng xóm cũng đã biết được tình cảm của tác giả. Nhưng trớ trêu thay, cô không thể thay đổi được gì nên đành chọn cách im lặng.
Và bỗng một ngày đẹp trời, cô gái hàng xóm đưa ra một yêu cầu vô cùng đặc biệt. Đó chính câu là “Có ai tìm được chiếc lá diêu bông thì cô ấy sẽ lấy làm chồng”. Cũng bởi vì câu nói này mà chàng trai đã đi khắp nơi để tìm cho bằng được chiếc lá có 1-0-2 này. Vượt qua bao thử thách và gian nan, chàng trai vẫn không bỏ cuộc. Tuy nhiên, một câu chuyện buồn là cô gái hàng xóm đã đi lấy chồng. Mãi cho đến năm 1937, khi tác giả Hoàng Cầm đã 37 tuổi, ông mới sáng tác nên bài thơ để thể hiện nỗi buồn trong lòng mình.
Tìm hiểu ý nghĩa của lá diêu bông
Sau khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu được khái niệm cũng như truyền thuyết về nó. Hoàng Hà Mobile sẽ giới thiệu tiếp đến bạn về ý nghĩa của loài lá này. Để từ đây, bạn sẽ biết được lý do tại sao nhiều tác giả lại vận dụng hình ảnh chiếc lá độc đáo này trong tác phẩm của họ.
Như chúng ta đã biết về câu chuyện tình cảm của tác giả Hoàng Cầm. Hình ảnh chiếc lá gắn liền với mối tình đơn phương cũng là mối tình đầu của ông. Và đằng sau chiếc lá ấy là cả một tấm chân tình sâu nặng của chàng trai gửi cho người chị hàng xóm. Bên cạnh đó, hình ảnh chiếc lá còn thể hiện lên tình cảm chung thủy của chàng trai. Chỉ vì một câu nói vu vơ mà anh nguyện lòng tìm kiếm một chiếc lá “mơ hồ”.
Cũng thông qua chiếc lá diêu bông, chúng ta đã nhìn thấy được tình cảm nồng thắm của một người con trai dành tặng cho cô gái mình yêu. Họ sẵn sàng hy sinh và biến những điều không thể thành có thể. Hơn nữa, họ cũng có thể làm tất cả để có được tình yêu.
Chính vì ý nghĩa sâu sắc trên mà nhiều tác giả hiện nay đã mượn hình ảnh lá cây diêu bông để nói thay tấm lòng của mình. Và thật bất ngờ khi hình ảnh chiếc lá ấy lại một lần nữa nổi tiếng qua bài hát “Ngày Mai Người Ta Lấy Chồng”. Chứng tỏ, hình ảnh lá cây phiêu diêu đã khắc sâu trong tâm trí của mọi người từ rất lâu.
Thông tin về tác giả Hoàng Cầm
Nếu Hàn Mặc Tử đã sáng tạo ra “cõi phượng trì” rất mông lung thì tác giả Hoàng Cầm cũng có “Lá Diêu Bông” cho riêng mình. Ở trên chúng ta đã biết được truyền thuyết của lá cây diêu bông cũng như nguồn gốc xuất phát của nó. Tuy nhiên đến đây chắc hẳn sẽ có nhiều bạn tò mò về tiểu sử cũng như tác phẩm của tác giả Hoàng Cầm phải không nào?
Và một vài thông tin đáng tìm hiểu khác về tác giả Hoàng Cầm sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây. Theo thông tin tra cứu được, tên thật của tác giả Hoàng Cầm là Bùi Tằng Việt. Ông sinh năm 1922 và sinh sống tại huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang. Trước kia quê gốc của tác giả là ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Và chính tại đây ông tham gia vào hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh (năm 1944). Nhưng sau này, ông mất vào năm 2010 tại Hà Nội.
Được biết, tác giả Hoàng Cầm đã có công rất lớn trong việc khích lệ tinh thần dân tộc thông qua các sáng tác của mình. Bên cạnh bài thơ “Bên Kia Sông Đuống”, ông còn được biết đến với các tác phẩm như Hận Ngày Xanh, Bông Sen Trắng, Tỉnh Giấc Mơ Vua,…Cũng chính bởi những tác phẩm ấn tượng và ghi dấu ấn đời đời. Cho nên năm 2007, tác giả Hoàng Cầm đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.
Phong cách sáng tác của tác giả Hoàng Cầm
Qua bài thơ “Lá Diêu Bông” chúng ta cũng thấy được phần nào về phong cách sáng tác của tác giả Hoàng Cầm. Hay nói cách khác, ông từng được xem là “ông hoàng” thơ trữ tình duy mỹ Kinh Bắc. Và tất cả những tác phẩm của ông trong hơn nửa thập kỷ qua đã minh chứng được điều này. Theo đó, các tác phẩm trữ tình của ông mang một dáng vẻ rất riêng và độc đáo. Nó thể hiện lên tính cách và con người giàu tình cảm của tác giả. Từ đó mà tên tuổi của ông đã rạng danh khắp vùng Kinh Bắc thuở ấy, cũng như tạo tiếng vang đến hiện tại.
Đặc biệt trong những năm kháng chiến, tác giả Hoàng Cầm đã từng tham gia quân đội. Lĩnh vực chủ chốt của ông là hoạt động văn hóa nghệ thuật. Thậm chí ông còn được đề cử và giữ chức vụ Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một trong những thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1957. Chính những thông tin này cũng đủ chứng minh phần nào về tài năng của tác giả Hoàng Cầm.
Không những thế, tác giả Hoàng Cầm còn rất biết cách đổi mới sáng tác của mình. Chính ông đã làm cho các tác phẩm không bao giờ bị nhàm chán. Và cho dù có phần hiện đại, nhưng tác phẩm của ông vẫn không làm thay đổi “bản ngã” truyền thống. Chính điểm này đã làm nâng cao tư duy thơ và tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả.
Tại sao nhiều người tìm hiểu về lá diêu bông là gì?
Thời gian gần đây, hình ảnh chiếc lá này lại một lần nữa xuất hiện trong bài hát “Ngày Mai Người Ta Lấy Chồng”. Một bài hát cực hot với hơn 3.6 triệu view trên Youtube chỉ trong 9 ngày phát sóng. Trong chương trình The Mask Singer Việt Nam mùa 2, nhân vật Voi Bản Đôn đã hoàn thành xuất sắc bài hát một cách đầy truyền cảm. Đặc biệt phần hòa âm phối khí mới của ban nhạc Hoài Sa được nhiều người khen ngợi không ngớt. Đây chính là lý do khiến cho bài hát được replay nhiều lần trên các nền tảng mạng xã hội.
Điểm chú ý ở đây chính là lời bài hát có nhắc đến câu “Hỡi diêu bông ơi hỡi diêu bông, bình minh chưa hé tôi phải tìm xong. Vì mai người ta đã đi lấy chồng”. Chỉ trong hai câu ngắn gọn này chúng ta cũng đã thấy được điểm chung giữa 2 tác giả. Theo đó, nhạc sĩ viết bài này với tâm thế là một người đàn ông đang tự sự về mối tình xưa của mình. Cũng tương tự như tác giả Hoàng Cầm kể lại mối tình đơn phương thuở nhỏ.
Do đó, bài hát mượn hình ảnh chiếc lá diêu bông đã “chạm” vào trái tim của rất nhiều người. Những ai đang thất tình cũng có thể sử dụng bài hát này để nói lên nỗi niềm của mình. Vì thế mà, bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng âm nhạc và xuất hiện ở mọi nơi. Cũng như không ít người tìm kiếm thông tin về lá cây diêu bông là gì? để biết được lý do tại sao tác giả lại sử dụng hình tượng này trong bài hát.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khái niệm, truyền thuyết và ý nghĩa của lá diêu bông là gì? Hy vọng chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Song song đó, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay ho khác thì hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục “Góc Tò Mò” của Trang Tin Nhanh Hoàng Hà Mobile nhé. Chân thành cảm ơn bạn đã xem qua bài viết này.
Xem thêm: