chung-chi-tien-gui-la-gi

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Ưu/ nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

XEM NHANH

Hiện nay có rất nhiều hình thức đầu tư như chứng khoán, mua bảo hiểm, gửi tiết kiệm ngân hàng,… Một trong những hình thức đầu tư khá thú vị đó là chứng chỉ tiền gửi. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì? Những thông tin liên quan về chứng chỉ tiền gửi? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để được giải đáp thắc mắc nhé! 

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá trị được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành, xác nhận rằng người gửi tiền đã gửi vào ngân hàng một khoản tiền nhất định với lãi suất cố định và kỳ hạn cụ thể. Đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi: 

  • Lãi suất được cố định trong suốt kỳ hạn của chứng chỉ, không thay đổi bất kể biến động thị trường.
  • Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn cụ thể từ vài tháng đến vài năm, người gửi tiền phải cam kết giữ tiền trong suốt kỳ hạn đó.
  • Trước khi đến kỳ hạn, người gửi tiền thường không thể rút tiền hoặc nếu rút sẽ phải chịu một mức phạt, làm giảm số tiền lãi được nhận. 
  • Chứng chỉ tiền gửi thường được coi là một hình thức đầu tư an toàn vì được bảo đảm bởi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành.
  • Người gửi tiền có thể mua chứng chỉ tiền gửi với số tiền tối thiểu, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

chung-chi-tien-gui-la-gi-2

So sánh sổ tiết kiệm với chứng chỉ tiền gửi

Như vậy, bạn đã biết chứng chỉ tiền gửi là gì, nhưng so với sổ tiết kiệm thì sao? Sổ tiết kiệm là một loại tài khoản tiền gửi mà người gửi tiền có thể gửi một khoản tiền vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính và nhận lãi suất trên số tiền đó. Sau đây, chúng tôi sẽ so sánh chứng chỉ tiền gửi với sổ tiết kiệm giúp các bạn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. 

Tiêu chí Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm 
Mức độ an toàn Cả hai đều có mức độ an toàn như nhau bởi đều được phát hành bởi ngân hàng. 
Lãi suất Chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao, ổn định lên tới 9%. Tuy nhiên, mức lãi suất này sẽ phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Mức lãi suất thấp hơn thông thường từ 6 đến 9%/ năm. 
Kỳ hạn Theo quy định của từng ngân hàng, kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi có thể là 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 36 tháng. Kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm có thể là 3 tháng, 6 tháng, kỳ hạn dài hơn là 1 năm, 2 năm,… 
Quy mô Mỗi ngân hàng sẽ có mức phát hành dự kiến từng đợt khác nhau. Không hạn chế 
Mức tiền Chứng chỉ tiền gửi quy định mức tối thiểu theo mỗi đợt phát hành. Không quy định 
Tính thanh khoản 
  • Tính thanh khoản thấp 
  • Người mua chứng chỉ tiền gửi không được phép rút trước thời hạn. 
  • Tính thanh khoản cao
  • Có thể rút sổ tiết kiệm trước thời gian nhưng phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn khá thấp dưới 1%/ năm. 

Nên gửi tiết kiệm hay mua chứng chỉ tiền gửi?

Tới đây chắc hẳn các bạn đều biết gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi là gì. Cả hai hình thức đều có tính an toàn cao, thích hợp cho các khoản đầu tư ít rủi ro, tùy thuộc vào nhu cầu tài chính và mong muốn về mức độ linh hoạt của người gửi tiền. Nếu bạn muốn lãi suất cố định cao hơn, muốn đầu tư an toàn và dự đoán trước được lợi nhuận thì chọn chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi kém linh hoạt trong việc rút tiền trước kỳ hạn và thường yêu cầu số tiền gửi tối thiểu cao. 

chung-chi-tien-gui-la-gi-3

Lựa chọn gửi tiền tiết kiệm phù hợp cho những người cần sự linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân, không muốn cam kết trong thời gian dài. Tuy nhiên, lãi suất của sổ tiết kiệm sẽ thấp hơn nhưng linh hoạt hơn trong việc gửi, rút tiền. Bằng việc theo dõi những so sánh trên giữa loại hình sổ tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi để mọi người đưa ra quyết định phù hợp nhé! 

Những thông tin liên quan về chứng chỉ tiền gửi

Như vậy, các bạn đều nắm được thông tin cơ bản về chứng chỉ tiền gửi. So với hình thức gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có những điểm khác biệt. Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin cần biết về chứng chỉ tiền gửi để các bạn hiểu rõ hơn. 

Những thông tin trên chứng chỉ tiền gửi 

Tới đây chắc hẳn mọi người đều biết chứng chỉ tiền gửi là gì. Theo Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, các thông tin cơ bản cần có trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm: 

  • Tên tổ chức/ ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. 
  • Tên giấy tờ là “chứng chỉ tiền gửi”. 
  • Mệnh giá, thời gian hiệu lực, ngày phát hành, ngày đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi. 
  • Ký hiệu, số seri của chứng chỉ tiền gửi. 
  • Lãi suất, cách thức trả lãi, thời gian địa điểm thanh toán gốc/ lãi của chứng chỉ tiền gửi. 
  • Thông tin của người mua là tổ chức sẽ gồm tên tổ chức, số giấy phép thành lập/ giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi. 
  • Thông tin của người mua là cá nhân gồm họ tên người mua, số thẻ CCCD, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi. 
  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp.  
  • Loại chứng chỉ tiền gửi. 
  • Phiếu trả lãi đi kèm.  
  • Một số nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng, tổ chức khác nhau quy định. 

chung-chi-tien-gui-la-gi-4

Đây là một công cụ tài chính an toàn với các thông tin rõ ràng và chi tiết, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của người mua. Thông tin trên chứng chỉ bao gồm chi tiết về tổ chức phát hành, người sở hữu, các điều khoản về lãi suất và kỳ hạn, cùng các biện pháp chống làm giả để đảm bảo an toàn cho người sở hữu chứng chỉ.

Phân loại chứng chỉ tiền gửi 

Hiện nay, phân loại chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng được phân thành 3 loại chính. Sau đây là thông tin chi tiết cho từng phân loại chứng chỉ tiền gửi: 

Chứng chỉ tiền gửi ghi danh:  Đây là loại giấy tờ có giá được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu. Quyền sở hữu thuộc về người có tên trên chứng chỉ sẽ được hưởng lãi và gốc khi đáo hạn. Bên cạnh đó, chứng chỉ tiền gửi ghi danh có thể chuyển nhượng thông qua các thủ tục hành chính tại ngân hàng. 

chung-chi-tien-gui-la-gi-5

Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại giấy tờ có giá được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ nhưng không có tên người sở hữu. Quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi thuộc về người nắm giữ. Do đó, bất kỳ ai đang cầm giữ chứng chỉ tiền gửi đều được coi là chủ sở hữu và có thể yêu cầu thanh toán gốc và lãi. Chứng chỉ tiền gửi vô danh có thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách giao chứng chỉ mà không cần các thủ tục phức tạp. 

Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại giấy tờ có giá thường được bán theo mệnh giá và không có tên người sở hữu. Lãi suất thường được thanh toán vào ngày đáo hạn. Quyền sở hữu chứng chỉ được ghi nhận trên sổ sách của ngân hàng, không có chứng chỉ vật lý đi kèm. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ không chuyển nhượng được cho người khác trong thời gian nắm giữ. 

Điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi là gì? 

Thi thực hiện một hình thức đầu tư nào đó cần đáp ứng các điều kiện kèm theo. Vậy điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là gì? Sau đây là một số điều kiện mà người mua chứng chỉ tiền gửi cần đáp ứng: 

  • Bạn có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Người mua chứng chỉ tiền gửi cần phải đủ 18 tuổi trở lên. 

Đặc biệt, người mua chứng chỉ tiền gửi cần có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý để như căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài. 

Ngoài những điều kiện này, mỗi ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện bổ sung khác tùy theo chính sách và chương trình mua bán chứng chỉ tiền gửi của họ. Để biết thêm chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn quan tâm.

Đánh giá ưu, nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi 

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng tồn tại những ưu/ nhược điểm nhất định. Vậy ưu/ nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết về ưu/ nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi cho các bạn tham khảo: 

Ưu điểm 

Chứng chỉ tiền gửi được bảo đảm bởi các tổ chức tài chính lớn và thường được bảo vệ bởi bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng, vì vậy, đây là một lựa chọn đầu tư ít rủi ro và an toàn. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn để tăng khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.

Tiền gốc và lãi của chứng chỉ tiền gửi được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ giúp nhà đầu tư yên tâm về khoản đầu tư của mình. Chứng chỉ tiền gửi có nhiều kỳ hạn khác nhau và lãi suất không chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. 

chung-chi-tien-gui-la-gi-6

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm, chứng chỉ tiền gửi còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Một trong những nhược điểm lớn của chứng chỉ tiền gửi là không được phép rút tiền trước hạn mà không chịu phạt, điều này làm giảm tính linh hoạt của khoản đầu tư. So với các loại tài sản khác như cổ phiếu hoặc tiền gửi không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp, tức là khó chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng. 

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi dài hạn có thể không cao bằng các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là trong các giai đoạn lãi suất thị trường tăng. Khi tiền đã được đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, nhà đầu tư không thể sử dụng số tiền đó để đầu tư vào các cơ hội khác mà có thể mang lại lợi nhuận cao hơn. 

Tạm Kết 

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp chứng chỉ tiền gửi là gì và các thông tin liên quan cho các bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ tiền gửi để đưa ra hình thức đầu tư phù hợp. Hãy bấm theo dõi chúng tôi qua fanpage Hoàng Hà Mobile, kênh Youtube Hoàng Hà Channel để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!

XEM THÊM: 

Tin mới nhất
sat-thu-lien-quan-thumb
Tổng hợp 5 tướng Sát Thủ Liên Quân hot nhất đầu mùa S1 2025
game-mobile-viet-nam-thumb
Top 8 game mobile Việt Nam vừa hé lộ, siêu phẩm dịp Tết?
lazyfeel-lmht
LMHT: LazyFeel là ai? Tuyển thủ này có thành tích gì đáng nể?
tai-tranh-to-mau-con-vat-de-thuong-cho-be-37
Tải ngay 100+ bộ tranh tô màu con vật dễ thương cho bé