Hàm CONCATENATE trong Excel được dùng để nối chuỗi ký tự với nhau nhanh chóng. Điều này giúp người dùng tổng hợp cũng như hiển thị dữ liệu trong bảng tính một cách tối ưu. Vậy cách sử dụng CONCATENATE trong Excel như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để biết thông tin chi tiết nhé!
Hàm CONCATENATE là gì?
Trong Excel, CONCATENATE là hàm được dùng nối chuỗi các ký tự với nhau. Các ký tự được nối là văn bản, dấu câu, khoảng trống,… Cú pháp CONCATENATE rất dễ nhớ:
=CONCATENATE(text1, text2,…), trong đó text 1, text 2 là dữ liệu cần nối chuỗi với nhau.
Lưu ý, mọi người hãy cách các chuỗi bằng dấu (,) và có thể nối tối đa 255 dãy tương đương khoảng 8192 ký tự. Trường hợp đối số đầu vào là văn bản thì người dùng cần thêm dấu “ ” chẳng hạn như “Hoàng Hà Mobile”. Bên cạnh đó, đáp án của công thức CONCATENATE là dạng văn bản nên mọi người không sử dụng hàm này để nối dữ liệu có phép tính.
Hướng dẫn sử dụng hàm CONCATENATE dễ hiểu nhất
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, CONCATENATE là hàm dùng nối chuỗi dữ liệu trong Excel. Hàm công thức này được dùng trong nhiều trường hợp và dựa vào mục đích của người dùng. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng công thức CONCATENATE trong các trường hợp:
Dùng hàm CONCATENATE để nối ký tự
Nếu bạn cần nối các ký tự, khoảng trắng, text trong Excel thì sử dụng công thức CONCATENATE. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nối chuỗi bằng CONCATENATE trong ví dụ dưới đây:
Bước 1: Tại vị trí ô muốn hiển thị kết quả trong Excel, mọi người hãy nhập cú pháp =CONCATENATE(A2,B2).
Bước 2: Tiếp theo, mọi người hãy nhấn Enter trên bàn phím để hiển thị kết quả. Chỉ với hai bước đơn giản, mọi người đã nối chuỗi ký tự thành công mà không tốn nhiều thời gian thao tác thủ công.
Dùng CONCATENATE để nối chuỗi xuống dòng
Hàm CONCATENATE còn được sử dụng nối dãy ký tự xuống dòng. Tuy nhiên, người dùng cần kết hợp thêm với hàm CHAR (10) dành máy tính Windows và CHAR (13) đối với máy tính Macbook. Để nối chuỗi ký tự có xuống dòng, mọi người hãy áp dụng các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, mọi người hãy xác định vị trí muốn hiển thị kết quả trên bảng tính. Tiếp theo, người dùng hãy chọn tab Home -> tại Alignment, người dùng hãy chọn tính năng Wrap Text để điều chỉnh định dạng văn bản xuống dòng.
Bước 2: Lúc này, người dùng hãy kết hợp CONCATENATE với CHAR (10). Chẳng hạn như tại vị trí H2, bạn hãy nhập công thức:
=CONCATENATE(A2,CHAR(10),B2,CHAR(10),C2), sau đó nhấn Enter trên bàn phím. Như vậy, kết quả nối chuỗi ký tự hiển thị nhanh chóng, chính xác giúp người dùng tối ưu thời gian.
Dùng hàm CONCATENATE để nối dữ liệu trong một mảng
Trong bảng tính Excel, đôi khi các giá trị không được đồng nhất mà chia thành từng mảng. Tuy nhiên, người dùng có thể nối dữ liệu trong một vùng bằng cú pháp CONCATENATE nhanh chóng. Trong thực tế, để nối giá trị trong một mảng, người dùng có thể áp dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Đối với mảng có ít giá trị thì người dùng liệt kê đối số sau đó thêm vào công thức CONCATENATE.
Tại vị trí ô cần hiển thị kết quả hàm CONCATENATE trong bảng tính, người dùng hãy nhập =CONCATENATE sau đó nhấn và giữ Ctrl đồng thời chọn từng giá trị để gán công thức theo ý định nối của người dùng rồi dùng dấu ngoặc ) để đóng hàm. Cuối cùng, mọi người hãy bấm phím Enter để hiển thị kết quả nối dữ liệu trong mảng.
Cách 2: Đối với mảng có nhiều dữ liệu, người dùng nên kết hợp TRANSPOSE trước để lấy chuỗi giá trị tiếp theo dùng CONCATENATE để nối giá trị.
Chẳng hạn như tại ô cần hiển thị kết quả, người dùng hãy nhập =TRANSPOSE(F4:F6) sau đó nhấn F9. Lúc này, bảng tính sẽ hiển thị chuỗi giá trị mảng được nằm trong dấu {}. Cuối cùng, mọi người sẽ nhập cú pháp =CONCATENATE phía trước đồng thời bỏ dấu {} và thêm dấu ). Lưu ý, người dùng hãy nhập giá trị tham chiếu và dấu cẩn thận để tránh xảy ra sai sót nhé!
Dùng hàm CONCATENATE kết hợp với hàm IF
Trong bảng tính Excel, hàm CONCATENATE còn được sử dụng với hàm IF phổ biến để nối chuỗi ký tự và kèm theo điều kiện. Khi kết hợp hàm thì người dùng cần chú ý đến các giá trị, tránh nhầm lẫn dẫn đến kết quả sai lệch. Để giúp mọi người hiểu hơn cách kết hợp CONCATENATE với hàm IF trong Excel như sau:
Đối với bảng tính gồm cột điểm TBM và xếp hạng học lực dựa trên điểm TB môn học. Để hiển thị chuỗi ký tự tên học sinh sau đó là xếp hạng học lực, mọi người hãy nhập hàm theo cú pháp:
=IF(C3>=$F$3,CONCATENATE(B3,” – “,$G$3),IF(AND(C3>=$F$4, C3< $F$3),CONCATENATE(B3,” – “,$G$4), CONCATENATE(B3,” – “,$G$5)))
Sau đó nhấn phím Enter trên bàn phím, kết quả sẽ trả về giá trị tên học sinh và điểm trung bình với điều kiện >= 8 (học sinh giỏi), nếu 7 <= đạt học lực khá và trường hợp còn lại là điểm trung bình.
Dùng hàm TEXTJOIN để nối ký tự
Trong Excel, ngoài hàm CONCATENATE, người dùng có thể sử dụng hàm TEXTJOIN để nối chuỗi văn bản trong mảng và có thể kết hợp thêm dấu cách, ký tự khác. Hàm TEXTJOIN có cú pháp như sau:
=TEXTJOIN(dấu tách; ignore_empty; text 1; [text 2; …])
Trong đó:
- Dấu tách chính là khoảng trắng – nếu trong văn bản xuất hiện khoảng trắng thì chuỗi ký tự sẽ tự động ghép nối.
- ignore_empty nếu kết quả TRUE thì đối số ô trống được bỏ qua.
- text 1, text 2 là văn bản muốn kết hợp và văn bản bổ sung cần kết hợp.
Chúng tôi sẽ lấy ví dụ nối chuỗi ký tự trong bảng dưới đây để mọi người hiểu rõ hơn về cách sử dụng của hàm TEXTJOIN. Bảng dữ liệu gồm giá trị rau củ, trái cây và gia vị với yêu cầu nối chuỗi với nhau và thêm dấu gạch ngang. Công thức để nối chuỗi theo yêu cầu như sau:
=TEXTJOIN(“-“;TRUE;”Rau củ”;”Trái cây”;”Gia vị”) Trong đó sự xuất hiện của dấu gạch ngang dùng để ngăn cách giữa các dữ liệu.
Trường hợp nối văn bản trong mảng dữ liệu chứa ô trống cũng thực thực hiện bằng hàm TEXTJOIN thay cho hàm CONCATENATE. Người dùng hãy nhập cú pháp hàm =TEXTJOIN(“, “;TRUE;B2:B9) tại vị trí cần hiển thị kết quả sau đó nhấn Enter.
Lưu ý, trong trường hợp đối số là TRUE khi kết nối dữ liệu được ngăn cách bằng dấu phẩy, khoảng trống và bỏ qua ô trống. Ngược lại, đối số là FALSE để kết nối dữ liệu không có dấu phẩy, khoảng trống và bao gồm ô trống. Bên cạnh đó, hàm TEXTJOIN không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm CONCATENATE
Về cơ bản, công thức CONCATENATE đơn giản, người dùng áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nối chuỗi bằng CONCATENATE không thể tránh khỏi lỗi. Sau đây lỗi thường gặp khi dùng CONCATENATE, chúng tôi sẽ hướng dẫn khắc phục trong từng trường hợp:
Lỗi #NAME? không chỉ xảy ra khi dùng hàm nối chuỗi mà còn phổ biến đối với các hàm khác trong Excel. Nguyên nhân dẫn đến lỗi #NAME? đó là do người dùng nhập giá trị dạng text thiếu dấu “ ”. Chẳng hạn như người dùng nhập công thức =CONCATENATE(a,v) -> thiếu dấu “ ” nên kết quả hiển thị #NAME?
Để khắc phục lỗi #NAME? người dùng hãy thêm dấu “ ” vào đầu và sau chuỗi văn bản. Mọi người cần đặc biệt chú ý đến dấu ngoặc kép để tránh xảy ra lỗi nhé!
Ngoài ra, khi ghép chuỗi bằng CONCATENATE có thể hiển thị văn bản không mong muốn. Lỗi này xảy ra khá thường xuyên do người dùng không thêm khoảng trống, dấu phẩy vào vị trí trong công thức. Vì vậy, mọi người hãy thêm dấu cách, dấu phẩy vào công thức để kết quả hiển thị theo mong muốn.
Câu hỏi thường gặp
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu hàm CONCATENATE và cách sử dụng, ví dụ trong từng trường hợp cho các bạn tham khảo. Nhìn chung, công thức CONCATENATE được dùng để nối dữ liệu giúp người dùng tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc. Khi sử dụng công thức CONCATENATE, người dùng cần chú ý tới giá trị tham chiếu, dấu phẩy, dấu cách,… Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về hàm nối chuỗi CONCATENATE cho các bạn tham khảo:
Giá trị gốc bị xoá thì kết quả hàm CONCATENATE có thay đổi không?
Trong thực tế, rất nhiều người dùng vô tình xoá nhầm giá trị dữ liệu gốc. Tất nhiên, kết quả của công thức CONCATENATE cũng bị ảnh hưởng. Kết quả sẽ bị mất đi dữ liệu tương đương với giá trị gốc. Do đó, mọi người nên lưu ý, cẩn trọng khi thao tác trên bảng tính Excel nhé!
Hàm CONCAT giống hàm CONCATENATE không?
Đây là câu hỏi được nhiều người dùng băn khoăn, hàm CONCAT chính là phiên bản rút gọn của CONCATENATE. Từ Excel phiên bản 2026 trở đi, công thức CONCATENATE được thay thế bằng CONCAT. Như vậy, CONCAT chính là CONCATENATE có cách sử dụng tương tự như trên. Mọi người hãy thực hiện theo ví dụ để giải quyết công việc nhanh chóng.
Hàm CONCATENATE phù hợp với đối tượng nào?
Đối với những người thường xuyên làm việc trên bảng tính Excel thì cần biết cách sử dụng CONCATENATE. Bởi công thức này giúp người dùng nối dữ liệu trong thời gian nhanh chóng, người dùng không cần tốn thời gian thao tác thủ công. Tóm lại, hầu hết công việc đều cần sử dụng đến hàm CONCATENATE nên người dùng cần ghi nhớ nhé!
Một số lưu ý để tránh xảy ra lỗi khi sử dụng CONCATENATE
Mặc dù cách sử dụng công thức CONCATENATE đơn giản, người dùng dễ dàng nối chuỗi dữ liệu. Tuy nhiên, để sử dụng công thức CONCATENATE hiệu quả hơn, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kết quả của công thức CONCATENATE là chuỗi văn bản nên các đối số cần đặt trong dấu ngoặc kép.
- Đối với văn bản ở dạng cột, người dùng cần cung cấp từng giá trị tham chiếu của từng ô để hiển thị kết quả hàm CONCATENATE.
- Nếu kết quả xuất hiện lỗi #NAME thì người dùng cần thêm dấu ngoặc kép vào giá trị văn bản.
- Nếu kết quả xuất hiện lỗi #VALUE thì mọi người cần kiểm tra đối số của CONCATENATE có hợp lệ không.
- Ngoài cách nối chuỗi bằng CONCATENATE, người dùng có thể sử dụng “và” (&).
Tạm Kết
Bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn cách sử dụng hàm CONCATENATE để nối chuỗi trong Excel cho các bạn tham khảo. Đây là hàm nối chuỗi hữu ích giúp người dùng giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Khi sử dụng công thức CONCATENATE, người dùng cần chú ý đến đối số và dấu phẩy, khoảng trống để tránh xảy ra lỗi. Bên cạnh đó, người dùng có thể kết hợp CONCATENATE với hàm khác để nối dữ liệu hiệu quả.
Hãy bấm follow fanpage Hoàng Hà Mobile và kênh Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin thú vị từ chúng tôi nhé!
XEM THÊM: