Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, đối với những người mới bắt đầu thì bạn cần phải tìm hiểu rất nhiều khái niệm liên quan. Chẳng hạn như bạn đã biết đến call margin là gì chưa? Call margin được là một lý thuyết cực kỳ quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư tài chính nào cũng nên hiểu rõ. Đặc biệt trong bài viết này, Hoàng Hà Mobile sẽ giúp bạn biết khi nào thì nhà đầu tư sẽ bị call margin và hành động xử lý như thế nào nhé.
Call là gì?
Để làm rõ nghĩa khái niệm call margin trong lĩnh vực đầu tư, Hoàng Hà đã tiến hành phân tích từng cụm từ trong khái niệm này. Nếu dịch sát theo nghĩa tiếng anh thì call có nghĩa là việc gọi điện thoại hay gọi tên ai đó. Tuy nhiên, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau thì từ call sẽ được hiểu theo ý nghĩa tương xứng.
Trong đó, call còn được gọi là quyền chọn mua (call option), là một công cụ tài chính phổ biến trong thị trường chứng khoán và giao dịch phái sinh. Đây là một loại hợp đồng cho phép người nắm giữ quyền chọn mua một tài sản cụ thể với một mức giá xác định (giá thực hiện) trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi một nhà đầu tư mua quyền chọn call, họ kỳ vọng rằng giá của tài sản sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu giá thực tế của tài sản vượt qua giá thực hiện của quyền chọn, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền mua tài sản đó với mức giá thấp hơn. Chẳng hạn nếu một quyền chọn call có giá thực hiện là 50 USD và giá thị trường của tài sản tăng lên 70 USD, nhà đầu tư có thể mua tài sản với giá 50 USD và bán ra ngay lập tức để kiếm lợi nhuận.
Margin là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu khái niệm call margin là gì, bạn cần biết về giao dịch margin là gì nhé. Margin có thể được coi là số tiền mà nhà đầu tư cần phải đặt cọc để mở và duy trì các vị thế giao dịch sử dụng đòn bẩy. Việc sử dụng margin cho phép nhà đầu tư vay mượn tiền từ nhà môi giới. Từ đó gia tăng khả năng đầu tư và tiềm năng lợi nhuận. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với rủi ro cao hơn, do đó yêu cầu sự hiểu biết và quản lý rủi ro cẩn thận.
Khi nhà đầu tư mở tài khoản margin, họ sẽ ký một hợp đồng với nhà môi giới, cho phép họ vay mượn một phần vốn cần thiết để thực hiện giao dịch. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu, hay còn gọi là tỷ lệ margin, được quy định bởi nhà môi giới và có thể thay đổi tùy theo loại tài sản cũng như điều kiện thị trường. Ví dụ, nếu tỷ lệ margin yêu cầu là 50%, nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần đặt cọc 50% giá trị giao dịch, phần còn lại sẽ được vay từ nhà môi giới.
Việc sử dụng margin có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro. Trong trường hợp giá trị tài sản giảm, nhà đầu tư không chỉ phải đối mặt với việc mất tiền đầu tư ban đầu. Bạn cần phải bị yêu cầu nạp thêm tiền vào tài khoản để duy trì tỷ lệ margin cần thiết hay còn được gọi là call margin.
Call margin là gì?
Call margin xuất hiện trong các giao dịch chứng khoán, ngoại hối và hợp đồng tương lai. Call margin xảy ra khi giá trị tài sản mà nhà đầu tư nắm giữ giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu của nhà môi giới. Dẫn đến việc nhà đầu tư phải nạp thêm tiền hoặc tài sản để duy trì vị thế giao dịch của mình.
Sự kiện call margin có thể xảy ra đột ngột và ảnh hưởng lớn đến chiến lược đầu tư của nhà đầu tư. Trong một thị trường biến động, giá chứng khoán có thể giảm nhanh chóng. Khiến nhà đầu tư không kịp phản ứng và đối mặt với nguy cơ mất mát tài chính lớn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy cao. Bởi vì rủi ro tài chính càng lớn khi họ vay nhiều tiền từ nhà môi giới.
Lưu ý quan trọng, nếu bạn không thực hiện yêu cầu từ call margin thì các công ty chứng khoán sẽ được quyền bán cổ phiếu của bạn đi để bù vào khoản lỗ. Hay nói cách khác thì đây là phương án để bạn thanh toán nợ cho công ty chứng khoán. Chính vì thế, nếu không may nhận được call margin thì bạn cần nhanh chóng tìm cách giải quyết để tránh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của mình nhé.
Nhà đầu tư chứng khoán sẽ bị call margin khi nào?
Như những thông tin vừa rồi, chúng ta cũng đã biết sơ lược về call margin là gì. Và trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà đầu tư bị call margin. Chính vì thế, việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Sự biến động của thị trường
Trong các giai đoạn thị trường không ổn định, giá trị tài sản có thể giảm đột ngột, dẫn đến việc nhà đầu tư phải đối mặt với tình huống call margin. Sự biến động này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tin tức kinh tế, thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương, hoặc những sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Khi thị trường chứng khoán hoặc tài sản nào đó trải qua một cú sốc lớn, giá trị cổ phiếu có thể giảm nhanh chóng. Nếu nhà đầu tư đã sử dụng margin để đầu tư, giá trị tài sản trong tài khoản sẽ giảm, khiến tỷ lệ ký quỹ không còn đủ để duy trì vị thế.
Trong một số trường hợp, ngay cả những biến động tích cực cũng có thể tạo ra rủi ro cho nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư đầu tư quá mạnh vào một cổ phiếu và giá tăng vọt, bạn có thể cảm thấy hưng phấn và quyết định vay thêm tiền để mở rộng vị thế. Tuy nhiên, nếu sau đó giá cổ phiếu bất ngờ quay đầu giảm, nhà đầu tư sẽ gặp phải rủi ro cao hơn và có thể bị call margin.
Thêm vào đó, những thông tin về lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, hoặc chính sách kinh tế của chính phủ có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Khi có thông tin không lạc quan, nhà đầu tư thường có xu hướng bán tháo, làm tăng mức độ biến động và tạo ra nguy cơ call margin.
Sử dụng quá nhiều đòn bẩy
Đòn bẩy được xem là con dao 2 lưỡi, nó có thể giúp cho nhà đầu tư giàu lên trong phút chốc, nhưng sẽ khiến bạn trắng tay chỉ sau một đêm. Quy luật của đòn bẩy là bạn chỉ cần nộp một phần nhỏ giá trị giao dịch và vay phần còn lại từ nhà môi giới. Điều này tạo ra cơ hội lớn để kiếm lợi nhuận, nhưng cũng đi kèm với nguy cơ lớn hơn. Do đó, việc hiểu rõ về call margin là gì sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro đầu tư tài chính.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư mở một vị thế lớn bằng cách sử dụng đòn bẩy 10:1. Chỉ cần một biến động nhỏ trong giá tài sản cũng có thể làm thay đổi đáng kể giá trị tài khoản của mình. Nếu giá trị tài sản giảm chỉ 10%, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với call margin, buộc bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
Sử dụng quá nhiều đòn bẩy cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có ít không gian để chịu đựng các biến động giá. Trên thị trường chứng khoán hiện nay, như thời điểm có tin tức kinh tế quan trọng hoặc các sự kiện địa chính trị, giá tài sản có thể biến động mạnh. Nếu nhà đầu tư không chuẩn bị cho những tình huống này, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng call margin khi thị trường không đi theo hướng mình mong muốn.
Không theo dõi thường xuyên tình hình tài chính
Trong môi trường đầu tư biến động như hiện nay, việc cập nhật liên tục thông tin là cực kỳ quan trọng để bảo vệ vốn và duy trì tỷ lệ ký quỹ. Những lúc bạn không thường xuyên theo dõi tình hình tài chính, bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ những tín hiệu cảnh báo về sự biến động của thị trường.
Ví dụ, nếu một cổ phiếu mà bạn đã đầu tư vào bất ngờ giảm giá do thông tin bất lợi từ công ty hoặc sự kiện kinh tế. Nhưng nhà đầu tư không nắm bắt kịp thời, giá trị tài sản trong tài khoản sẽ giảm nhanh chóng. Hậu quả là dẫn đến việc vi phạm yêu cầu ký quỹ và tạo ra tình huống call margin.
Thêm vào đó, sự thiếu cập nhật thông tin cũng có thể khiến nhà đầu tư không nhận thức được các thay đổi trong điều kiện thị trường. Nếu không theo dõi các chỉ số kinh tế, xu hướng ngành nghề, hoặc thông tin về các công ty trong danh mục đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không có cái nhìn đầy đủ về những rủi ro đang tiềm ẩn. Chính vì thế sẽ làm tăng nguy cơ phải đối mặt với call margin khi thị trường thay đổi bất ngờ.
Lưu ý để hạn chế bị call margin
Cách hạn chế nguy cơ bị call margin là gì? Nhà đầu tư cần thực hiện một số biện pháp quản lý rủi ro và theo dõi tình hình tài chính một cách chặt chẽ. Chẳng hạn như bạn có thể theo dõi thường xuyên danh mục đầu tư của mình. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin về diễn biến thị trường, các báo cáo tài chính của công ty và các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Quan trọng nhất, nếu bạn có sử dụng đòn bẩy trong đầu tư chứng khoán thì cần phải biết cách quản lý nó một cách thật khôn ngoan. Nhà đầu tư cần xác định mức độ đòn bẩy hợp lý và không nên vay mượn quá nhiều so với vốn tự có. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị call margin trong trường hợp thị trường biến động.
Thêm vào đó, sử dụng lệnh dừng lỗ là một công cụ quan trọng để bảo vệ vốn đầu tư. Nhà đầu tư nên đặt lệnh dừng lỗ ở mức giá phù hợp để tự động bán tài sản khi giá giảm xuống dưới ngưỡng cho phép. giải pháp này góp phần hạn chế thua lỗ và bảo vệ tài sản trong tình huống thị trường không thuận lợi.
Ngoài ra, nhà đầu tư nên thường xuyên đánh giá và điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ trong tài khoản của mình. Nếu tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới mức yêu cầu, cần nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc điều chỉnh danh mục đầu tư để đảm bảo vẫn đáp ứng được yêu cầu ký quỹ.
Kết luận
Như thế, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về call là gì? margin là gì? và call margin là gì? Trong đó, call margin là một khái niệm quan trọng trong giao dịch tài chính, đặc biệt trong môi trường đầu tư sử dụng ký quỹ. Chính vì thế, việc hiểu rõ về call margin và các nguyên nhân dẫn đến tình huống này là rất cần thiết để nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Xem thêm: