da-cz-la-gi

Đá CZ là gì? Có bền không? So sánh đá CZ với kim cương, Moissanite

XEM NHANH

Những thứ trang sức lấp lánh luôn được mọi người ưa chuộng. Tương tự độ sáng của kim cương tự nhiên nhưng giá lại rẻ hơn, đá CZ là món phụ kiện đang dần chiếm được lòng tin của rất nhiều khách hàng. Vậy đá CZ là gì? Có bền không? Cách so sánh đá CZ với kim cương, Moissanite như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có đầy đủ thông tin chuẩn xác trước khi đi mua trang sức làm đẹp mọi người nhé!

Đá CZ là gì?

Đá CZ có tên khoa học chính xác và đầy đủ là Cubic Zirconia. Thực tế, đây là một dạng tinh thể trong suốt, không màu. Đá CZ được sản sinh ra trong khi chế tạo hợp chất hóa học Zirconium Oxide (ZrO2) cùng Magie và Canxi tại phòng thí nghiệm. Quá trình hình thành diễn ra ở nhiệt độ nóng chảy và áp suất rất lớn.

Cái tên Zirconia ra đời cũng xuất phát từ việc nó có dạng tinh thể hình khối lập phương. Đây là điểm tương đồng dễ thấy so với kim cương. Do đó, nói một cách dễ hiểu, đá CZ là một loại đá mang vẻ đẹp trông giống hệt viên kim cương tự nhiên nhưng được làm từ chất liệu tổng hợp khác.

da-cz-la-gi-1

Trong ngành trang sức hiện nay, đá CZ được thợ kim hoàn sử dụng rất phổ biến. Lý do là bởi Cubic Zirconia hội tụ đầy đủ vẻ đẹp để trang trí lên người. Từ đường nét tinh xảo, độ sáng lấp lánh và độ kết cứng bền bỉ cao. Các mẫu phụ kiện được làm từ đá Cubic Zirconia trông “một chín một mười” khi ở cạnh kim cương. Trong khi đó, giá thành lại vừa túi tiền hơn nên rất được mọi người, đặc biệt là phụ nữ yêu thích.

Lịch sử hình thành đá CZ

Cubic Zirconia thực tế đã được chế tạo ra từ năm 1937. Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga là nơi thử nghiệm ra vật liệu này đầu tiên. Thế nhưng, Cubic Zirconia thời điểm ấy chưa thực sự được con người chú ý đến nhiều. Họ chỉ ghi nhận đây là một loại đá với đặc tính độ cứng đạt  8-8,5 tr ngang ngửa kim cương.

Đến năm 1960, khi thị trường trang sức thế giới bắt đầu khan hiếm nguồn cung. Những nhà khoa học mới bắt đầu chú trọng tìm kiếm loại đá khác để thay thế.

da-cz-la-gi-2

Năm 1970, tinh thể zirconia chính thức được hoàn thiện. Nga đã phát triển thành công nó thông qua phương pháp nuôi cấy thành những khối đơn lẻ. Từ đó cho đến nay, Cubic Zirconia được đưa vào sản xuất hàng loạt. Loại đá nhân tạo này thay thế kim cương trong việc chế tạo nên trang sức. Từ dây chuyền, nhẫn hay hoa tai, vòng tay đều có thể đính đá CZ để tăng độ lấp lánh.

Những đặc tính của đá CZ

Đá CZ mang những đặc tính vật lý và quang học điển hình để làm trang sức. Dù chỉ là phiên bản sinh ra từ phòng thí nghiệm nhưng nó lại đạt độ hoàn mỹ khá ấn tượng. Thậm chí Cubic Zirconia cũng không thua kém một số loại đá quý tự nhiên khác có trên thị trường. Hãy cùng điểm qua những tính chất nổi bật giúp Cubic Zirconia trở nên thịnh hành như ngày nay nhé. 

Độ cứng

Mỗi loại đá quý sẽ đạt một độ cứng khác nhau. Theo thước đo độ cứng Mohs, đá CZ đạt con số tối đa lên đến 8.5 điểm. Đây là một kết quả tương đối ấn tượng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, tính chất của đá CZ sẽ khó bị mài mòn hoặc trầy xước. Đây cũng là đặc tính hàng đầu cần quan tâm của đá quý trong chế tác trang sức. Nó sẽ đem lại độ bền bỉ theo năm tháng trong suốt quá trình con người sử dụng. 

da-cz-la-gi-3

Độ tinh khiết cao

Bản chất đá CZ là hàng nhân tạo, được nghiên cứu và sản xuất hàng loạt trong phòng thí nghiệm. Vì thế ngay từ đầu, nó đã trải qua những vòng kiểm định nghiêm ngặt. Độ tinh khiết luôn phải đạt mức độ trong suốt hoàn hảo nhất 

Khi soi dưới kính lúp, mỗi viên đá Cubic Zirconia đạt chuẩn là  không có vết xước hay bị lẫn tạp chất dù chỉ là nhỏ nhất. Chính độ tinh khiết không tỳ vết đó sẽ quyết định đến giá trị của viên đá CZ đó khi được bán ra thị trường. 

Màu sắc nổi bật

Màu gốc của đá ZA không màu và tương tự kim cương. Nó được đánh giá đạt thang điểm D. Tuy nhiên, vì trang sức ngày nay rất đa dạng nên đá CZ cũng được tinh chỉnh thêm cho phù hợp.

da-cz-la-gi-4

Chỉ cần thay đổi một số thành phần trong quá trình chế tác là chúng ta sẽ có các màu sắc khác của đá CZ. Thang điểm màu sắc quý hiếm và giá trị nhất được giới đá quý săn lùng hiện nay là fancy color. 

Độ tán sắc

Một viên đá quý lấp lánh là khi nó có hiệu ứng phản xạ ánh sáng nhiều nhất. Yếu tố này rất quan trọng. Đá CZ đạt độ tác sắc ở ngưỡng 0,666. Khi đặt trong môi trường nhất định, đá  sẽ có 7 sắc cầu vồng hoặc các màu đơn sắc từ vàng, đỏ đến tím rất bắt mắt. 

Carat 

Trọng lượng đá CZ sẽ được xác định dựa vào kỹ thuật cắt mài. Thông thường 0,2 gram tương đương với 1 carat. Số carat đá CZ càng lớn thì giá trị để sở hữu nó càng cao. 

So sánh đá CZ với kim cương, Moissanite 

Nếu không phải thợ kim hoàn và chỉ nhìn bằng mắt thường, chúng ta thật sự rất khó để phân biệt giữa CZ với  kim cương và Moissanite. Dù là hàng tự nhiên hay nhân tạo thì chúng đều mang những vẻ đẹp riêng. 

Nguồn gốc

Đá CZ: Được cấu tạo từ hỗn hợp zirconi. Đây là đá nhân tạo chế tác từ phòng thí nghiệm dưới nhiệt độ và áp suất lớn.

Kim cương: Được hình thành và tìm thấy trong khoáng vật tự nhiên dưới một độ sâu nhất định.

Moissanite: Moissanite cũng là hàng nhân tạo giống Cubic Zirconia. Đây là hợp chất từ  Silicon Carbide hoặc Carborundum.  Moissanite có một chút thành phần chứa carbon gần giống với kim cương.

Độ cứng và bền

Đá CZ: Trong 3 loại, đây là loại đá có độ cứng thấp nhất. Đạt tối đa 8.5 trên thang điểm Mohs. Độ bền đạt 2.4 PSI, khá cứng và có thể sử dụng trong vài năm.

da-cz-la-gi-5

Kim cương: Là món quà đắt giá thiên nhiên ban tặng nên kim cương cũng đạt độ cứng và độ bền đều ở mức tối đa – 10 điểm. 

Moissanite: Dù là hàng nhân tạo nhưng Moissanite lại là loại đá siêu cứng và bền. Vị trí của nó chỉ về nhì, xếp sau kim cương với con số đạt 9.25 điểm thang Mosh. Còn độ bền là 9.5 PSI.

Độ sáng

Đá CZ: Nếu chỉ nhìn trực quan bên ngoài bằng mắt thường, bạn sẽ thấy nó chỉ sáng lấp lánh trên bề mặt. Còn khi đem soi dưới kính lúp, độ tác sắc ở mức vừa phải, không quá rực rỡ.

Kim cương: Không có loại đá quý nào có độ lấp lánh hoàn hảo giống kim cương. Dù soi ở góc nào cũng đẹp và phản chiếu rất tốt.

Moissanite: Độ sáng rực rỡ và nhiều màu sắc cao hơn 2 loại còn lại. Tuy nhiên chính điều này đôi khi lại khiến người dùng cảm thấy chói mắt. Đặc biệt là khi ai đó đeo trang sức gắn đá Moissanite đi dưới ánh nắng mặt trời ban ngày.

Màu sắc

Đá CZ: Bản chất Cubic Zirconia không màu, trong suốt. Khi ra sáng thì có thêm chút màu xám nhạt không đáng kể

Kim cương: Không màu nhưng sẽ ánh thêm sắc cầu vồng gồm: cam, vàng, đỏ, xanh, tím, đen.

da-cz-la-gi-7

Moissanite: Đây là loại đá dễ nhận biết sự khác biệt hơn nếu để cạnh Cubic Zirconia hay kim cương. Bởi những viên Moissanite ngoài sắc trắng còn mang màu xanh lá và vàng hổ phách trong từng điều kiện ánh sáng.

Giá thành

Đá CZ: Rẻ nhất trong số 3 loại, ai cũng có thể mua trong các món trang sức từ vài triệu đồng trở lên. 

Kim cương: Rất đắt đỏ. Một carat có thể dao động từ 80 đến hơn 500 triệu đồng. Tùy thuộc vào độ tinh khiết, màu sắc cũng như việc chế tác trên từng mẫu trang sức

Moissanite: Đắt hơn Cubic Zirconia nếu cùng một kích thước. Tuy nhiên, Moissanite vẫn không thể so sánh với giá kim cương thật.

Tuy nhiên, nếu bạn là người có tài chính vừa phải thì lựa chọn tốt nhất chính là đá CZ. Nó vẫn đủ độ đẹp, chất lượng bền và giá dễ chịu nhất.

Giá trị

Đá CZ: Có giá trị vừa tiền, mất giá theo thời gian. 

Kim cương: Có giá trị kéo dài bền bỉ theo thời gian. Thậm chí đối với một số dòng kim cương quý hiếm, đạt độ tinh xảo tuyệt đối và carat khủng thì giá trị mua đi bán lại còn tăng dần chứ không hề lo bị lỗ.

da-cz-la-gi-8

Moissanite: Giá trị của Moissanite cũng tưng tự Cubic Zirconia vì chúng đều là hàng nhân tạo. Việc mua đi bán lại sẽ mất giá dần. 

Nói tóm lại, đá CZ là sự lựa chọn lý tưởng nhất cho những ai muốn sở hữu một mẫu trang sức đính đá đẹp, sang trọng nhưng giá thành rẻ. 

Ưu điểm khi mua trang sức từ đá CZ

Nhiều người vẫn thường trêu đùa gọi Cubic Zirconia là “kim cương fake”. Một phần cũng bởi loại đá này mang vẻ đẹp bên ngoài chẳng hề kém cạnh so với hàng thật. 

Tất cả đều được sản xuất trong dây chuyền công nghệ khép kín, đạt chuẩn. Tạp chất hay những nết nứt rạn dù là nhỏ nhất mà kim cương tự nhiên gặp phải gần như không có trên đá CZ. Từ đó đem đến độ hoàn hảo không tì vết cho sản phẩm.

Giá trị thật sự của Cubic Zirconia không thể đem so sánh với kim cương tự nhiên nhưng đổi lại, chi phí để sở hữu Cubic Zirconia lại phù hợp với số đông khách hàng hơn. Thực tế không phải ai cũng nhiều tiền để mua trang sức kim cương. Còn đá CZ thì chúng ta hoàn toàn có thể.

da-cz-la-gi-9

Dù là loại đá nhân tạo nhưng Cubic Zirconia vẫn đáp ứng được độ bền cùng chất lượng kim hoàn ưng ý. Với độ tinh khiết cao, khi đeo trang sức có gắn chúng lên người bạn vẫn hoàn toàn nổi bật và tỏa sáng. Chỉ cần chú ý bảo quản một chút thì việc đẹp mãi theo thời gian không hề khó.

Việc tìm kiếm một món đồ gắn đá Cubic Zirconia không hề khó. Hiện nay hầu hết các thương hiệu lớn đều dùng loại đá này cho trang sức vàng, bạc vừa tiền. Mẫu mã cũng rất đa dạng. Các chị em  thường xuyên thay đổi nữ trang rất thích điều này. Bởi họ có thể sở hữu nhiều mẫu mã theo sở thích và đeo trong ttừng phong cách khác nhau.

Ngoài ra, do giá trị đá CZ không đắt. Vậy nên trong trường hợp chẳng may làm rơi mất phụ kiện khi đang đeo chúng, bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ tiếc nuối hơn. 

Cách làm sáng đá CZ đơn giản đáng tại nhà

Trang sức làm từ đá CZ cũng giống như một số dòng phụ kiện khác. Khi chúng ta đeo chúng suốt một thời gian dài sẽ gặp tình trạng bị oxy hóa, hoặc bám cặn bẩn. Lúc này, để món đồ của bạn có độ sáng bóng trở lại, hãy thử vệ sinh tại nhà. Một số phương pháp cọ rửa hiện nay được số đông áp dụng như dùng nước rửa chén, xà phòng, kem đánh răng hay bột baking soda.

da-cz-la-gi-10

Thao tác thực hiện như sau:

  • Bước 1: Pha các chất tẩy rửa hòa tan vào nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp làm sạch trang sức.
  • Bước 2: Bỏ trang sức bị đen, xỉn màu vào dung dịch vừa pha trộn. Ngâm trong vòng 3-5 phút để các chất bẩn trên bề mặt bong ra.
  • Bước 3: Sử dụng thêm bàn chải nhỏ để chà xát nhẹ trên bề mặt đá, hoa văn của trang sức cho đến khi thấy sạch bóng thì dừng.
  • Bước 4: Tráng lại trang sức thêm 2 lượt nước bình thường để sạch hẳn.
  • Bước 5: Dùng khăn mềm thấm khô trang sức rồi đem cất trở lại vào hộp. Lưu ý không để lẫn lộn trang sức đá, vàng, bạc với nhau.

Mua đá CZ bao nhiêu tiền là hợp lý

Mang vẻ đẹp lấp lánh tựa kim cương thiên nhiên nhưng đá CZ lại có giá thành không quá đắt. Việc bạn phải bỏ bao nhiêu tiền để sở hữu một viên Cubic Zirconia còn tùy thuộc vào kích cỡ, màu sắc của đá. Thông thường, viên Cubic Zirconia dao động khoảng 500 – 600.000 đồng/carat.

da-cz-la-gi-11

So với kim cương, đây là một mức giá vừa tiền hơn rất nhiều. Đặc biệt phù hợp với những ai muốn đeo trang sức mẫu mã đẹp, thời trang nhưng không cần phải dùng hàng giá trị quá đắt đỏ.

Mua trang sức đá CZ ở đâu

Hiện nay không khó để tìm mua trang sức đá CZ. Các thương hiệu trang sức hay tiệm kim toàn từ bình dân đến cao cấp đều làm có những sản phẩm dây chuyền, nhẫn, hoa tai,… trang trí đá Cubic Zirconia.  Điều mà người mua cần quan tâm chính là chọn một nơi bán uy tín, có giấy tờ hợp pháp và giao dịch an toàn. Điều này thuận tiện cho việc bảo hành hậu mãi về sau của trang sức. Đồng thời tránh tiền mất tật mang mua phải hàng mĩ ký.

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin bài viết cung cấp để giải đáp thắc mắc đá CZ là gì? Có bền không? So sánh đá CZ với kim cương, Moissanite. Trước khi bạn quyết định bỏ tiền ra mua món trang sức cho mình, hãy tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt và phù hợp túi tiền nhất. Đừng quên ghé trang tin tức của Hoàng Hà Mobile để đọc thêm những bài viết thú vị khác nhé!

Xem thêm:

Vàng trắng là gì? Cách nhận biết vàng trắng với các loại trang sức khác

Đá quý là gì? 8 loại đá quý trang sức phổ biến, được ưa chuộng nhất

Tin mới nhất
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI HỌC SINH – SINH VIÊN – GIÁO VIÊN TẠI HOÀNG HÀ MOBILE 2024
tai-geogebra
GeoGebra – Hướng dẫn tải Phần mềm vẽ đồ thị hàm số, công thức Toán học
league-of-legends-champions
Tổng hợp danh sách tướng League of Legends mạnh, dễ chơi ở tất cả các vị trí
tai-khung-bia-word
Tổng hợp 50 mẫu bìa Word đẹp, ấn tượng và mới nhất