FED là gì mà được các nhà đầu tư, tài chính đặc biệt quan tâm? Dù là nhà đầu tư mới hay “lão làng” thì đều cần quan tâm đến FED. Vậy FED được hiểu là gì? Biến động lãi suất FED có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới không? Để hiểu vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile nhé!
FED là gì?
FED được viết tắt của Federal Reserve System, là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1913. FED có vai trò quan trọng trong việc quản lý chính sách tiền tệ, ổn định hệ thống tài chính và duy trì sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Cơ cấu tổ chức FED gồm các thành phần chính:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm và phải được Thượng viện thông qua. Mỗi thành viên có nhiệm kỳ 14 năm và không được bổ nhiệm lại để giữ tính độc lập. Hội đồng Thống đốc FED là cơ quan chỉ đạo và quyết định chính sách, có sự tương tác chặt chẽ với các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực và FOMC.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) gồm 12 thành viên trong đó 7 thành viên từ Hội đồng thống đốc và 5 Chủ tịch từ các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực. FOMC là cơ quan hoạch định chính sách quan trọng, phối hợp với các thành viên từ Hội đồng Thống đốc và các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực để thực hiện chính sách tiền tệ.
12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực gồm: Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, và San Francisco. Mỗi ngân hàng có một hội đồng quản trị gồm 9 thành viên, trong đó có 3 thành viên đại diện cho các ngân hàng, 3 thành viên đại diện cho công chúng và 3 thành viên được bổ nhiệm bởi Hội đồng Thống đốc.
Vai trò của FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế của Hoa Kỳ. Dưới đây là một số vai trò chính của FED:
- FED quyết định về lãi suất liên bang, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm trên toàn quốc. Thay đổi lãi suất là một công cụ quan trọng để kiểm soát tình trạng lạm phát và khuyến khích việc vay mượn và đầu tư.
- Bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ, FED kiểm soát cung tiền lưu thông trong nền kinh tế. Việc kiểm soát cung tiền là một cách để ổn định giá cả và duy trì sự ổn định kinh tế.
- Vai trò của FED là gì? Đó là giám sát các ngân hàng thương mại để đảm bảo hoạt động an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý.
- Bằng cách thiết lập các quy định và tiêu chuẩn, FED bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch tài chính.
- Hơn nữa, FED nhận diện đồng thời giải quyết các nguy cơ đối với hệ thống tài chính quốc gia như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Trong các tình huống khẩn cấp, FED có thể cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng và thị trường tài chính để tránh sự sụp đổ hệ thống.
- FED còn cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan đến giao dịch thu thuế, thanh toán, chuyển tiền giữa các ngân hàng.
- FED còn cung cấp thông tin, dữ liệu kinh tế cho công chúng để họ tự đánh giá.
Các công cụ tiền tệ của FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) sử dụng một số công cụ tiền tệ để quản lý chính sách tiền tệ và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế. Dưới đây là các công cụ tiền tệ chính của FED:
Mua bán trái phiếu Chính Phủ
Mua và bán trái phiếu chính phủ để điều chỉnh lượng cung tiền trong nền kinh tế. Khi FED mua vào trái phiếu chính phủ, cung tiền tăng, lãi suất giảm, thúc đẩy việc cho vay và tiêu dùng. Ngược lại, khi FED bán trái phiếu chính phủ, cung tiền giảm, lãi suất tăng, giúp kiềm chế lạm phát.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc FED là gì – đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại giữ một phần của ký quỹ của họ trong dự trữ tại FE. Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cung tiền giảm và lãi suất tăng. Ngược lại, khi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cung tiền tăng và lãi suất giảm.
Lãi suất chiết khấu
Đây là mức lãi suất mà FED cho các ngân hàng thương mại vay qua cơ chế vay ưu đãi. Việc thay đổi lãi suất chiết khấu có thể ảnh hưởng đến việc vay mượn và cung tiền trong nền kinh tế. Nếu FED tăng lãi suất chiết khấu, cung tiền giảm và lãi suất tăng; ngược lại, nếu giảm lãi suất chiết khấu, cung tiền tăng và lãi suất giảm.
Ảnh hưởng của lãi suất FED đến nền kinh tế
Tới đây chắc hẳn các bạn đã hiểu FED là gì. Tác động kinh tế toàn cầu của FED có thể là rất lớn do vai trò của nó trong hệ thống tài chính quốc tế và tương tác giữa các thị trường tài chính trên toàn cầu. Dưới đây là một số tác động kinh tế toàn cầu khi FED tăng lãi suất:
Giảm mức vay
Giảm mức vay có thể xảy ra khi lãi suất tăng, đây là một cách mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và kinh tế. Khi FED tăng lãi suất, ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất mà họ tính cho các khoản vay của khách hàng. Bên cạnh đó, khi chi phí vay tăng, các cá nhân và doanh nghiệp có thể cảm thấy không muốn vay mượn nhiều hơn vì sẽ phải trả nhiều hơn cho việc vay. Các nền kinh tế có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay nếu họ phụ thuộc vào vốn vay từ nước ngoài.
Tăng giá trị đồng Dollar
Tăng lãi suất FED là gì và có thể xảy ra tình huống tăng giá trị của đồng USD không? Với lãi suất tăng, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm đầu tư tại Mỹ với mức lợi nhuận cao hơn từ các loại tài sản như trái phiếu và cổ phiếu. Mỹ thường được coi là một điểm đến an toàn trong thời kỳ không chắc chắn hoặc suy thoái kinh tế toàn cầu và lãi suất cao có thể tăng cường sự hấp dẫn của đồng dollar. Một đồng dollar mạnh hơn có thể làm giảm giá thành của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, giúp nền kinh tế Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, sự tăng giá trị của đồng dollar cũng có thể gây ra một số vấn đề, như làm giảm cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Mỹ trên thị trường quốc tế và tăng nguy cơ cho các công ty Mỹ hoạt động quốc tế. Điều này có thể gây ra mối quan ngại về cân đối thương mại và tình hình kinh tế toàn cầu.
Giảm đầu tư, mua sắm
Biến động lãi suất FED là gì và có thể xảy ra tình trạng giảm sự đầu tư và mua sắm trong nền kinh tế không? Lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn cho các dự án đầu tư, các doanh nghiệp có thể đánh giá lại tính khả thi của các dự án mới hoặc các kế hoạch mở rộng. Bên cạnh đó, lãi suất tăng có thể tăng cảm giác lo ngại về rủi ro trong việc đầu tư, khiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp kỷ luật hơn khi chi tiêu.
Người tiêu dùng có thể phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay cá nhân nên có thể làm giảm khả năng tiêu dùng. Việc tăng chi phí vay có thể khiến người tiêu dùng hạn chế việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ không cần thiết. Không chỉ vậy, lãi suất tăng có thể tăng lo ngại về triển vọng tương lai của nền kinh tế, làm giảm tâm trạng tích cực về việc đầu tư vào thị trường.
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, chúng tôi đã giải thích FED là gì và phân tích các vấn đề liên quan cho các bạn tham khảo. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp về FED và giải đáp chi tiết để các bạn nắm được:
Lãi suất FED tăng có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam không?
Đương nhiên, lãi suất FED tăng sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thực tế, sau mỗi đợt FED tăng lãi suất thì thị trường chứng khoán của nước ta sẽ có đợt giảm điểm. Sự lo ngại và bất ổn trên thị trường có thể kích thích sự bán tháo từ các nhà đầu tư, dẫn đến sự giảm điểm đột ngột trên thị trường chứng khoán. Ảnh hưởng nhiều nhất đó là các nhóm ngành thép, nhóm ngành liên quan tới hoạt động xuất/ nhập khẩu.
FED tăng lãi suất thì giá vàng như thế nào?
Thường thì khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, giá vàng có thể giảm. Bởi khi lãi suất tăng làm tăng cơ hội lợi nhuận từ việc đầu tư vào các tài sản tài chính khác, như trái phiếu hoặc cổ phiếu, làm giảm sự hấp dẫn của vàng là tài sản an toàn. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu tăng lãi suất FED là gì bạn sẽ biết nó đi đôi với việc tăng giá trị của đồng USD.
Khi USD mạnh lên, giá vàng thường giảm do vàng được định giá bằng USD và khi USD tăng giá trị, bạn sẽ cần ít USD hơn để mua cùng một lượng vàng. Lãi suất tăng có thể được xem là một tín hiệu tích cực cho sự mạnh mẽ của nền kinh tế, điều này có thể làm giảm nhu cầu cho vàng.
Tuy nhiên, giá vàng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như lạm phát, biến động thị trường, và tình hình chính trị toàn cầu. Mặc dù có thể có một xu hướng tổng quát nhưng giá vàng cũng có thể biến động theo thời gian và tình hình kinh tế hiện tại.
Tăng lãi suất FED thì USD tăng hay giảm?
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, khi tăng FED tăng lãi suất thì giá trị của đồng USD sẽ tăng. Bởi tăng lãi suất thường được coi là một tín hiệu tích cực cho sự mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ và sự ổn định của chính sách tiền tệ dẫn tới làm tăng giá trị của đồng USD.
Tạm Kết
Bài viết trên, chúng tôi đã giải thích FED là gì? Phân tích biến động lãi suất của FED đối với nền kinh tế toàn cầu cho các bạn nắm được. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả trong các thời điểm khác nhau. Hãy theo dõi chúng tôi qua fanpage Hoàng Hà Mobile và Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!
XEM THÊM: