Bạn có biết về “điện thoại Tàu” cách đây mười mấy năm không?

XEM NHANH

Từ thời điểm giữa những năm 2000, thị trường điện thoại ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh, đi kèm với rất nhiều mẫu mã ra đời. Ngoài những thương hiệu đình đám như Nokia, Sony Ericsson, Motorola,… thì còn tồn tại một dòng máy với tên chung là điện thoại Tàu – có xuất xứ từ Trung Quốc. Những dư âm của thiết bị này vẫn đọng lại trong tâm trí của nhiều người, thậm chí còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý mua hàng hiện nay.

1. Giá cực rẻ

Không thể khác được khi nói về điện thoại Trung Quốc. Những sản phẩm này giá đều rất rẻ, chỉ bằng khoảng 1/3 với những mẫu máy có ngoại hình tương đương. Thời điểm ấy những chuỗi hệ thống lớn (như Hoàng Hà Mobile) vẫn khá ít, điện thoại Tàu được phân phối ở những cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ từ miền quê tới thành phố, thậm chí có thể mua mà chẳng cần hộp.

điện thoại tàu

2. Giao diện màu mè & Nhiều tiện ích hay ho

Những sản phẩm này thường được sản xuất dựa theo nhiều mẫu máy nổi tiếng khác, nên nó có ngoại hình khá bắt mắt. Thậm chí, nó còn được cải biên thêm nên chúng ta có thể nhận được những tiện ích thú vị như:

  • Hỗ trợ lên tới 3 sim + thẻ nhớ MicroSD
  • Tiện ích con: Cài đặt, Mail, Nhạc, Lịch,… ở ngay cạnh dưới màn hình thuận tiện thao tác
  • Phím tắt chụp ảnh nhanh
  • Camera selfie
điện thoại tàu
Thiết kế ấn tượng của một trong những mẫu máy như vậy

Nói về giao diện, những icon được thiết kế theo phong cách bóng bảy, làm nổi khối, và khá màu mè. Các tiện ích được phân chia khá tốt, như: Đa phương tiện, SIM, Danh bạ, Tin nhắn,… và hỗ trợ cả GPRS. Có một điểm hơi bất tiện, đó là các dòng máy Tàu này rất khó hoặc không cài được thêm Giao diện, Trò chơi,…

3. Không ổn định

Có lẽ đúng theo quan niệm “tiền nào của nấy”, những sản phẩm này thường mang tới trải nghiệm không thực sự tốt như:

  • Tụt pin rất nhanh: Hầu hết đều không trụ được hết 1 ngày, dù nhu cầu sử dụng điện thoại khi ấy không quá nhiều. Khách hàng thường phải trang bị 1-2 viên pin dự phòng nếu có việc đi xa hoặc dùng liên tục.
  • Cảm ứng “có cũng như không”: Một số dòng máy hỗ trợ cảm ứng điện trở và cây bút “stylus” để chơi game, nhưng sau một thời gian rất ngắn thì cảm ứng sẽ bị loạn. Người dùng đành phải dùng bàn phím thao tác.
  • Dễ hỏng hóc: Màn hình cũng như loa ngoài của điện thoại xuống cấp khá nhanh. Bàn phím cũng dễ trôi màu sơn. Và thường khi máy bị hư sẽ không có linh kiện thay thế, vì hầu hết máy đều không phân phối chính hãng.

Còn điện thoại Trung Quốc bây giờ?

Trên đây là TOP 5 thương hiệu xuất xưởng điện thoại lớn nhất toàn cầu, trong đó có 3 cái tên từ Trung Quốc. Đó là còn chưa kể rất nhiều thương hiệu khác đều có tiếng tăm như Realme, OnePlus, Tecno, Meizu,… và đừng quên Huawei cũng từng rất mạnh mẽ. Từ những thiết bị không tên, điện thoại Trung Quốc đang từng bước khẳng định mình trên thị trường, cạnh tranh quyết liệt với những tên tuổi từ Mỹ hay Hàn Quốc.

Hiện nay, các sản phẩm từ Trung Quốc vẫn bị một số ít khách hàng đánh giá không cao vì “ám ảnh quá khứ”. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận những ưu điểm như: Cấu hình mạnh, thiết kế ấn tượng thường khá vượt trội so với các đối thủ khác cũng tầm giá. Vì thế, quan điểm “điện thoại Trung Quốc là không tốt“, có lẽ nên trở thành dĩ vãng…

THAM KHẢO ĐIỆN THOẠI GIÁ RẺ

Tạm kết

Bạn có thấy hấp dẫn với những thông tin trên không nào? Hãy theo dõi trang tin tức Hoàng Hà Mobile thường xuyên để cập nhật những sản phẩm và xu hướng công nghệ cực hot nhé!

Và đừng quên truy cập kênh YouTube Hoàng Hà Channel để theo dõi những video viral về công nghệ thú vị.

Tin mới nhất
game-thiet-ke-thoi-trang-thumb
TOP 13 game thiết kế thời trang trên điện thoại được yêu thích nhất hiện nay
asphalt-8-thumb
Asphalt 8: Airborne – Game đua xe miễn phí cực hay
vivavideo-thumbnail
VivaVideo – Trình chỉnh sửa video hay nhất
Top 20 tựa game đua xe hay nhất trên điện thoại, máy tính