Điện thoại màn hình trượt có đủ sức làm mưa làm gió trong năm 2019?

Điện thoại màn hình trượt có đủ sức “làm mưa làm gió” trong năm 2019?

XEM NHANH

Điện thoại màn hình trượt rất phổ biến trong nhiều năm về trước. Sau thời đại hoàng kim thì liệu năm nay điện thoại màn hình trượt có “sống lại” như một giải pháp tăng diện tích màn hình?

Thời hoàng kim của điện thoại màn hình trượt

Điện thoại màn hình trượt thực sự quá thịnh hành vào những năm 2007-2009. Vào năm 2009 đã có tới 109 mẫu điện thoại sử dụng cơ chế trượt màn hình được tung ra, một con số quá ấn tượng. Nhưng điều gì đến cũng sẽ đến, màn hình trượt sau đó lại bị sụt giảm, có thể thấy được “bước trượt” này qua biểu đồ của GSMArena.

Điện thoại màn hình trượt

Nếu bạn đọc còn đang băn khoăn cho sự “thất sủng” của điện thoại màn hình trượt thì xin được trả lời rằng: Khoảng năm 2007-2009 Apple đã tung ra iPhone. Siêu phẩm này hiên ngang với màn hình cảm ứng trước sự đón nhận của cả thế giới và kể từ đây, đồ thị của điện thoại trượt màn hình trượt chính thức “lao dốc”. Đến năm 2008, Android lại cho thấy Symbian đã bị lỗi thời.

Vẫn có những chiếc điện thoại Android sử dụng bàn phím QWERTY trượt như HTC T-Mobile G1. Tuy là vậy, màn hình cảm ứng lại mang đến cho người dùng tính năng sửa chính tả thông minh khiến không còn ai thấy cần một bàn phím cứng cả.

Điện thoại màn hình trượt trở lại

Năm 2015 chúng ta có BlackBerry Priv với bàn phím trượt. Ba năm sau, năm 2018 xuất hiện tới 4 smartphone sử dụng cơ chế trượt màn hình là Honor Magic 2, Lenovo Z5 Pro, Xiaomi Mi MIX 3OPPO Find X. Có thêm cả điện thoại Vivo NEX với một cụm camera nhỏ nhỏ “thụt thò”, vì nó không hẳn là cơ chế trượt nên chúng ta để nó ở đây thay vì tính vào những máy áp dụng cơ chế trượt màn hình.

Điện thoại màn hình trượt
Xiaomi Mi MIX 3

OPPO Find X sử dụng cơ chế trượt tự động thay vì cần động tác trượt từ người dùng. Việc sử dụng cơ chế này trên smartphone giúp loại bỏ hầu hết viền bezels và các nhà sản xuất chẳng cần đến notch “tai thỏ” hay “giọt nước” để giấu camera nữa.

Liệu rằng với một vai trò to lớn đến như vậy thì các hãng có lăng xê cơ chế trượt màn hình lên không? Người dùng phàn nàn về Notch và rồi các nhà sản xuất phải nghiêm túc nghĩ về cơ chế trượt. Việc sử dụng cơ chế trượt trên smartphone rõ ràng phức tạp hơn và chi phí sản xuất cũng tăng lên. Thế nhưng chỉ cần khách hàng hài lòng thì điện thoại màn hình trượt vẫn còn cơ hội. Song, vẫn có một cách để bỏ đi Notch “tai  thỏ và nốt ruồi” là sử dụng camera “nốt ruồi”, không thể phủ nhận việc “nốt ruồi” xuất hiện làm yên lòng người dùng.

Điện thoại màn hình trượt

Cơ hội cho điện thoại màn hình trượt và camera “nốt ruồi” là như nhau, trong năm 2019 nếu không xuất hiện thêm một giải pháp tối ưu diện tích hiển thị màn hình nào khác thì sẽ là một năm thú vị cho hai giải pháp kể trên. Sẽ xuất hiện kỳ tích hay không? Chúng ta cùng chờ xem những diễn biến tiếp theo nhé. Để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất mỗi ngày, bạn đừng quên theo dõi trang tin tức của Hoàng Hà Mobile.

Xem thêm: So sánh Y7 Pro 2019 vs Realme 2: Dưới 4 triệu nên chọn em nào?

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Tin mới nhất
loa Karaoke sony ULT Tower 10
Review loa Karaoke Sony ULT Tower 10: nâng tầm trải nghiệm với chất âm ấn tượng
thu-cu-doi-moi-android-1
Thu cũ đổi mới lên đời điện thoại Android & Máy tính bảng, tiết kiệm tới 20 triệu đồng
Brand là gì? Phân biệt giữa Brand và Trademark
xayah-rakan
Làm sao để cân bằng chính xác khi chơi kết hợp Xayah với Rakan