Từ ngữ địa phương tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó có miền Trung là đa dạng phương ngữ nhất hiện nay. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc khu mấn là gì hay trốc tru là gì? Đây đều là những từ ngữ đậm chất địa phương và thể hiện nền văn hóa đẹp của vùng miền. Bài viết sau sẽ chia sẻ ý nghĩa của hai từ này cho mọi người tìm hiểu và sử dụng khi cần thiết.
Nghĩa của từ khu mấn là gì?
Hiểu đơn giản nhất thì khu mấn là từ địa phương được sử dụng để chỉ một thái độ không hài lòng, không vừa ý một điều gì đó. Từ khu mấn không được quy định một ý nghĩa nhất định mà nó sẽ thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh, từng ý nói khác nhau.
Xuất xứ của từ khu mấn là gì?
Khu mấn là từ ngữ địa phương được dùng thịnh hành ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Từ địa phương này xuất hiện từ rất lâu trước đây. Cụ thể là xuất hiện từ các năm 60 hay 70 thuộc thế kỷ 20. Nếu giải nghĩa từng từ ra thì chúng ta có từ “khu” là mông, còn “mấn” là váy.
Từ khu mấn lúc đó dùng để nói khu vực mông váy của phụ nữ đã dính bẩn. Phụ nữ thời xưa luôn mặc váy, kể cả khi họ đi làm ruộng. Hay việc họ ngồi xuống đất để tám chuyện thì cũng khiến cho khu vực mông váy dính bẩn thường xuyên. Từ đó thì khu mấn đã được sử dụng thường xuyên để chỉ “mông váy bẩn”.
Về sau này thì từ khu mấn được sử dụng với ý nghĩa là chê bai nhiều hơn. Nó thường xuyên được sử dụng trong các vấn đề mà ai đó không hài lòng, tỏ thái độ không vừa ý, không thích.
Ví dụ về câu nói có từ khu mấn
Để hiểu hơn từ khu mấn là gì thì mọi người hãy xem một số câu giao tiếp có dùng từ địa phương này trong cuộc sống như sau:
Ví dụ minh họa 1:
- A: Nhà mi đẹp nhỉ, chắc nhà mi giàu có lắm?
- B: Giàu cái khu mấn! (Nghĩa là nhà tôi không giàu có).
Ví dụ minh họa 2:
- A: Răng da mi đẹp vậy!
- B: Đẹp cái khu mấn, mụn khắp mi không thấy à! (Đẹp chỗ nào, mụn đầy mặt mày không thấy à)
Ví dụ minh họa 3:
- A: Con em mi dễ thương vậy!
- B: Như khu mấn, con trốc tru ni cứng đầu lắm! (Dễ thương chỗ nào, con lì lợm này cứng đầu lắm).
Ví dụ minh họa 4:
- A: Mi thấy nón ni tau đội đẹp không? (Mày thấy cái nón này tao đội đẹp không)
- B: Đẹp cái khu mấn! (Không đẹp)
Nghĩa của từ trốc tru là gì?
Nếu giải nghĩa theo đúng từ ngữ địa phương thì từ trốc tru là đầu trâu. Từ “trốc” nghĩa là đầu, còn từ “tru” nghĩa là trâu. Nhưng thực tế thì trốc tru dùng để chỉ người nào bướng bỉnh, cứng đầu, lì lợm, khó bảo,… chứ không mang ý nghĩa là đầu trâu như đúng nghĩa đen.
Khi sử dụng từ trốc tru thì mọi người nên lưu ý nó mang ý nghĩa là trêu đùa, vui tươi hơn là sự trách móc, nghiêm túc. Vì vậy mà người lớn hay sử dụng trốc tru để nói với trẻ em hoặc là mắng yêu đứa trẻ hiếu động.
Theo nghĩa phổ thông thì từ trốc tru tương đồng với những từ như nước đổ lá môn, ngu như con trâu, lì như con trâu,… nên có khá nhiều người sử dụng trong cuộc sống.
Xuất xứ của từ trốc tru là gì?
Ngoài tìm hiểu từ khu mấn là gì thì nhiều người cũng tìm hiểu nguồn gốc của từ trốc tru là gì? Theo người dân ở những tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và một số tỉnh miền Trung thì đây là từ lóng trong ngôn ngữ địa phương. Khu vực này thường xuyên sử dụng từ trốc tru hàng ngày. Vì vậy những tỉnh ở miền Bắc hay miền Nam khi nghe từ trốc tru lần đầu đều không hiểu nó có nghĩa là gì. Mọi người chỉ cần biết sơ sơ từ trốc tru không mang ý nghĩa xấu nên có thể sử dụng khi cần thiết.
Ví dụ về câu nói chứa trốc trâu
Người miền Trung sử dụng trừ trốc tru rất nhiều mỗi ngày nhưng chủ yếu là thể hiện ý trêu vui người khác. Để tìm hiểu rõ hơn nghĩa của từ trốc tru là gì thì mọi người có thể tham khảo một số câu nói chứa từ này như sau:
- Con ni trốc tru quá (Con này lì lợm quá).
- Con trốc tru ni mi làm cái chi rứa (Con lì lợm này đang làm cái gì).
- Thằng trốc tru ni, có mỗi cái ni mà tau nói mi không nghe (Thằng lì này, mỗi cái này mà tao nói mày không nghe).
- Bọn trốc tru ni phá rứa (Bọn lì này sao phá dữ vậy).
- Chớ ren mi trốc tru rứa. Từng nớ mà nỏ hiểu (Chứ sao mày lì vậy, có từng này mà không hiểu).
- Thằng trốc tru ni, răng mệ nói mi không nghe (Thằng lì này, sao bà nói mày không nghe).
Lưu ý cần biết khi sử dụng trừ trốc tru và khu mấn là gì?
Với những thông tin giải đáp ở trên thì ắt hẳn mọi người đã hiểu được từ trốc tru và khu mấn có ý nghĩa như thế nào. Những người ở miền Trung hầu như đã quá quen với việc sử dụng hai từ địa phương này. Còn nếu bạn là người ở miền khác mà muốn sử dụng từ này để nói chuyện thì nên lưu vài điểm như sau:
Chỉ dùng với nhỏ tuổi hơn
Từ trốc tru chỉ được sử dụng trong tình huống bạn giao tiếp với những người nhỏ tuổi hơn mình. Ví dụ như trốc tru được sử dụng khi mẹ, cha nói chuyện với các con, ông bà giao tiếp với các cháu hay chị giao tiếp với em, anh nói chuyện với em,… Nếu như vai vế bạn thấp mà bạn nói từ này với người lớn hơn thì sẽ dễ bị họ đánh giá là không tôn trọng, hỗn hào.
Sử dụng khi cần thiết
Tiếp theo, từ trốc tru chỉ nên dùng trong tình huống thực sự rất cần thiết và nó không đem lại ý nghĩa nào dễ gây hiểu lầm. Bình thường thì mọi người nên sử dụng những từ đồng nghĩa với trốc tru để đem lại trạng thái nhẹ nhàng cho cuộc trò chuyện.
Dùng với người cùng tuổi
Với từ khu mấn thì bạn chỉ nên dùng trong tình huống người đó cùng tuổi với mình, họ cùng vai vế với mình. Như vậy thì cuộc trò chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu bạn là người có vai thấp hơn và bạn đi nói chuyện với anh chị, cha mẹ, cô chú, ông bà thì bạn tuyệt đối không sử dụng từ khu mấn.
Chỉ dùng với người ở miền Trung
Bạn nên lưu ý dùng từ khu mấn, trốc tru khi nói chuyện với những người ở miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An. Khi nói chuyện với những người dân ở vùng miền khác thì bạn vẫn nên dùng những từ địa phương ở chỗ đó hoặc dùng từ phổ thông để hiểu dễ hơn.
Tổng hợp một số phương ngữ miền Trung được sử dụng phổ biến
Ngoài việc tìm hiểu khu mấn là gì, trốc tru là gì, mọi người nên tìm hiểu những ngôn ngữ địa phương khác được sử dụng phổ biến ở miền Trung như bảng sau. Như vậy bạn sẽ dễ giao tiếp với những người ở vùng miền này trong học tập, công việc:
Phương ngữ | Ý nghĩa |
Răng | Sao |
Rứa | Thế |
Mô | Đâu |
Tê | Kia |
Tề | Kìa |
Hè | Nhỉ |
Chộ | Thấy |
O | Cô |
Nớ | Đó |
Chi | Gì |
Ả | Chị, cô |
Cẳng | Chân |
Đọi | Cái bát, cái chén |
Dới | Dưới |
Gấy | Gái |
Cươi | Cái sân |
Ngẩn | Ngốc |
Nác | Nước |
Choa | Chúng tôi, ta |
Mi | Mày |
Rầy | La mắng |
Chạc | Dây |
Mần | Làm |
Nhởi | Chơi |
Ngái | Xa |
Nỏ | Không |
Bọ | Bố |
Nhít | Nhất |
Roọng | Ruộng |
Cấy | Cái |
Tau | Tao |
Cắm | Cắn |
Cảy | Sưng |
Túi | Tối |
Lặt | Nhặt |
Quăng | Vứt đi, ném đi |
Vứt | Đem bỏ đi |
Khun | Khôn |
Trửa | Giữa |
Su | Sâu |
Mắc | Bận |
Lả | Lửa |
Soong | Nồi |
Mệ | Bà |
Nạm | Nắm |
Bứt | Ngắt, bẻ |
Đắc | Dắt đi |
Cại | Cãi |
Ló | Lúa |
Dọc, Nhọc | Mệt |
Cơn | Cây |
Ngá | Ngứa |
Đọt | Ngọn |
Sèm | Thèm |
Rú | Rừng |
Mọi | Muỗi |
Náng | Nướng |
Con trùn | Con giun |
Con ròi | Con ruồi |
Đau rọt | Đau lòng |
Trốc cúi | Đầu gối |
Mần Răng | Làm sao |
Mần đại | Làm bừa, làm vội |
Đập chắc | Đánh nhau |
Chin tay | Chân tay |
Mần cấy đạ | Làm cái đã |
Con troi | Co giòi |
Ghét đui | Siêu ghét, ghét mà không muốn nhìn mặt |
Sau đây là một vài câu nói để minh họa cho việc sử dụng những từ ngữ địa phương ở trên:
- Mi làm cái chi chi rứa? (Mày làm cái gì thế?)
- Ăn riết không mần được cấy chi cả. Nhác như con lợn. (Ăn miết không làm được cái gì cả. Lười nhác như con lợn).
Tổng hợp câu nói hack não với phương ngữ miền Trung
Hiện nay có nhiều câu nói của người miền Trung toàn sử dụng ngôn ngữ địa phương nên những người nghe lần đầu rất khó hiểu, bị rối, nhầm lẫn. Những ví dụ được đề cập ở trên về từ khu mấn là gì, trốc tru là gì chỉ là những câu cơ bản. Sau đây là những câu nói hack não đậm chất miền Trung mà mọi người có thể tham khảo:
Câu nói 1
“Con nớ mần chi lâu rứa? Tau ngồi đây chờ cả tiếng nãy chừ mà khung chộ hấn ra… Chừ mệ tau gọi về mần chi đạ, mai tau qua nhởi, chừ tau đi đạ”.
→ Câu này có nghĩa: Con kia làm gì lây vậy? Tao ngồi đây chờ cả tiếng nãy giờ rồi mà không thấy ra. Bây giờ bà tao gọi tao về làm gì rồi, ngày mai tao qua chơi sau, giờ tao đi đã.
Câu nói 2
“Cun ni nỏ lo mần chi cạ, cứ lo lên mạng nói chi chi rứa hè. Tau thì ngồi mần sáng chừ, chừ tau đứng lên hấn đau 2 cấy trục cúi”.
Câu này có nghĩa: Tụi này không lo làm gì hết, cứ lo lên mạng nói gì gì vậy. Tao làm từ sáng đến giờ, giờ tao đứng lên nó đau hai cái đầu gối quá.
Câu nói 3
“ Mọi ngay tau đi nhởi về bị bọn hấn chận đường rì bắt tau lội nác hát bài chi đó rì hấn mí cho tau về. Bọn cun trai hấn tội khiếp, toàn bị bọn chận đường lại rì đập cho một trận nựa”.
→ Câu này có nghĩa là: Mỗi ngày tao đi chơi về đều bị bọn nó chặn đường rồi bắt tao lội nước hát bài gì đó rồi nó mới thả tao về. Còn lũ con trai thì tội khiếp, toàn bị tụi nó chặn đường lại rồi đánh thêm một trận nữa.
Câu nói 4
“To trốc lên rồi mà con ni khung biết cấy chi cạ. Khổ rứa nợ”.
→ Câu này có nghĩa là: To đầu lên rồi mà con này không biết một cái chi cả. Khổ vậy đó.
Câu nói 5
“Bựa qua hắn đi đến trửa cươi thì bấp cấy đá rồi hấn bổ ngược ra sau nị”.
→ Câu này có nghĩa là: Hôm qua nó đi đến giữa sân thì vấp cục đá rồi té ngược ra sau.
Bài viết trên đã đem đến những thông tin thú vị về nghĩa của từ khu mấn là gì, trốc tru là gì cho mọi người tìm hiểu. Đây là những từ ngữ địa phương được sử dụng khá phổ biến ở miền Trung. Nếu mọi người muốn hiểu hơn về người ở vùng miền này thì hãy tìm hiểu ngay những phương ngữ thú vị ở bài viết trên.
Tham khảo bài viết liên quan: