Nếu bạn hay chơi game thì sẽ thường hay bắt gặp từ khóa “Frame Per Second (FPS)”. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về FPS là gì chưa? Và thông số FPS tốt nhất khi chơi game là bao nhiêu? Biết được câu trả lời cho hai câu hỏi này sẽ giúp cho bạn đọc có được trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhất. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không đọc ngay bài viết bên dưới đây của Hoàng Hà Mobile!
Khái niệm FPS là gì?
Frame Per Second (FPS) là một đơn vị đo lường tốc độ hiển thị hình ảnh trong lĩnh vực đồ họa máy tính, video và trò chơi điện tử. Cụ thể hơn thì FPS sẽ thể hiện số lượng hình ảnh (hoặc khung hình) được hiển thị trên màn hình mỗi giây. Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ và sự mượt mà của hình ảnh hoặc video. Và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm thị giác của người xem hoặc người chơi.
Đặc biệt trong lĩnh vực trò chơi điện tử, FPS đóng vai trò quan trọng để đo hiệu suất của một trò chơi. Mức FPS cao thường tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà và thú vị, trong khi FPS thấp có thể gây giật lag và làm giảm trải nghiệm chơi. Người chơi thường muốn đạt được FPS cao để có trải nghiệm tốt nhất trong trò chơi của mình. Và player có thể điều chỉnh cấu hình máy tính của mình để đảm bảo điều này.
Các mức tiêu chuẩn của thông số FPS là gì?
Thực tế, FPS có rất nhiều khung thông số khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hình ảnh hay video mà người dùng cần thay đổi lại thông số cho phù hợp. Theo đó mức thấp nhất là 16 FPS thường được sử dụng trong những video không tiếng và phim tài liệu cũ. Với tốc độ hiển thị như thế này thì thời nay đã không còn phù hợp với nhu cầu nữa.
Với mức 24 FPS được xem là tốc độ xem hình ảnh tiêu chuẩn nhất của tất cả mọi người. Đặc biệt, thông số này còn được áp dụng trong những bộ phim chiếu rạp bom tấn ngày nay. Ưu điểm của tốc độ này là giúp người dùng có thể xem điểm ảnh một cách chân thật nhất và không hề có một chút giật lag nào cả.
Tiếp đến là tốc độ 30 FPS được sử dụng nhiều trong các video quảng cáo truyền thông, chương trình thực tế, livestream và điện thoại. Bởi vì đặc trưng của những lĩnh vực này yêu cầu độ chi tiết cao. Do vậy, khi sử dụng 30 FPS sẽ giúp cho mọi chuyển động hình ảnh được chất lượng và sắc nét nhất.
Thông số FPS sử dụng thứ 4 chính là 60 FPS. Chỉ số này thường người ứng dụng vào công nghệ quay phim slow motion. Với tính chất rõ nét, nó có thể giúp cho người xem nhìn thấy được chân thật từng chi tiết.
Và cuối cùng là tốc độ nhanh nhất 120 FPS có trong những chiếc iPhone đời mới như iPhone 15 series và iPhone 14 Pro, 14 Pro Max. Không những thế, thông số này cũng phù hợp với yêu cầu đồ họa tiêu chuẩn cao cấp.
Thông số FPS tốt nhất khi chơi game là bao nhiêu?
Sau khi chúng ta đã tìm hiểu sơ lược qua khái niệm và ý nghĩa của các thông số FPS là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau khám phá về thông số FPS tốt nhất khi chơi game. Với các thông tin dưới đây sẽ giúp cho gamer được tối ưu trải nghiệm chơi game một cách đỉnh cao nhất thông qua chất lượng hình ảnh. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua phần thông tin quan trọng này nhé.
Với các trò chơi chỉ có chuyển động căn bản thì chúng tôi gợi ý bạn nên sử dụng 60 FPS. Tốc độ này đã đủ để bạn tham gia làm nhiệm vụ một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, thông số FPS chuẩn nhất dành cho những player chính hiệu sẽ là 120 FPS. Thông số này cung cấp một trải nghiệm mượt mà và chất lượng. Đặc biệt là trong các trò chơi yêu cầu phản xạ nhanh và chính xác như trò chơi bắn súng.
Lưu ý rằng không phải tất cả các trò chơi đều đòi hỏi FPS cao. Những trò chơi yêu cầu độ chính xác mới có thể cần mức FPS cao hơn so với các trò chơi thế giới mở hoặc trò chơi thể thao. Quan trọng nhất là điều chỉnh cấu hình máy tính để đảm bảo rằng bạn có thể đạt được FPS ổn định và không gặp phải giật lag hoặc trải nghiệm chơi kém chất lượng.
Các yếu tố tác động đến FPS khi chơi game
Nếu bạn muốn nâng cấp trải nghiệm chơi game của mình lên một tầm cao mới. Bên cạnh việc hiểu được FPS là gì, cũng như tìm hiểu thông số phù hợp. Bạn cần phải xác định được đâu là yếu tố có thể ảnh hưởng đến FPS.
GPU và CPU
GPU và CPU Central Processing Unit đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình xử lý và hiển thị hình ảnh khi chơi game. Cụ thể, GPU chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa và hình ảnh trong trò chơi. Điều này bao gồm vẽ các đối tượng, hiệu ứng, ánh sáng và cả việc tính toán các phép biến đổi không gian 3D. Nếu GPU không đủ mạnh, nó không thể xử lý tất cả các yêu cầu đồ họa một cách mượt mà, dẫn đến giảm FPS.
Đối với CPU sẽ xử lý các tác vụ logic của trò chơi, như quản lý nhân vật, tính toán trạng thái trò chơi và quản lý hệ thống AI (Trí tuệ nhân tạo). Trò chơi với AI phức tạp đòi hỏi CPU mạnh hơn. Hơn hết, CPU cũng đóng vai trò trong việc phân phối tài nguyên máy tính cho các phần khác nhau của trò chơi và hệ thống. Điều này bao gồm việc quản lý bộ nhớ và tương tác giữa các thành phần khác trong máy tính như GPU.
RAM máy tính
Trong quá trình chơi game, trò chơi sẽ tải các tài nguyên như hình ảnh, âm thanh, “texture”, bản đồ và nhiều dữ liệu khác từ ổ cứng vào RAM để nhanh chóng truy cập, cũng như xử lý. Nếu RAM không đủ lớn để chứa tất cả các tài nguyên này, máy tính phải thường xuyên thực hiện việc đọc và ghi dữ liệu từ ổ cứng. Kết quả có thể làm giảm hiệu suất và gây giật lag, làm giảm FPS.
Bên cạnh đó, một số trò chơi yêu cầu RAM có dung lượng tối thiểu hoặc đề xuất để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Trong trường hợp, RAM của bạn không đáp ứng được yêu cầu này, trò chơi có thể không hoạt động ổn định hoặc sẽ bị giảm FPS. Đến đây thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được lý do vì sao chúng ta cần tìm hiểu thông tin chi tiết về FPS là gì rồi phải không nào.
Chưa hết, nếu như máy tính chạy nhiều ứng dụng cùng lúc có thể làm tăng sự cạnh tranh cho tài nguyên RAM. Nếu RAM không đủ để hỗ trợ cả trò chơi và các ứng dụng khác, FPS có thể bị ảnh hưởng khi hệ thống phải chia sẻ RAM cho nhiều mục đích.
Màn hình máy tính
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến FPS đó chính là chất lượng màn hình máy tính. Màn hình được xem như một “cầu nối” đến mắt, để chúng ta có thể thấy được những hình ảnh đồ họa được hiển thị. Và nếu màn hình bạn mua có độ phân giải cao như chất lượng 4K nhưng GPU của bạn lại quá thấp. Như vậy cả hai phần cứng này không thể nào “mix” được với nhau. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng xung đột và cần có một card đồ họa mạnh hơn để hiển thị FPS tốt hơn khi chơi game.
Song song, tốc độ làm tươi của màn hình là số lần màn hình cập nhật hình ảnh trong một giây. Màn hình với tốc độ làm tươi cao hơn, ví dụ như 144 Hz hoặc 240 Hz, có thể hiển thị hình ảnh mượt mà hơn. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ làm tươi này, GPU phải tạo ra nhiều hình ảnh hơn trong cùng một thời gian, điều này có thể đòi hỏi GPU mạnh hơn để đảm bảo FPS cao.
Ngoài ra, loại giao tiếp và kết nối giữa máy tính và màn hình cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị hình ảnh và FPS. Ví dụ, giao tiếp thông qua DisplayPort hoặc HDMI có thể hỗ trợ tốc độ làm tươi cao hơn và độ phân giải lớn hơn.
Thiết lập cài đặt trong game
Bên cạnh cấu hình máy, người chơi cũng nên xem xét đến yếu tố cài đặt trong game. Bởi các game khác nhau sẽ có cài đặt và yêu cầu đồ họa khác nhau. Ví dụ như nếu game có cài đặt độ phân giải cao hơn sẽ đòi hỏi GPU (Card đồ họa) phải làm việc nhiều hơn để hiển thị hình ảnh ở độ chi tiết cao. Hoạt động này có thể làm giảm FPS vì máy tính phải xử lý nhiều pixel hơn trong mỗi khung hình. Do đó, việc tìm hiểu chi tiết hơn về FPS là gì thật sự rất hữu ích với mọi người nếu như muốn chơi game tốt hơn.
Hơn hết, một số game còn có các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng, nước, khói, và bất kỳ hiệu ứng nào có thể làm phức tạp hóa hình ảnh thì đều đòi hỏi GPU chất lượng. Và nếu bạn muốn chơi game được mượt mà nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của game. Vậy thì cần phải sử dụng được FPS ở thông số cao hơn, cũng như trang bị phần cứng phục vụ chơi game tốt hơn.
Thêm vào đó, bạn cần biết rằng cài đặt V-Sync trong trò chơi có thể làm giới hạn FPS để tránh hiện tượng tearing. Hiện tại này được lý giải là khi một khung hình mới bắt đầu trước khi khung hình cũ đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện tượng cũng có nhược điểm là có thể làm giảm FPS nếu FPS vượt quá tốc độ làm tươi của màn hình.
Làm thế nào để khắc phục tốc độ FPS trong game tối ưu nhất?
Để khắc phục tốc độ FPS trong trò chơi và tối ưu hóa hiệu suất của máy tính của bạn. Bạn đọc cần phải biết thêm về một số thủ thuật để lựa chọn và nâng cao FPS phù hợp với từng game.
Cập nhật driver mới
Driver là một công cụ hữu ích nhưng không nhiều người biết cách sử dụng. Và nhờ vào bài viết FPS là gì, chúng ta mới có cơ hội hiểu rõ hơn về công cụ máy tính này. Bởi vì các phiên bản mới của driver thường đi kèm với các cải tiến hiệu suất. Đồng thời, các nhà sản xuất GPU thường cố gắng tối ưu hóa trình điều khiển để cải thiện khả năng xử lý đồ họa và tăng hiệu suất trong các ứng dụng trò chơi.
Cộng thêm vào đó, các bản cập nhật driver thường cũng bao gồm sửa lỗi. Nếu trình điều khiển hiện tại của bạn gặp vấn đề hoặc không tương thích tốt với trò chơi cụ thể. Việc cập nhật driver có thể khắc phục các vấn đề này và cải thiện FPS trong game một cách tốt hơn. Chưa hết, một số trò chơi có thể gặp vấn đề tương thích với phiên bản trình điều khiển GPU cũ. Chính vì vậy, việc cập nhật driver có thể giúp khắc phục các vấn đề tương thích này và cải thiện FPS.
Sử dụng phần mềm tối ưu hóa FPS
Phần mềm tối ưu hóa FPS là gì? Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng mà chúng ta có thể khai thác để giúp cho máy tính được hoạt động nhẹ hơn. Trong đó, các phần mềm tối ưu hóa FPS được thiết kế để cải thiện tốc độ và hiệu suất khi chơi game tạm thời.
Một số phần mềm tối ưu hóa FPS mà bạn có thể tham khảo như GeForce Experience có khả năng tối ưu hóa FPS và quản lý cài đặt đồ họa cho các trò chơi. Hay AMD Radeon Software sẽ cung cấp các tùy chọn tinh chỉnh cài đặt đồ họa và theo dõi hiệu suất. Hoặc Razer Cortex là một ứng dụng tối ưu hóa hiệu suất chuyên dụng cho game thủ, tạo điều kiện tốt nhất cho game.
Tắt các ứng dụng nền không cần thiết
Đóng các ứng dụng và dịch vụ nền không cần thiết là một biện pháp quan trọng để khắc phục tốc độ FPS trong game. Vì chúng có thể cạnh tranh với tài nguyên hệ thống và làm giảm hiệu suất máy tính của bạn. Không những thế, chúng còn chiếm luôn cả “chỗ đứng” trên CPU, RAM và ổ cứng. Và nếu bạn tham gia trong các trò chơi đòi hỏi nhiều tài nguyên, việc tắt các ứng dụng nền sẽ giúp hỗ trợ cho FPS rất nhiều.
Đồng thời, các ứng dụng nền còn tạo ra độ trễ đối với hệ thống, làm giảm hiệu suất tổng thể của máy tính. Điều này có thể dẫn đến giảm FPS và làm cho trò chơi không còn hoạt động trôi chảy nữa. Đã vậy, một số ứng dụng nền còn gây xung đột với trò chơi hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của game. Chính vì vậy, việc đóng các ứng dụng này có thể giúp máy tính tránh các vấn đề tương thích không mong muốn.
Đặc biệt hơn hết, cho dù bạn có chơi game hay không thì cũng nên xóa các ứng dụng không cần thiết. Bởi vì trên laptop và điện thoại, hoạt động này có thể giúp cho thiết bị được duy trì tuổi thọ pin tốt hơn. Cũng như giúp cho hệ thống của thiết bị được hoạt động và phục vụ nhu cầu của người dùng được lâu hơn.
Kết luận
Như vậy, Hoàng Hà Mobile đã hoàn thành bài viết chia sẻ về FPS là gì? Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chúng tôi chúc bạn có những trải nghiệm chơi game tuyệt vời nhất trong thời gian tới nhé.
Xem thêm: