tro-choi-dan-gian

Top 20 trò chơi dân gian phổ biến dành cho trẻ em phổ biến nhất

XEM NHANH

Trò chơi dân gian ở nước ta vô cùng đa dạng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là một trong những yếu tố góp phần cho văn hoá nước ta thêm giàu đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trẻ em ít được tiếp xúc với các loại trò chơi này. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý 20 trò chơi trong dân gian để trẻ thêm sự gắn kết, sáng tạo nhé! 

Trò chơi dân gian giúp phát triển khả năng phản xạ

Đầu tiên, chúng tôi sẽ chia sẻ các trò chơi thuộc nhóm giúp trẻ phát triển phản xạ. Đồng thời tăng tính sáng tạo cũng như những kỹ năng để trẻ phát triển toàn diện. 

Chi chi chành chành 

Chắc hẳn, đối với các thế hệ 8x, 9x thì đây là trò chơi tuổi thơ quen thuộc. Ngày nay, trò chơi dân gian vẫn được lưu truyền từ ông bà cho con cháu nhất là vùng nông thôn. Để dạy trẻ chơi trò này, trước tiên bạn cần tập hợp ít nhất 3 người ngồi thành vòng tròn. Trong đó có một người xoè bàn tay và những thành viên khác đặt ngón tay trỏ lên lòng bàn tay. Tiếp theo, tất cả các thành viên tham gia sẽ đọc bài đồng dao “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa…. ù à ù ập”. 

tro-choi-dan-gian-2

Khi bài đồng dao kết thúc, những người đặt ngón trỏ lên lòng bàn tay cần nhanh chóng thu tay về. Nếu bị người xoè tay nắm được thì thành viên đó thua và trở thành người xoè tay trong ván tiếp theo. Trường hợp nhiều người bị bắt cùng một lúc thì sẽ tiến hành oẳn tù xì. Qua trò chơi này, trẻ có cơ hội tiếp xúc, vui vẻ cùng nhau và rèn luyện khả năng phản xạ. 

Trò chơi dân gian oẳn tù xì 

Một trong các trò chơi dân gian giúp tăng khả năng phản xạ cho trẻ đó là oẳn tù xì. Trò chơi này cần 2 bạn ngồi đối diện, sau đó bạn hãy phổ biến luật chơi cho trẻ. Các hình thù quy định trong trò chơi như sau: Nắm tay là búa hoặc đấm, xoè tay là lá hoặc tờ giấy, 2 ngón trỏ và giữa là kéo còn nguyên ngón trỏ là kim. 

tro-choi-dan-gian-3

 

Và theo nguyên tắc thì kéo sẽ cắt lá hoặc kim chọc rách lá, lá bao bọc được búa, búa đập kéo. Khi hai người ngồi đối diện, nhìn nhau và đung đưa theo câu “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”. Lúc này hai người sẽ đưa ra hình thù mà mình chọn và phân thắng bại theo nguyên tắc trên. 

Ếch ở dưới ao

Trò chơi dân gian ếch ở dưới ao khá thú vị được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Đầu tiên, bạn vẽ một vòng tròn rồi xếp trẻ vào đó đóng vai những chú ếch. Bên ngoài vòng tròn là một trẻ cầm cần câu trong vai người đi săn. Khi nói bắt đầu, các thành viên sẽ hát đồng ca “ Ếch ở dưới ao, vừa mới ngớt mưa rào,…” 

tro-choi-dan-gian-4

Khi hết bài đồng dao, các thành viên là ếch sẽ nhảy ra ngoài vòng tròn. Nhiệm vụ của người săn ếch sẽ phải đuổi theo những chú ấy. Nếu người câu ếch chạm dây vào ai thì người đó phải thay vai trong ván tiếp theo. 

Bịt mắt bắt dê – trò chơi dân gian hấp dẫn 

Trước khi bắt đầu trò chơi trong dân gian bịt mắt bắt dê, các thành viên cần oẳn tù xì. Ai thua thì người đó phải bịt mắt và các thành viên còn lại sẽ làm dê. Nếu trong phạm vi lớp học thì các thành viên không tham gia sẽ xếp thành vòng tròn. Trẻ bịt mắt sẽ tìm trẻ làm dê trong vòng tròn đó. Khi trẻ bị mắt bắt được “dê” thì trò chơi kết thúc và đổi vị trí cho nhau. 

tro-choi-dan-gian-5

Trò chơi trong dân gian thả đỉa ba ba 

Nếu bạn đang tìm kiếm trò chơi dân gian giúp tăng khả năng phản xạ cho trẻ thì đừng bỏ qua thả đỉa ba ba. Trò chơi này khá thú vị chắc chắn khiến trẻ hào hứng. Trò thả đỉa ba ba cần một nhóm trẻ đứng thành vòng tròn trong đó có một trẻ làm đỉa. Sau khi xếp xong đội hình, tất cả các thành viên cùng nhau đọc bài đồng dao: “ Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà,….nhà ấy phải chịu”. 

tro-choi-dan-gian-6

Trong khi đọc bài đồng dao, trẻ làm đỉa sẽ đi vòng quanh và chỉ vào từng trẻ, mỗi người sẽ tương ứng với một từ. Trẻ nào dừng lại ở từ cuối cùng thì làm sông còn lại phải chạy nhanh lên hai bên. Nếu trẻ nào bị đỉa bám sẽ thay vị trí và tiếp tục diễn ra ván mới. 

Chùm nụm 

Trò chơi dân gian chùm nụm cần một nhóm trẻ tham gia. Trong đó, tất cả mọi người phải nắm tay và xếp chồng lên nhau làm sao để xen kẽ không để hai tay gần nhau. Tiếp theo, tất cả thành viên hát to bài đồng dao “Chùm nụm chùm nẹo, tay tí tay tiên,…nó rít tay này”. 

tro-choi-dan-gian-7

Qua mỗi từ trong bài đồng dao sẽ tương ứng với một nắm tay đến khi kết thúc. Lúc này, người đặt tay đầu tiên phải rút tay ra hoặc chặt ngang nắm tay của người chỉ. Như vậy, người bị sẽ thay cho vị trí người hát và chỉ nắm tay. 

Trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ 

Đối với trò chơi trong dân gian này chỉ hai cần người ngồi đối diện với nhau. Hai người duỗi và đặt chân lên nhau, hai tay nắm chặt. Trò chơi bắt đầu khi hai người sẵn sàng và hát bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ,… về bú tí mẹ”. Qua mỗi nhịp, hai người sẽ cùng kéo/đẩy tay về phía mình hoặc đối phương. Người cuối cùng giữ tay nắm về phía mình sẽ chiến thắng và kết thúc trò chơi. 

tro-choi-dan-gian-8

Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Đối với trò chơi dân gian này, bạn hãy xếp trẻ thành vòng tròn ngồi xuống nền, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Người đầu tiên sẽ đếm chuyền, từng thành viên nối tiếp nhau đọc bài ca “ Đúc cây dừa chừa cây mỏng, cây bình đỏng cây bí đao,… ứ ự chùm rụm chùm rạ mà ra chân này”. 

tro-choi-dan-gian-9

Lúc này, từ cuối cùng trong bài đồng dao thuộc về chân của ai thì người đó nhanh chóng co lại. Sau đó tiếp tục trò chơi và ai là người co hai chân đầu tiên sẽ chiến thắng. Người còn lại chân chưa thụt cuối cùng trong trò chơi là người thua cuộc. 

Trò chơi dân gian tàu hoả 

Trò chơi trong dân gian tàu hoả đơn giản nhưng khiến trẻ khá thích thú. Đầu tiên, bạn hãy xếp trẻ thành một hàng dọc tầm 10 người hoặc hơn. Trong đó, người đầu tiên dơ tay ra phía trước, các thành viên phía sau đặt vai lên nhau tạo thành một đoàn tàu. Khi có hiệu lệnh “tàu lên dốc”, các thành viên trong đoàn tàu chạy chậm bằng mũi chân. Còn khi có hiệu lệnh “tàu xuống dốc”, các thành viên trong đoàn tàu chạy chậm bằng gót chân.

tro-choi-dan-gian-10

Đếm sao 

Trò chơi dân gian đếm sao có nội dung nhẹ nhàng giúp trẻ có khả năng phản xạ và hoạt ngôn hơn. Trước tiên, bạn hãy tập hợp các em nhỏ ngồi thành một vòng tròn dưới nền và một trẻ đứng ở ngoài. Tiếp theo, tất cả mọi người cùng hát bài “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao,…. đến 10 ông sáng sao”. 

tro-choi-dan-gian-11

Với mỗi từ trong lời bài hát, trẻ đứng ở ngoài vòng tròn sẽ vỗ vào vai của từng người. Từ cuối cùng rơi vào người nào thì người đó phải hát lại bài đó một cách liền mạch. Nếu dừng lại hoặc hát sai thì người đó bị phạt và tiếp tục ván chơi mới. 

Trò chơi dân gian phát huy tinh thần đoàn kết

Qua các trò chơi dân gian còn giúp trẻ tăng cường tính tập thể, hoà đồng với mọi người. Đây là một kỹ năng, nền tảng tốt giúp ích cho trẻ trong tương lai. 

Đua thuyền trên cạn 

Trò chơi đua thuyền trên cạn được tổ chức như sau: 

  • Chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 7 đến 8 người 
  • Cho trẻ ngồi thành hàng dọc song song, trẻ ngồi sau quặp chân vào bụng của người trước
  • Khi hô khẩu hiệu, tất cả các thuyền sẽ phải dùng tay chống xuống đất, nâng người để di chuyển về đích 
  • Trò chơi này đòi hỏi các thành viên bám chặt lấy nhau 
  • Thuyền nào về đích muộn hoặc bị đứt đoạn sẽ thua cuộc. 

tro-choi-dan-gian-12

Trò chơi dân gian chim bay cò bay 

Trò chơi trong dân gian chim bay cò bay cần một nhóm trẻ đứng thành vòng tròn và có người quản trò. Tiếp theo, quản trò khẩu hiệu “chim bay” sau đó giang cánh tay và nhảy bật lên. Các thành viên khác cũng hô và làm động tác giống quản trò. Tuy nhiên, các bạn chỉ nhảy lên đối với con vật có thể bay được như chim, cò,… Đối với những đồ vật không bay được như cây cối, bàn, ghế,… sẽ không nhảy lên. Nếu trẻ nào nhảy lên ở những đồ vật không bay được sẽ bị phạt. 

tro-choi-dan-gian-13

Rồng rắn lên mây 

Tiếp theo, một trò chơi dân gian có thể tổ chức cho trẻ trải nghiệm đó là rồng rắn lên mây. Trò này cần một nhóm bạn nhỏ từ 6 – 7 người trong đó có một người làm chủ nhà ngồi phía trước. Các bạn còn lại sẽ xếp thành hàng và nắm vạt áo của người phía trước đi vòng quanh sân. Vừa đi, mọi người cùng nhau đọc to “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc có nhà điểm binh…” 

tro-choi-dan-gian-14

Kết thúc bài đồng dao, người đi đầu sẽ đứng lại trước chủ nhà và chờ phản hồi. Nếu chủ nhà không hỏi thì tiếp tục đi vòng quanh sân. Còn nếu chủ nhà hỏi: “Cho xin khúc đầu” – các thành viên sẽ trả lời “toàn xương toàn xẩu”. Chủ nhà tiếp tục hỏi “cho tôi xin khúc giữa” – các thành viên sẽ nói “Chả có gì ngon”. Trường hợp chủ nhà hỏi “cho tôi xin khúc đuôi” – các thành viên trả lời “Đuổi được thì ăn”. 

Lúc này, chủ nhà sẽ đuổi bắt người cuối cùng trong hàng. Nhiệm vụ của người đứng đầu là giang tay chặn chủ nhà, các thành viên khác né tránh linh hoạt để người cuối cùng không bị bắt. Nếu người cuối cùng bị bắt sẽ thay vị trí của chủ nhà và chơi ván mới. 

Cướp cờ 

Cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Luật chơi của trò cướp cờ như sau: chia đều các bạn nhỏ thành 2 đội tương ứng với từng số đếm. Tiếp theo, bạn hãy vẽ vạch xuất phát, vạch đích và vòng tròn để cờ. Khi người quản trò đọc số nào thì thành viên mang số đó sẽ phải chạy thật nhanh để cướp cờ mang về.

Cá sấu lên bờ – trò chơi dân gian thú vị

Với trò chơi trong dân gian này chỉ cần từ 3 đến 4 trẻ nhỏ. Trước tiên các bạn cần oẳn tù xì để xem ai đóng vai cá sấu, những người còn lại là người. Tiếp theo, bạn hãy vẽ vạch phân chia trên bờ, dưới nước – phạm vi của cá sấu. Mục đích của cá sấu là bắt người chơi xâm phạm hoặc chạm chân xuống nước. Nếu cá sấu bắt được người thì người đó sẽ thay thế vị trí và tiếp tục chơi. 

tro-choi-dan-gian-16

Thả chó 

Thả chó là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ thêm tinh thần đoàn kết, gắn kết giữa các thành viên. Luật chơi trò thả chó sẽ có 1 người trong vai chủ nhà, 1 người trong vai chú chó, các bạn nhỏ còn lại là thỏ con. Nhiệm vụ của chủ nhà ngửa bàn tay phải và các bạn đứng xung quanh thò ngón tay trái đặt lên. 

tro-choi-dan-gian-17

Để bắt đầu game, mọi người đồng thanh hát bài “Ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa,… ùa à ù ịch”. Khi vừa dứt câu cuối, mọi người chủ động rút tay lại không sẽ bị ông chủ nắm. Nếu ai bị ông chủ nắm được tay sẽ đóng vai chú chó. Tiếp theo, nhiệm vụ của ông chủ là miêu tả đồ vật để thỏ chạy ra chạm vào đồng thời chú chó xuất hiện. Do đó, thỏ cần chạm vào đồ vật nhanh chóng rồi quay về chạm vào người ông chủ. Nếu thỏ gặp chú chó thì phải khum người, tay vắt chéo ra sau để không bị bắt. Còn nếu thỏ đứng lên chạy về bị chú chó đuổi được thì sẽ đổi vai. 

Mèo đuổi chuột 

Trò chơi dân gian mèo đuổi chuột được tổ chức phổ biến trong giờ ngoại khoá, thể dục ở bậc mầm non, tiểu học. Với trò chơi này cần có một người làm mèo, một người làm chuột, các thành viên khác đứng thành vòng tròn. Đầu tiên, mèo và chuột đứng quay lưng lại với nhau, khi có khẩu hiệu mèo sẽ quay lại đuổi chuột. 

tro-choi-dan-gian-18

Trò chơi dân gian khiến trẻ tăng cường vận động 

Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu trò chơi giúp trẻ vận động, nâng cao thể lực. Cách thức tổ chức các trò chơi này cũng rất đơn giản và khiến trẻ thích thú. 

Nhảy bao bố 

Trò chơi dân gian nhảy bao bố cũng được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Tuỳ thuộc vào số lượng trẻ tham gia để phân chia thành các đội tương xứng. Để tổ chức trò chơi này cần chuẩn bị bao rộng, chắc chắn, đảm bảo quá trình chơi không bị rách. Sau đó, từng thành viên bước vào bao, tay giữ chặt miệng và nhảy về phía trước. Cứ lần lượt như vậy đến khi đội nào hoàn thành trước thì chiến thắng. 

tro-choi-dan-gian-19

Trò chơi dân gian kéo co 

Kéo co là trò chơi trong dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội, thi đấu thể thao phổ biến. Để chơi kéo co cần chia thành 2 đội, mỗi đội khoảng 8-10 người. Sau đó, mỗi đội sẽ nắm một bên dây thừng có đánh dấu điểm trung tâm. Hai đội sẽ dùng sức kéo về phía mình, nếu đội nào kéo dây qua vạch của mình thì chiến thắng.

tro-choi-dan-gian-20

Dung dăng dung dẻ 

Cuối cùng, một trong những trò chơi lĩnh vực dân gian dành cho trẻ em đó là dung dăng dung dẻ. Bạn hãy vẽ các vòng tròn xuống nền sao cho số lượng vòng tròn ít hơn số lượng người chơi. Tiếp theo, trẻ sẽ nắm đuôi nhau đi qua các vòng tròn và đọc bài đồng dao dung dăng dung dẻ,… Đến câu cuối cùng, mỗi người phải nhanh chóng ngồi thụp vào vòng tròn. Người không tìm được vòng tròn để ngồi xuống sẽ thua cuộc. 

tro-choi-dan-gian-21

Tạm Kết 

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu 20 trò chơi dân gian phổ biến dành cho trẻ em. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi các trò trong dân gian nhằm gắn kết giữa các thành viên cũng như rèn luyện khả năng phản xạ. Hãy theo dõi fanpage Hoàng Hà Mobile để luôn cập nhật những thông tin hấp dẫn, thú vị nhé! 

XEM THÊM:

Tin mới nhất
xoa-ban-sao-luu-tren-iphone-co-sao-khong
Xóa sao lưu iCloud có sao không?
nhan-vat-hsr-thumb
Honkai: Star Rail patch 3.0 – Đâu là nhân vật 5 sao đáng quay nhất?
tivi-samsung-65
Top 5 tivi Samsung 65 inch đáng mua nhất hiện nay
game-mobile-mien-phi-thumb
Top game mobile miễn phí đáng “cày cuốc” nhất 2025