BOD-la-gi

BOD là gì? Chức năng và nhiệm vụ của BOD

XEM NHANH

BOD là gì là câu hỏi làm nhiều người trong chúng ta thắc mắc. Tuy nhiên, nếu giải nghĩa, BOD hoàn toàn rất quen thuộc và xuất hiện nhiều lần trong cuộc sống công việc của bạn. Đây là một nhóm người có vị trí quyết định trong một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra các kết quả cuối cùng nhằm đưa tổ chức phát triển lớn mạnh nhất. Cùng Hoàng Hà Mobile tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về BOD

BOD vốn là một cụm từ khá quen thuộc và thường thấy trong nhiều doanh nghiệp, công ty. Nó được viết tắt của một dãy từ tiếng Anh. Ý nghĩa sẽ quen thuộc với nhiều người, bởi lẽ, mỗi ngày có thể bạn đều đang tiếp xúc. Các khái niệm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi liên quan.

Khái niệm BOD là gì?

BOD là cụm từ viết tắt của Board of Directors, nghĩa là ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị. Tùy theo cơ cấu tổ chức, thành lập và hoạt động riêng mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những tên gọi khác nhau. Họ sẽ là một nhóm người từ 2 người trở lên, có nhiệm vụ quản lý, điều hành trực tiếp doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là những đại diện pháp luật và đại diện công ty đàm phán, gặp gỡ, giải quyết các vấn đề lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào.

BOD-la-gi-6
Khái niệm BOD nghĩa là ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị

Các bộ phận trong BOD là gì?

BOD được gọi chung là ban giám đốc hoặc cũng có thể là hội động quản trị. Sẽ không có nhiều bộ phận hoặc phân chia trong một số công ty gia đình nhỏ, có quy mô hoạt động nhất định trong một khu vực hoặc ngành nghề. Đối với những tập đoàn, công ty có quy mô lớn, BOD lại là một vị trí quan trọng, phân chia thành nhiều vị trí khác nhau, đảm nhận các nhiệm vụ riêng. Cụ thể:

  • Chủ tịch: Người đứng đầu của công ty, doanh nghiệp. Đây là nhân vật có quyền lực tối cao, quan trọng để đưa ra mọi quyết định cuối cùng liên quan đến sự phát triển, tồn – vong của bất kỳ một tổ chức nào.
  • Ban giám đốc đối nội: Một nhóm người được phân chia quản lý các hoạt động, bộ phận trong công ty như bộ phận kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kế toán, tài chính, bộ phận sản xuất,…
  • Ban giám đốc đối ngoại: Tương tự, giám đốc đối ngoại sẽ có nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động duy trì mối quan hệ, hợp tác cũng như đàm phán với đối tác. Đồng thời những vấn đề bên ngoài, truyền thông và pháp luật của công ty. 
BOD-la-gi-1
Các BOD phân chia thành nhiều vị trí khác nhau

Chức năng của BOD là gì trong công ty?

Chức năng cơ bản của BOD là:

  • Lên kế hoạch, chiến lược để công ty phát triển và hoạt động tốt nhất.
  • Quản trị các chiến lược liên quan đến kinh doanh, sản phẩm, marketing và phân phối.
  • Thực hiện những vấn đề, yêu cầu của cổ đông đưa ra một cách hợp lý và đồng phát triển.
  • Tối ưu hóa hoạt động tài chính, kiểm toán một cách hiệu quả.
  • Xây dựng và phát triển tệp khách hàng, đối tác của công ty.
  • Xây dựng đối ngũ nhân sự mạnh, giỏi và phát huy tối đa điểm mạnh của mình để công ty phát triển nhất.
  • Đảm bảo lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. 
BOD-la-gi-2
Chức năng của BOD trong công ty

Nhiệm vụ của BOD trong doanh nghiệp

Mỗi BOD trong bên giám đốc đều đảm nhận một công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Mục đích cuối cùng chính là cùng hợp tác để đưa tổ chức không ngừng phát triển đến vị trí cao hơn. Vậy trách nhiệm và ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp như thế nào? Câu trả lời dành cho bạn dưới đây. 

Góp sức định hướng và đề ra kế hoạch phát triển

Người lãnh đạo có trách nhiệm đánh giá, nhận định và đề ra các chính sách phát triển công ty. Đồng thời, đây cũng là những người nhìn nhận sâu rộng, đánh giá khách quan mọi vấn đề nội bộ bên trong. Cân bằng và phát triển một cách đồng bộ mới là cách đưa tổ chức phát triển an toàn, bền vững nhất. Chính vì thế, nắm rõ trách nhiệm của BOD là gì là điều quan trọng và không hề đơn giản.

BOD-la-gi-3
BOD góp sức định hướng và đề ra kế hoạch phát triển

Giám sát và đánh giá hoạt động của tổ chức

Tuy là người đề ra chiến lược cùng chính sách hoạt động nhưng BOD không trực tiếp thực hiện? Vậy nhiệm vụ lúc này của BOD là gì? Họ sẽ quản lý, giảm sát và đánh giá hoạt động đối với BOM (Board of management) hay còn được gọi là ban điều hành. Từ những kết quả thực tế từ tình hình công ty, BOD sẽ quyết định liệu có nên tiếp tục thực hiện chiến lược, điều chỉnh và thay đổi cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế hơn.

BOD-la-gi-4
BOD giám sát và đánh giá hoạt động của tổ chức

Quản lý khoản mục tài chính

Nhiệm vụ này của BOD là gì? Cụ thể, ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị sẽ có nhiệm vụ quản lý tài chính, những mục đầu tư lớn hoặc tổng chi phí cho một chiến lược, kế hoạch nào đó. Đặc biệt, bảng báo cáo tài chính hàng tháng, hàng năm cũng được BOD thông qua nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi cổ đông đồng thời đảm bảo tổ chức có thể hoạt động sinh lời.

BOD-la-gi-5
BOD quản lý khoản mục tài chính

Giữ mối quan hệ với các cổ đông, đối ngoại

Ngoại giao, giữ mối quan hệ tốt và hiệu quả giữa các cổ đông trong công ty là nhiệm vụ lớn của BOD. Mỗi cổ đông đều nắm quyền với mức độ quan trọng khác nhau trong tập đoàn. Chính vì thế, ban giám đốc cần phải có cách xây dựng nên một tập thể hội đồng quản trị thống nhất, đoàn kết và hoạt động hiệu quả. Đồng thời, đối ngoại với đối tác, giữ mối quan hệ với những khách hàng lớn cũng là điều mà BOD luôn dành sự quan tâm đến trong quá trình làm việc. 

BOD-la-gi-10
BOD giữ mối quan hệ với các cổ đông, đối ngoại

Những yếu tố để trở thành BOD là gì?

BOD có vai trò lớn trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để có thể trở thành một thành viên trong hội đồng BOD, bạn phải cần có cho mình nhiều kỹ năng cũng như các kiến thức rộng. Điều này đòi hỏi chính bản thân chúng ta phải không ngừng cố gắng, học tập và vươn lên nhiều hơn trong con đường sự nghiệp và phát triển bản thân của mình. Các yếu tố cần và đủ để có thể trở thành BOD.

Kỹ năng lãnh đạo

Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu mà mọi BOD đều bắt buộc phải có. Là một người quản lý ở cấp bậc cao nhất, trực tiếp quản lý hàng nghìn, hàng trăm hoặc cũng có thể hàng chục nhân viên. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo rất cần thiết và quan trọng. BOD có kỹ năng này mới có thể quản lý và vận hành mượt mà bộ máy lãnh đạo cũng như bộ máy hoạt động của toàn bộ công ty. 

BOD-la-gi-7
Kỹ năng quản lý, lãnh đạo của BOD

Tầm nhìn xa, đánh giá vấn đề tốt

Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng phát triển và đi lên. Chúng ta không thể dậm chân mãi ở một vị trí. Và những người đi đầu chính là người đưa ra các chiến lược, kế hoạch để phát triển. Một tầm nhìn xa, trông rộng, đánh giá vấn đề, tình trạng thực tế của tổ chức và chớp lấy thời cơ tốt sẽ đưa doanh nghiệp đi xa hơn nữa. Chính vì vậy, đây cũng được xem là yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến những điều mà cần ở BOD là gì.

BOD-la-gi-8
Tầm nhìn xa, đánh giá vấn đề tốt

Khả năng tận dụng, sử dụng nhân tài hiệu quả

Kỹ năng quản trị nhân sự là một kỹ năng quan trọng tiếp theo mà chúng ta không thể bỏ qua. Bạn sẽ không thể vận hành tốt nếu thiếu đi nhân viên, các cộng sự của mình. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân tài một cách hiệu quả chính là tạo cơ hội cho họ cống hiến, phát huy điểm mạnh tối đa để đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên. Các chiến lược nhân sự là yếu tố cốt lõi bên trong để doanh nghiệp có thể tồn tại và có những biến đối tích cực. 

BOD-la-gi-9
Kỹ năng cần có để trở thành BOD là gì?

Quan hệ tốt và ngoại giao rộng

Kỹ năng ngoại giao và đàm phán, nói chuyện là một phần của bộ yếu tố kỹ năng của BOD. Đây không hoàn toàn là tài năng bẩm sinh. Kỹ năng này cần một thời gian luyện tập, tiếp xúc và tôi luyện mới có thể hình thành và hoàn thiện. Người lãnh đạo không chỉ đối nội với người trong công ty mà còn các đối tác, khách hàng bên ngoài. 

BOD-la-gi-13
Quan hệ tốt và ngoại giao rộng

Đạo đức và phẩm chất tốt

Yếu tố quan trọng cuối cùng để bạn có thể trở thành BOD, đó là phẩm chất, đạo đức. Một cụm từ chúng ta hay nghe và tưởng chừng như nó đơn giản, không đặt nhiều sự quan tâm. Thế nhưng, đây lại là yếu tố có tính quyết định liệu bạn có thể là BOD hay không từ những người xung quanh và nhân viên. Một BOD có đạo đức tốt sẽ giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích của tất cả mọi người, đưa ra chiến lược hoạt động công tâm và hiệu quả nhất. 

BOD-la-gi-12
Đạo đức và phẩm chất tốt

Những yếu tố để xây dựng đội ngũ BOD là gì?

BOD là ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị. Đó không chỉ là một người mà là một nhóm người. Vì thế, ai sẽ là BOD và hội đồng cần làm như thế nào để hoạt động, quản lý hiệu quả. Một ban giám đốc giỏi, có tính thần trách nhiệm, tầm nhìn xa và đoàn kết tốt sẽ giúp doanh nghiệp đi lên.

Lựa chọn thành viên kỹ lưỡng và đáp ứng các tiêu chí

Sẽ không đơn giản và dễ dàng để một ai đó có thể trở thành BOD. Người làm BOD cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố được đưa ra trên đây. Đồng thời, đối với từng doanh nghiệp, tùy vào ngành nghề kinh doanh mà giám đốc sẽ cần thêm một số yếu tố khác. Mỗi thành viên là một phần trong BOD, vì thế lựa chọn kỹ lưỡng sẽ giúp ban giám đốc làm việc tốt hơn.

BOD-la-gi-15
Lựa chọn thành viên kỹ lưỡng và đáp ứng các tiêu chí

Sự phối hợp, hợp tác hiệu quả

Tinh thần làm việc nhóm, teamwork là một phần quan trọng khi nhắc đến yếu tố cần có để trở thành BOD là gì. Một nhóm BOD muốn hoạt động có hiệu quả thì yếu tố làm việc nhóm phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi người một nhiệm vụ riêng, quản lý và hoạt động nhịp nhàng nhất. Từ đó, quy trình hoạt động của cả công ty cũng hiệu quả theo. Kết quả mang đến là một tập thể đi lên, phát triển vững mạnh. 

BOD-la-gi-11
Sự phối hợp, hợp tác hiệu quả của BOD

Minh bạch trong vận hành, hoạt động

Minh bạch trong vận hành BOD là gì? Nghĩa là BOD phải minh bạch, rõ ràng mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân trong công ty. Đồng thời, việc đưa ra các chính sách, quy định công khai trong khi làm việc cũng giúp cho nhân viên tin tưởng và có cơ sở để cống hiến hơn. Điều này cũng làm thành phần quan trọng trong bộ mặt truyền thông của doanh nghiệp.

BOD-la-gi-16
Minh bạch trong vận hành, hoạt động

Lời kết

BOD là gì và nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào đều những điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên quan tâm. Đây là đội ngũ đi đầu, quản lý và quyết định trực tiếp đến sự tồn vong, phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trên đây đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật các thông tin mới, hấp dẫn nhất. 

Xem thêm:

Tin mới nhất
doi-hinh-meta-14-13-thumb
Khám phá ngay top 3 đội hình meta 14.13 mạnh nhất
nhan-dinh-anh-vs-thuy-si-thumb
Nhận định Anh vs Thụy Sĩ: Tam Sư chưa hẳn là nhỉnh hơn?
david-cyberpunk-1
Cyberpunk 2077: Cách lấy áo khoác của David Martinez
Cách xem điểm, tính điểm tốt nghiệp THPT 2024