Một vài điểm chết nhỏ trên màn hình máy tính, laptop thường không ảnh hưởng quá lớn đến trải nghiệm sử dụng. Tuy nhiên, nếu số lượng điểm chết nhiều hoặc chúng nằm ở vị trí quan trọng sẽ gây cản trở đến trải nghiệm làm việc, giải trí của chúng ta. Vậy điểm chết màn hình máy tính là gì? Có lan rộng ra hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Điểm chết màn hình máy tính là gì?
Mỗi điểm ảnh trên màn hình được tạo thành từ các subpixel màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Khi một hoặc nhiều subpixel này bị hỏng, điểm ảnh đó sẽ không thể hiển thị màu sắc đúng. Hay còn gọi là điểm chết màn hình.
Đây là một lỗi thường gặp trên màn hình máy tính, laptop. Hiểu một cách đơn giản, tình trạng này diễn ra khi một hoặc nhiều điểm ảnh (hay còn gọi là pixel) trên màn hình không thể hiển thị màu sắc đúng như các điểm ảnh xung quanh. Điểm chết thường xuất hiện dưới dạng một chấm nhỏ màu đen, trắng hoặc một màu sắc khác biệt so với phần còn lại của màn hình.
Các loại điểm chết
Điểm chết trên máy tính thường được phân loại dựa trên màu sắc và khả năng hiển thị của chúng. Biết được từng loại điểm chết cụ thể sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp. Một số loại điểm chết có thể dễ khắc phục, ngược lại có những loại điểm chết bắt buộc phải sửa chữa và thay thế. Dưới đây là các loại điểm chết phổ biến hay:
Điểm chết hoàn toàn (Black Pixel)
Tình trạng này là một điểm ảnh trên màn hình không thể hiển thị bất kỳ màu sắc nào, luôn luôn và duy nhất chỉ có màu đen. Điểm chết hoàn toàn có thể gây khó chịu, đặc biệt khi làm việc đồ họa hoặc xem phim.
Nguyên nhân chính có thể là do lỗi trong quá trình sản xuất màn hình, một số điểm ảnh có thể bị hỏng hoàn toàn, dẫn đến tình trạng điểm chết. Ngoài ra, việc người dùng làm va đập mạnh, áp lực lên màn hình thiết bị cũng có thể gây ra điểm chết hoàn toàn.
Đặc điểm:
- Màu đen: Điểm chết màn hình hoàn toàn luôn có màu đen, không thể thay đổi.
- Không phản ứng: Cho dù bạn thay đổi hình nền, độ sáng màn hình, điểm chết vẫn giữ nguyên màu đen.
Các nhận biết: Đặt hình nền màu trắng để dễ dàng nhận biết các điểm đen.
Điểm chết mắc kẹt (Stuck Pixel)
Lỗi này là một điểm ảnh hoặc một nhóm điểm ảnh không hiển thị màu sắc đúng hoặc bị mắc kẹt ở một màu nhất định, không thể thay đổi. Nói cách khác, đó là một “vết sẹo” nhỏ trên màn hình của bạn, thường xuất hiện dưới dạng một điểm sáng, tối hoặc có màu sắc bất thường.
Ngoài nguyên nhân từ phía nhà sản xuất, lỗi mạch điều khiển màn hình hoặc các linh kiện khác cũng có thể dẫn đến điểm chết mắc kẹt.
Điểm chết thường không gây hại đến thiết bị của bạn và cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của màn hình. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm trải nghiệm sử dụng, đặc biệt là khi điểm chết nằm ở vị trí trung tâm hoặc có kích thước lớn.
Điểm chết sáng (Hot Pixel)
Khi phân loại điểm chết màn hình, điểm chết sáng cũng là một loại lỗi thường gặp trên máy tính, laptop. Trường hợp này xảy ra khi một điểm ảnh (pixel) trên màn hình luôn sáng hơn các điểm ảnh xung quanh, thường có màu trắng hoặc đỏ. Điểm chết sáng làm giảm độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh, đặc biệt khi xem các nội dung có màu sắc tối.
Điểm chết sáng thường xuất phát từ lỗi trong quá trình sản xuất màn hình, khiến một hoặc nhiều subpixel trong điểm ảnh bị kích hoạt liên tục.
Đặc điểm:
- Luôn sáng: Điểm chết sáng sẽ luôn sáng, dù bạn có thay đổi hình nền hay nội dung hiển thị.
- Màu sắc: Thường có màu trắng hoặc đỏ, nhưng cũng có thể có màu sắc khác tùy thuộc vào subpixel bị lỗi.
- Vị trí: Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình.
Cách nhận biết: Cách đơn giản nhất để phát hiện điểm chết sáng là đặt hình nền màu đen. Các điểm sáng sẽ nổi bật rõ trên nền tối.
Nguyên nhân dẫn đến việc màn hình có điểm chết
Khi biết được nguyên nhân gây ra điểm chết, bạn có thể tìm ra các biện pháp để tránh lặp lại tình trạng này ở các thiết bị khác, đồng thời có cách bảo quản thiết bị hợp lý hơn. Nếu điểm chết do lỗi sản xuất, hay sự cố phần cứng, bạn có thể yêu cầu bảo hành. Còn nếu do tác động vật lý, bạn có thể cân nhắc các giải pháp khác như thay thế màn hình.
Lỗi sản xuất
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng điểm chết màn hình. Trong quá trình sản xuất màn hình hàng triệu pixel nhỏ li ti được sắp xếp lại với nhau để tạo nên hình ảnh. Mỗi pixel này thực chất là một điểm sáng nhỏ có thể phát ra các màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất công nghiệp, dù là sử dụng dây chuyền công nghệ cao cũng vẫn không thể tránh khỏi việc một số pixel bị lỗi và không hoạt động đúng như mong muốn.
Tác động vật lý
Tác động vật lý là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hỏng hóc thiết bị điện tử, đặc biệt là màn hình. Khi các thiết bị này tiếp xúc với các lực bên ngoài quá mức, các linh kiện bên trong có thể bị hư hỏng, gây ra các vấn đề như điểm chết, sọc màn hình, thậm chí là không hoạt động. Các loại tác động vật lý thường gặp đó là: va chạm mạnh, uốn cong, nhiệt độ quá tải, rơi vào nước,..
Hậu quả của tác động vật lý chính là khiến các pixel trên màn hình bị hư hỏng, không hiển thị được màu sắc và đây chính là tình trạng điểm chết trên laptop, máy tính mà người dùng gặp phải.
Sự cố phần cứng
Ngoài 2 nguyên nhân phổ biến kể trên, một số sự cố phần cứng khác như lỗi card đồ họa, cáp kết nối cũng có thể gây ra điểm chết, từ đó làm giảm độ sắc nét và độ trung thực của hình ảnh.
Cách kiểm tra điểm chết màn hình
Điểm chết thường khó nhận biết khi thiết bị của bạn đang hiển thị những nội dung phức tạp. Không những vậy, một số điểm chết còn quá nhỏ và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Để kiểm tra xem màn hình máy tính, laptop của bạn có bị điểm chết hay không, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Sử dụng màn hình màu trơn (đơn sắc)
Tắt nguồn hoặc khởi động lại thiết bị: Khi màn hình hiển thị logo hoặc nền một màu, hãy quan sát kỹ để xem có bất kỳ điểm sáng, tối hoặc có màu sắc khác biệt nào xuất hiện không.
Di chuyển các icon trên màn hình
Nhấn giữ và kéo: Nhấn giữ một biểu tượng ứng dụng bất kỳ trên màn hình và kéo nó di chuyển xung quanh. Nếu có điểm nào đó mà biểu tượng không thể di chuyển được, rất có thể đó là điểm chết màn hình.
Sử dụng camera
Mở ứng dụng camera trên thiết bị và che ống kính lại. Lúc này, màn hình sẽ hiển thị màu đen. Quan sát kỹ màn hình để xem có bất kỳ điểm sáng hoặc điểm màu nào xuất hiện không.
Sử dụng phần mềm kiểm tra điểm chết
- Injured Pixel (Windows): Đây là một phần mềm chuyên dụng để kiểm tra điểm chết trên màn hình máy tính. Phần mềm này cung cấp nhiều màu sắc khác nhau để bạn dễ dàng phát hiện điểm chết.
- LCD Dead Pixel Buddy: Tương tự như Injured Pixel, phần mềm này cũng giúp bạn kiểm tra điểm chết một cách hiệu quả điểm chết.
Tác hại của điểm chết trên màn hình tới người dùng
Điểm chết tuy không phải là lỗi quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người dùng.
Giảm chất lượng hình ảnh: Điểm chết làm giảm độ sắc nét và độ trung thực của hình ảnh, khiến hình ảnh hiển thị không được hoàn hảo. Càng nhiều điểm chết, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh càng lớn.
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: Điểm chết gây khó chịu, đặc biệt khi nằm ở vị trí trung tâm màn hình hoặc khi bạn đang sử dụng thiết bị để làm việc hoặc giải trí đòi hỏi độ chính xác cao.
Ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ: Điểm chết làm giảm tính thẩm mỹ của thiết bị, khiến thiết bị trông cũ kỹ và kém sang trọng hơn.
Điểm chết màn hình có lan rộng ra không?
Một điểm chết tương tương với một pixel hoặc nhóm pixel bị hỏng và không thể hiển thị màu sắc đúng cách. Nhiều người lo lắng rằng điểm chết này sẽ lan rộng ra các vùng khác trên tấm nền máy tính, tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra.
Mỗi pixel trên màn hình hoạt động độc lập với các pixel khác. Khi một pixel bị hỏng, nó sẽ không ảnh hưởng đến các pixel xung quanh. Điểm chết thường do lỗi sản xuất hoặc tác động vật lý ngay tại điểm đó, chứ không phải do một nguyên nhân nào đó lan tỏa trên toàn bộ màn hình.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ:
- Màn hình bị hư hỏng nặng: Nếu thiết bị chẳng may bị va đập mạnh, uốn cong hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, rơi vào nước quá lâu có thể gây ra các hư hỏng lan rộng và dẫn đến nhiều điểm chết xuất hiện.
- Lỗi phần cứng nghiêm trọng: Trong một số trường hợp hiếm hoi, lỗi phần cứng nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng điểm chết lan rộng trên màn hình.
Những cách khắc phục điểm chết trên màn hình
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể khắc phục hoàn toàn vì điểm chết chủ yếu xảy ra do lỗi phần cứng, nhưng bạn có thể thử một số cách sau đây để cải thiện tình hình.
Sử dụng phần mềm của bên thứ 3: Các phần mềm này thường sử dụng phương pháp nhấp nháy các pixel xung quanh điểm chết với các màu sắc và tần số khác nhau. Mục tiêu là kích thích các pixel bị kẹt, giúp chúng trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các phầm mềm này sẽ có tỷ lệ đạt hiệu quả khác nhau. Đối với các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc do lỗi phần cứng, phần mềm có thể không mang lại hiệu quả.
Áp lực vào điểm chết: Dùng một vật mềm, sạch như miếng vải mềm ấn nhẹ vào điểm chết trong một thời gian ngắn. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải cẩn thận để tránh làm hỏng màn hình hơn. Lưu ý không nên ấn quá mạnh.
Thay thế màn hình: Nếu các cách trên không hiệu quả, thay thế màn hình mới là giải pháp cuối cùng để khắc phục lỗi điểm chết và tiếp tục sử dụng thiết bị này.
Khi nào nên thay thế màn hình?
Nếu màn hình của bạn có quá nhiều pixel bị hỏng, việc sử dụng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt hơn, nếu nó chẳng may nằm ở vị trí trung tâm hoặc gần các thanh công cụ sẽ gây tê liệt hệ thống hoạt động chính của thiết bị. Vì vậy, sau khi thử các cách khắc phục tại nhà mà không thấy cải thiện, bạn nên cân nhắc thay thế màn hình mới cho máy tính, laptop để có trải nghiệm tốt hơn.
Chi phí thay thế màn hình thường khá cao, tùy thuộc vào loại màn hình và kích thước. Nếu thiết bị của bạn còn trong thời gian bảo hành, hãy liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ sửa chữa hoặc thay thế màn hình miễn phí.
Lời kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin điểm chết màn hình máy tính là gì, có lan rộng ra hay không và cách khắc phục nếu thiết bị của bạn gặp lỗi tương tự. Hy vọng bạn sẽ áp dụng và thực hiện trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm: