cif-la-gi

CIF là gì? Định nghĩa và các khía cạnh quan trọng của CIF

XEM NHANH

Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế, thuật ngữ CIF được sử dụng phổ biến. Vậy thuật ngữ CIF là gì? Thông qua bài viết dưới đây, Hoàng Hà Mobile sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về định nghĩa của CIF và những khía cạnh quan trọng của CIF trong ngành xuất nhập khẩu như thế nào. 

CIF là gì? 

Để có thể hiểu rõ khái niệm CIF là gì thì bạn cần phải nắm rõ về tổng quan các yếu tố trong thuật ngữ Incoterms. Đây là một khái niệm viết tắt của cụm từ tiếng anh “International Commercial Terms” với ý nghĩa thể hiện các điều khoản trong thương mại quốc tế. Thuật ngữ này mô tả một loạt các tập hợp về điều khoản và quy tắc trong thương mại quốc tế được xây dựng bởi Viện Hàng hải Quốc tế ( International Chamber of Commerce – ICC).

CIF là cụm từ viết tắt bao gồm các yếu tố đó là Cost (chi phí), Insurance (bảo hiểm) và Freight (Cước tàu). Đây là một trong những điều khoản bắt buộc có trong Incoterms. Nội dung của điều kiện CIF đó là người bán cần phải hoàn thành các trách nghiệm khi lô hàng được xếp lên trên boong tàu ngay tại cảng xếp. Tuy nhiên, người bán cần phải chi trả được toàn bộ chi phí vận chuyển trong suốt hành trình vận chuyển hàng đi đến cảng đích. 

cif-la-gi-1

Nhìn chung, điều kiện CIF giúp phân biệt rõ ràng được toàn bộ trách nhiệm và mức độ rủi ro giữa người mua và người bán trong ngành thương mại quốc tế. Thông qua điều kiện CIF, người bán cần phải chịu hoàn toàn các chi phí thuê tàu, chi phí bảo hiểm khi đi đến cảng để dỡ hàng. Thông thường, CIF sẽ được viết kèm với tên cảng đích với cấu trúc: CIF + Tên cảng đích (năm Incoterms). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điều khiển của CIF chỉ được áp dụng cho vận chuyển hàng hóa đường biển và đường thủy ngay trong nội địa. 

Cách tính giá CIF là gì? 

Sau khi đã tìm hiểu được định nghĩa về CIF là gì thì bạn cần phải nắm được cách tính giá của yếu tố này. Giá của CIF là mức giá đã được tính ở cầu cảng của khu vực hoặc quốc gia nhập khẩu. Nghĩa là bên bán hàng cần phải chịu toàn bộ các chi phí đến khi hàng hóa của hai bên đã được giao ở cảng mua theo hợp đồng quy định. 

Mức giá CIF là chi phí ở cửa khẩu bên mua hàng bao gồm những chi phí đó là vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu của nơi nhận hàng. Dưới đây là công thức tính giá CIF chuẩn: 

Giá CIF = Mức giá FOB + Insurance (chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa) + Freight (Cước phí vận chuyển). 

Nghĩa là mức giá của CIF là giá của FOB cộng thêm vào chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển hàng. Mức phí bảo hiểm sẽ được xác định dựa vào công thức: 

  • CIF = ( C +F)/ (1 – R)
  • I= CIF x R

cif-la-gi-2

Trong đó các yếu tố bao gồm: 

  • I là định nghĩa về mức phí của bảo hiểm. 
  • C là mức giá hàng hóa nhập khẩu ( mức giá FOB)
  • R là tỷ lệ của phí bảo hiểm được quy định bởi công ty bảo hiểm. 
  • F là mức giá cước vận chuyển. 

Tuy nhiên, đối với tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ không có mức tỷ lệ cố định nào mà sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào công ty bởi trọng lượng gói hàng, cách vận chuyển để có thể xác định. Giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% mức giá của CIF hàng hóa và các sản phẩm nhập khẩu. 

Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong điều kiện CIF là gì? 

Sau khi đã nắm được định nghĩa và cách tính mức giá CIF là gì thì chúng ta sẽ cùng khám phá trách nhiệm của bên bán và bên mua như thế nào trong điều kiện CIF nhé. 

Trách nghiệm của người bán theo điều kiện CIF 

Khi sử dụng CIF trong việc vận chuyển hàng hóa, người bán cần phải đảm bảo thực hiện được toàn bộ các trách nhiệm có trong điều kiện. Người bán có trách nhiệm xử lý toàn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho đến cảng xuất, bao gồm cả cước tàu và phí bốc xếp tại cảng. Họ cũng đảm nhận thủ tục thông quan xuất khẩu, bao gồm xin giấy phép và nộp thuế.

Người bán ký hợp đồng vận chuyển với hãng tàu, thanh toán cước phí đến cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Mức bảo hiểm tối thiểu bằng giá CIF cộng thêm 10%, tính theo đơn vị tiền tệ của hợp đồng.

cif-la-gi-3

Người bán có nghĩa vụ thông báo cho người mua khi hàng đã lên tàu và khi hàng đến cảng đích để chuẩn bị nhận hàng. Đồng thời, họ phải cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết cho người mua hoặc đơn vị được ủy thác nhập khẩu, bao gồm hóa đơn thương mại, vận đơn, hợp đồng, giấy phép xuất khẩu và các chứng từ bảo hiểm liên quan.

Trách nghiệm của người mua theo điều kiện CIF 

Khi áp dụng điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight – Giá thành, Bảo hiểm và Cước phí) trong Incoterms, trách nhiệm của bên mua sẽ bắt đầu ngay khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu. Cụ thể, bên mua sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Thanh toán tiền hàng: Theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa hai bên.
  • Thực hiện thủ tục nhập khẩu: Bên mua chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thông quan hàng hóa và xin cấp phép nhập khẩu.
  • Nhận hàng: Tại cảng đích đã được quy định rõ trong hợp đồng giữa các bên.
  • Thanh toán các chi phí phát sinh: Bao gồm các chi phí phát sinh sau khi hàng hóa đã được giao lên tàu, thuế nhập khẩu và các thủ tục hải quan khi có bất kỳ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa.

cif-la-gi-4

Khi nào doanh nghiệp nên mua chi phí CIF? 

Ngoài việc nắm rõ định nghĩa và mức giá của CIF là gì thì doanh nghiệp cần phải biết được thời điểm nào nên mua chi phí này. Có một số trường hợp doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn mua hàng theo điều kiện CIF:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: CIF giúp các doanh nghiệp này giảm bớt gánh nặng quản lý chi tiết liên quan đến vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
  • Giảm thiểu rủi ro vận chuyển, tập trung kinh doanh: Người bán chịu trách nhiệm chính về vận chuyển và bảo hiểm, giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
  • Tập trung vào chuyên môn chính: CIF cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực bằng cách giao việc vận chuyển và bảo hiểm cho người bán, từ đó nâng cao hiệu quả và tập trung vào mục tiêu kinh doanh chính.
  • Mua hàng từ xa: Khi doanh nghiệp mua hàng từ xa và không trực tiếp tham gia quá trình vận chuyển, CIF giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình này.

cif-la-gi-5

Lợi ích của doanh nghiệp khi mua phí CIF là gì? 

CIF là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế, giúp giảm thiểu rủi ro, đơn giản hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích vì sao doanh nghiệp nên chọn mua phí CIF: 

  • Giảm thiểu rủi ro: Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa, giúp người mua an tâm về sự an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Quy trình đơn giản: CIF cung cấp giải pháp trọn gói bao gồm vận chuyển và bảo hiểm, giúp đơn giản hóa thủ tục giao hàng và dễ dàng tính toán chi phí cuối cùng.
  • So sánh giá dễ dàng: Giá CIF bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm, giúp người mua dễ dàng so sánh giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
  • Bảo vệ người mua: Người mua được đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đến đúng cảng đích và được bảo hiểm đầy đủ giá trị.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Người mua không cần tốn thời gian tìm kiếm nhà vận chuyển và mua bảo hiểm riêng lẻ.
  • Thúc đẩy thương mại quốc tế: CIF tạo thuận lợi cho giao dịch quốc tế bằng cách tạo dựng lòng tin và sự tiện lợi cho các bên tham gia.

cif-la-gi-6

Sự khác nhau giữa mức phí FOB và CIF là gì? 

FOB (Free on Board) và CIF (Cost, Insurance, and Freight) là hai thuật ngữ phổ biến trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc xác định trách nhiệm và chi phí giữa người mua và người bán, chúng có những điểm khác biệt quan trọng.

Điểm khác biệt của FOB và CIF 

Trong điều kiện FOB, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng xếp hàng đã thỏa thuận. Điều này có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển nội địa, thủ tục hải quan xuất khẩu và các chi phí liên quan khác cho đến khi hàng hóa được đặt lên tàu. Từ thời điểm đó, người mua chịu trách nhiệm về mọi chi phí khác, bao gồm cước vận tải biển, bảo hiểm và các thủ tục hải quan nhập khẩu.

Ngược lại, trong điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm về tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cảng đích đã thỏa thuận, bao gồm cước vận tải biển và bảo hiểm. Người bán cũng chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan xuất khẩu, trong khi người mua chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan nhập khẩu và các chi phí liên quan khác sau khi hàng hóa đến cảng đích.

cif-la-gi-7

Sự khác biệt chính giữa FOB và CIF nằm ở việc phân chia trách nhiệm và chi phí vận chuyển hàng hóa. Trong FOB, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa được giao lên tàu, trong khi trong CIF, người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa đến cảng đích. Việc lựa chọn giữa FOB và CIF phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mối quan hệ giữa người mua và người bán, khả năng tài chính và kinh nghiệm của hai bên trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế.

Trường hợp nào nên dùng CIF và nên dùng FOB? 

Sau khi đã hiểu rõ được sự khác nhau giữa FOB và CIF là gì thì bạn cần phải nắm được trường hợp nào nên sử dụng phí CIF và phí FOB. 

CIF không chỉ giúp quản lý rủi ro dễ dàng hơn khi người bán lo liệu vận chuyển và bảo hiểm, mà còn đơn giản hóa toàn bộ quy trình giao nhận hàng. Người mua có thể so sánh giá dễ dàng nhờ chi phí vận chuyển và bảo hiểm đã được bao gồm, đồng thời được bảo vệ quyền lợi khi hàng hóa được giao đến cảng đích và được bảo hiểm đầy đủ. CIF còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người mua, đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế nhờ sự tin tưởng và tiện lợi mà nó mang lại.

cif-la-gi-8

Ngược lại, phí FOB là lựa chọn tối ưu cho người mua khi họ muốn nắm quyền kiểm soát quá trình vận chuyển, từ việc quản lý đến theo dõi. Người mua sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng hóa ngay khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xuất, giúp họ chủ động trong việc quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho lô hàng có giá trị cao.

Bên cạnh đó, FOB còn giúp người mua kiểm soát chi phí vận chuyển từ cảng xuất đến cảng đích một cách minh bạch và rõ ràng. Điều này cho phép họ đánh giá chính xác các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, đồng thời tạo lợi thế trong việc đàm phán giá cước vận chuyển với các hãng vận tải.

Tổng kết

Như vậy, bạn đã có thể nắm được định nghĩa về mức phí CIF là gì thông qua những chia sẻ trên của Hoàng Hà Mobile. Việc nắm rõ định nghĩa các mức chi phí trong ngành xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có thể hoàn toàn tính toán được những chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.

Xem thêm:

Tin mới nhất
sat-thu-lien-quan-thumb
Tổng hợp 5 tướng Sát Thủ Liên Quân hot nhất đầu mùa S1 2025
game-mobile-viet-nam-thumb
Top 8 game mobile Việt Nam vừa hé lộ, siêu phẩm dịp Tết?
lazyfeel-lmht
LMHT: LazyFeel là ai? Tuyển thủ này có thành tích gì đáng nể?
tai-tranh-to-mau-con-vat-de-thuong-cho-be-37
Tải ngay 100+ bộ tranh tô màu con vật dễ thương cho bé